Pages

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ (BNS TỔ QUỐC – SỐ 145 – NGÀY 1-11-2012)


Tổ Quốc 145
Phát hành : 1/11/2012
             Bình thường không ai chờ đợi gì ở những khóa họp quốc hội của chế độ này. Nó không phải là một quốc hội mà chỉ là một cơ quan nô dịch có vai trò nghi thức cho phép ban lãnh đạo cộng sản cướp đoạt tiếng nói của dân tộc để quyết định tất cả. Nhiệm vụ của nó chỉ là giơ tay tán thành và sau đó đóng dấu ghi nhận những quyết định có sẵn.
Các thành viên của nó không do dân bầu ra mà do đảng chỉ định; họ không phục vụ dân mà chỉ phục vụ đảng. Chưa hề có một “đại biểu quốc hội” nào thắc mắc về điều 88 bộ luật hình sự vi phạm hiến pháp một cách trắng trợn, hay những vụ án chính trị thô bạo; cũng chưa có “đại biểu” nào thăm hỏi các cử tri bị cướp đất, cướp nhà hay có thân nhân bị đánh chết trong đồn công an.

 Lần này kỳ họp thứ 4, khóa 13, của quốc hội đang diễn ra đã được theo dõi nhiều hơn. Lý do đầu tiên là vì đảng đã chia rẽ trầm trọng và khó có thể truyền cho quốc hội những mệnh lệnh rõ rệt. Do đó có thể có tranh cãi, như đã từng xảy ra trong vụ biểu quyết đường sắt cao tốc. Một lý do khác là vì đất nước đang đứng trước một thử thách sống còn nghiêm trọng đến nỗi những người bạc nhược nhất cũng phải có phản ứng.
 Tuy nhiên kỳ họp này đã bắt đầu một cách đáng thất vọng, như một phụ bản nhạt nhẽo của hội nghị trung ương 6 vừa qua của ĐCSVN. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhân danh người đứng đầu chính phủ nhận lỗi “về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành” và hứa sẽ cố gắng để khắc phục. Nhưng những “yếu kém, khuyết điểm” đó là gì? Đó là tham ô lãng phí, cướp đoạt tài sản công cộng ở mức độ kinh khủng, làm thất thoát nhiều chục tỷ USD và đẩy kinh tế Việt Nam tới rất gần nguy cơ phá sản. Dầu vậy chưa có dấu hiệu gì là ông sẽ bị chất vấn nghiêm khắc; một “đại biểu” còn trơ trẽn tuyên bố là sự thành khẩn nhận lỗi của thủ tướng làm người dân yên lòng. có dấu hiệu gì là ông sẽ bị chất vấn nghiêm khắc; một “đại biểu” còn trơ trẽn tuyên bố là sự thành khẩn nhận lỗi của thủ tướng làm người dân yên lòng.
 Cũng rất có thể là chính sách đối ngoại sẽ chỉ được thảo luận rất qua loa, dù đó là vấn đề quan trọng nhất và quyết định tất cả trong lúc này. Bằng việc gia tăng một cách thô bạo chính sách đàn áp những người khác chính kiến ban lãnh đạo cộng sản chứng tỏ họ đã quyết định chặn đứng sự chuyển hóa vốn đã rất chậm của nước ta về dân chủ. Chọn lựa này sẽ có hậu quả tự nhiên là khiến Việt Nam bị cô lập, bởi vì tác dụng phối hợp của làn sóng dân chủ mới và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là buộc Hoa Kỳ và các nước dân chủ phải cứng rắn hơn với các chế độ độc tài ngoan cố và chỉ giúp đỡ những nước đã có hoặc đang tiến tới dân chủ. Trong bối cảnh thế giới mới phải chọn giữa các nước dân chủ và Trung Quốc chứ không thể vừa lệ thuộc Trung Quốc và chà đạp nhân quyền vừa giữ được quan hệ kinh tế bình thường với Hoa Kỳ và Châu Âu. Những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã hiểu và họ đã chọn. Chọn lựa của họ thể hiện qua sự gia tăng đàn áp, qua lời tuyên bố “giữ nguyên trạng Biển Đông” của ông Nguyễn Tấn Dũng và qua lời phát biểu rất trắng trợn gần đây của Nguyễn Chí Vịnh theo đó Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn nào với Trung Quốc. Đó là chọn lựa lệ thuộc Trung Quốc để tiếp tục cầm quyền.
 Thế cô lập này sẽ dìm chúng ta trong nghèo khổ và lạc hậu. Nó đồng thời cũng biến chúng ta thành mồi ngon cho những tham vọng lấn chiếm của Bắc Kinh.
 Tổ quốc lâm nguy!
 Ban Biên Tâp Tổ Quốc

Không có nhận xét nào: