Pages

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

BÀI PHÁT BIỂU CỦA DÂN BIỂU CHRIS HAYES TẠI HẠ VIỆN ÚC về VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM (DB Chris Hayes)


 DB Chris Hayes
 HẠ VIỆN QUỐC HỘI
  DB HAYES (Khu vực bầu cử Fowler): Đối với phần lớn người Việt Nam, tháng Chín vừa qua là một tháng lễ lộc thú vị. Các đường phố ở Việt Nam sáng rực nhân dịp tết Trung Thu. Tuy nhiên, đằng sau các lễ hội và dưới những nụ cười của 90 triệu người Việt Nam là câu chuyện buồn về những quyền tự do bị bóp nghẹt liên tục.
 Có lẽ chính phủ Việt Nam đã xếp đặt hàng loạt các phiên xử gần đây xung quanh lễ hội Trung Thu nhằm giảm thiểu sự chú ý của dân chúng. Kết quả các phiên xử gần đây cho thấy người Việt Nam không có tiếng nói. Tuy nhiên, trong khi họ không thể lên tiếng cho quyền lợi và tự do của mình, chúng ta trong cộng đồng quốc tế có trách nhiệm lên tiếng chống lại những bất công này.

 Tháng Chín vừa qua là một tháng rất đen tối trong lãnh vực vi phạm quyền tự do phát biểu. Ba blogger Việt Nam bị ba bản án quá khắc nghiệt.
 Nguyễn Văn Hải đã bị kết án 12 năm tù, Tạ Phong Tần bị 10 nằm tù năm và ông Phan Thanh Hải bị kết án bốn năm tù. Họ đã bị kết án theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự vì đã đăng bài trên các trang blog của họ bị cho là bóp méo sự kiện và phản đối nhà nước.
 Tôi thường nói về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nhưng hôm nay tôi muốn đề cập đặc biệt đến hệ thống tòa án tại tại Việt Nam và những lạm dụng trong hệ thống này. Tại Úc châu cũng như tại hầu hết các quốc gia dân chủ, học thuyết phân chia quyền lực được áp dụng để đảm bảo độc lập của ngành tư pháp; do đó, nó có thể hoạt động mà không lo ngại hay thiên vị trong vai trò điều hành công lý. Tuy nhiên, có vẻ như tại Việt Nam không có sự phân chia rõ ràng giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, bởi vì tất cả cơ quan hành chính cuối cùng đều là công cụ của đảng Cộng sản.
 Từ một góc độ pháp lý, có vẻ như luật về chứng cớ của Việt Nam được áp dụng hoàn toàn khác khi đưa ra tòa án. Tổ Chức Chống Tra Tấn Thế Giới đã xác định một số thủ tục không đúng quy luật trong hệ thống tư pháp Việt Nam mà họ cho rằng vi một cách hiển nhiên tiêu chuẩn xét xử công bằng. Trong trường hợp của ba blogger đã không có buổi điều trần công khai theo quy định của Điều 14 của Công ước Quốc tế về dân sự và Quyền chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Gia đình bị cáo đã bị ngăn cản tham dự phiên xử. Các bị cáo không được cho cơ hội tự bào chữa hoặc được gọi nhân chứng bênh vực.
 Những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Obama. Vào tháng Năm năm nay, Tổng Thống Obama đã đề cập đến trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải trong một bài phát biểu kêu gọi nới rộng tự do truyền thông khắp nơi trên thế giới. Trong khi Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng kinh tế, cộng đồng Việt Nam tại Úc đã nhiều lần nhấn mạnh với tôi về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ. Nỗi lo lắng này không riêng gì họ. Cộng đồng quốc tế trong khi muốn thắt chặt mối quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng áp lực lên Việt Nam cải thiện hồ sơ về nhân quyền.
 Đầu năm nay tôi đã dành một bài phát biểu đề cao thân nhân của những người can đảm đứng lên đòi tự do. Hôm nay tôi muốn đề cập trước quốc hội hoàn cảnh đáng thương của bà Đặng Thị Kim Liêng.
 Ngày 30 tháng 7 qua, Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần, người gần đây đã bị kết án 10 năm tù giam, tự thiêu bên ngoài Ủy Ban Nhân Dân Bạc Liêu và qua đời. Bà hy sinh cuộc sống của bà để thu hút sự chú ý đến số phận của con gái mình.
 Bên cạnh hành động nói lên tình yêu và quan tâm của một người mẹ đối với con gái mình, tôi được biết bà Kim Liêng cũng đã phải đối đầu với sự quấy rối liên tục từ các nhà trức trách chính quyền.
 Trong khi nhiều người xem Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng kinh tế to lớn và là một nước có thể đóng góp nhiều trên diễn đàn quốc tế, tôi xin đề nghị Quốc Hội nhìn xa hơn để thấy những vi phạm nhân quyền, bóp nghẹt tự do ngôn luận và sách nhiễu mà người Việt Nam đang phải hứng chịu. Những người bạn chân thật tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp và thịnh vượng cho đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ không im lặng trước những vi phạm nhân quyền, và tôi cũng vậy.

Không có nhận xét nào: