Cùng điểm lại vài mốc sự kiện kể từ năm ngoái đến nay (Tuổi trẻ, 26/10/2012):
* 6-10-2011: NH Nhà nước cho phép Công ty SJC và năm NH gồm Eximbank, ACB, Sacombank, Techcombank và Đông Á bán 5 tấn vàng cùng một mức giá để can thiệp thị trường. Ngoài ra, theo thông tư 32 của NH Nhà nước, một số NH đủ điều kiện được bán vàng huy động, đồng thời mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái.
* 10-10-2011: NH Nhà nước ra quy định cấm NH thế chấp, cầm cố vàng cho mục đích đầu cơ.
* 25-11-2011: tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình tuyên bố: “SJC trở thành nhãn hiệu vàng của NH Nhà nước”.
* 4-2012: Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, trong đó cho phép mua bán vàng miếng nhưng không được dùng làm phương tiện thanh toán.
* 24-8-2012: Công ty SJC được cho gia công và chuyển đổi hơn 418.000 lượng vàng (gần 16 tấn).
* 22-10-2012: Công ty SJC tung ra bao bì chống giả cho loại vàng miếng 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ và 5 chỉ. Trước đó ngày 24-10-2011, bao bì chống giả đã được dùng cho vàng miếng loại 1 lượng.
ĐỘC QUYỀN VÀNG
Kể từ khi vàng SJC được coi là nhãn vàng độc quyền của nhà nước, biết bao chuyện trớ trêu, éo le đã xảy ra với người nắm giữ vàng.
Đầu tiên là chuyện nhãn vàng của các hãng khác, có cùng chất lượng thì nhưng do SJC độc quyền nên bị ép giá thấp hơn so với vàng SJC. Nhân dân được bận tất tả mang đi đổi sang vàng SJC, lại còn bị ép giá mất vài triệu/cây vàng.
SJC còn tuyên bố không thu mua vàng bị móp méo, làm nghẽn mạch lưu thông của thị trường vàng. Trước đó, vàng móp méo khi thu mua đều được gia công lại và chỉ bị trừ 1 khoản phí rất nhỏ.
Gần đây nữa là sự kiện vàng nhái SJC, thông tin chưa rõ thế nào. Chỉ biết là SJC được quyền phán đâu là vàng nhái và khi thu mua vào sẽ trừ 3 triệu đồng/lượng. (Thanh Niên, 26/10/2012)
Nghiêm trọng hơn, nghị định 95 sửa đổi cho phép công an tịch thu toàn bộ lượng vàng mà SJC “cho là nhái” và người dân bán vàng nhái sẽ bị phạt đến 100 triệu cho hành vi này. (Dự đoán kinh tế, 11/04/2012)
Vì thế, các hiệu vàng SJC độc quyền có thêm sức mạnh để ép người dân bán cho họ vàng với giá thấp. Đó là 1 thủ đoạn ĂN CƯỚP TRẮNG TRỢN.
Về nguyên tắc, vàng miếng khác nhau chỉ ở độ tuổi của vàng chứ không phải do cái nhãn “độc quyền” mà SJC được nhận. Chỉ có khác biệt về độ tuổi thì vàng mới có giá khác nhau được.
Vậy mà kể từ khi Thống đốc Bình ban cho SJC nhãn hiệu độc quyền, họ đã lợi dụng điều này để làm đủ thủ đoạn, cướp đoạt trắng trợn số tiền người dân đáng được hưởng khi bán vàng cho họ.
THUẾ VÀNG
Sau việc lạm dụng sự độc quyền trong kinh doanh vàng miếng của SJC là 1 động thái mới của Ngân hàng Nhà nước nhằm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào vàng.
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt dao động từ 10% đến 65%. Nếu tiến hành đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thì người dân sẽ hạn chế giao dịch vàng tại các cửa hàng mà rút vào chợ đen để tránh thuế này.
Toàn bộ các công ty, cửa hàng kinh doanh vàng miếng có thể phải đóng cửa hay phá sản.
Giới kinh doanh vàng cũng như người dân không khỏi bàng hoàng. Đây chính là sự kiện đánh vào tiền tích cóp của người dân.
Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/co-chang-mot-am-muu-chiem-vang/#ixzz2Aq7QsOwu
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét