Pages

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Những người Cộng sản ở Trung Nam Hải ngập trong xa hoa


Leo Lewis  - Polska The Times – Lê Diễn Đức dịch
PAP Foto: Hồ Cẩm Đào đọc diễn văn khai mạc đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, Bắc Kinh ngày 8/11/2012
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã quên lý tưởng cộng sản, họ chỉ nghĩ duy nhất tới quyền lực, và nhờ nó họ đã rất nhanh chóng kiếm được tài sản khổng lồ.
Làng Liangjiahe ở cách xa nền văn minh, kẹp giữa các dãy núi của tỉnh Giang Tây, ở đông bắc Trung Quốc, đang vào vụ thu hoạch ngô và tích trữ củi cho mùa đông, trên những con đường làng một sự yên bình yên ngự trị. Trong khi đó, công việc sôi động trên những con đường quanh co dành cho xe chạy. Năm đội công nhân rải nhựa làm mặt đường mới, một chiếc cầu cũng sẽ được xây dựng ở đây, chịu được sức nặng của lưu lượng xe đang tăng lên.
Họ đang bắt đầu đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi chỉ định nhà lãnh đạo mới của đất nước, lúc đó làng Liangjiahe sẽ có tiếng vang lớn, bởi vì trong cuộc cách mạng văn hóa hỗn loạn từ 1966-1976, ông Tập Cận Bình, phó chủ tịch hiện tại của Trung Quốc, đã bị lưu đày tại làng này.
Dân làng hy vọng một cuộc xâm nhập lớn của khách du lịch. – Vào lúc bị lưu đày đến đây, ông Tập đã không tạo ấn tượng gì – một cư dân của làng tên Gong nói khi nhớ lại một ngày vào năm 1969, cậu thanh niên Tập 16 tuổi đến làng mình. – Anh ấy bày cho dân làng trồng cây thuốc, nhưng đã không thành công. Hôm nay, chẳng ai trong chúng tôi trồng cây thuốc nữa, mà nuôi lợn.
Không có ý kiến phê phán nào đang chú ý thêm. Hầu hết dân làng biết đến ông Tập như là một cậu thiếu niên say mê làm việc, mặc chiếc quần buộc giải rút háo hức đào hào. Nước da của cậu ta dần dần sậm màu do công việc dưới nắng. Trong thời gian lưu đày ở làng Liangjiahe Tập có cuộc sống ẩn dật, ngủ muộn vào ban đêm, đam mê đọc sách về chủ nghĩa Mác, hóa học, toán học và đã xây dựng được bể chứa nhiên liệu sinh học đầu tiên trên toàn tỉnh.
Cũng ở đây vào năm 1974, Tập gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc và bắt đầu leo lên các bậc thang sự nghiệp, bằng cách tham gia hệ thống chính quyền ở khu vục nông thôn, sau đó tới các tỉnh giàu có, và dần dần với quy mô toàn quốc.
- Tất nhiên, không bao giờ tôi tưởng tượng ông ta sẽ là nhà lãnh đạo của Trung Quốc, nhưng từ những gì tôi biết về ông ở Liangjiahe, tôi nghĩ ông sẽ là một nhà lãnh đạo tốt, Gong nói.
Trong phần tiểu sử chính thức của mình Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cống hiến của ông trong lao động cực nhọc, trong cuộc chiến không thiên vị chống tham nhũng thời trẻ tuổi tại cơ quan chính quyền phía đông của tỉnh Phúc Kiến. Ông cũng cho biết đã không có mặt khi con gái ra đời vào năm 1992, vì lúc đó ông bận bịu với công việc cứu trợ nạn nhân lũ lụt.
Không giống như hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập hiểu biết cuộc sống ở phuơng Tây, vì vào năm 1985 ông đã từng nghiên cứu nông nghiệp tại Hoa Kỳ một thời gian. Là tỉnh trưởng Phúc Kiến, ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lôi kéo các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào lục địa. Con gái của ông đang theo học tại Đại học Harvard. Cô xem bố mình là một người đàn ông mang tính toàn cầu hơn nhà kỹ trị thô lỗ Hồ Cẩm Đào, người mà Tập sẽ thay thế.
Giai đoạn ở Liangjiahe với lao động cực khổ đã tạo thành yếu tố quan trọng xây dựng nên hình ảnh chính thức của Tập: mặc dù ông đến đó như là một “thái tử đảng”, đại diện của giới tinh hoa – cha là nhà cách mạng, một trong những cộng sự  gần gũi nhất của chủ tịch Mao – Dân làng nhớ anh ta như một người chất phác mang tính cách nông dân ở giai tầng phía dưới.
Cả thập niên khó khăn chờ đợi Tập, con nguời từ nông nghiệp chuyển qua đô thị (một nửa số dân dang sống trong thành phố), nơi mà sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo đang trở nên ngày mỗi rõ ràng hơn, còn đảng thì có thể cần phải tranh luận về nguyên tắc tồn tại của nó.
Theo dân làng, Tập  sẽ đối phó được với những thách thức này. Là con của một anh hùng du kích cộng sản được đào tạo giữa giới tinh hoa Bắc Kinh trong một mội trường có nhiều đãi ngộ của nhà nước, Tập đã không tự chọn lựa để đến Liangjiahe.
Năm 1962, cha của Tập là Tập Trọng Huân bị án quản thúc tại gia vì các hoạt động chống đảng và bị cáo buộc đã chỉ trích Mao Trạch Đông.
Sáu năm sau, trong những ngày điên cuồng của cuộc cuộc cách mạng văn hóa tả khuynh, Tập cùng với 15 khác thiếu niên từ các gia đình quân đội bị chuyển đến Giang Tây.
Bị cách biệt với thế giới bên ngoài, tỉnh Giang Tây có một dấu cộng là trong những năm 1930 cha của Tập đã từng xây dựng các cơ sở của lực lượng cộng sản ở khu vực này.
Đảng không chờ đón Tập với cánh tay rộng mở. Đơn xin gia nhập đảng của Tập bị bác bỏ nhiều lần, và chỉ được chấp nhận sau khi Bí thư ký Đoàn Thanh niên Cộng sản của thành phố giới thiệu.
Năm 1975, nhờ sự phục hồi, Tập được đi học khoa hóa tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Tập đã có ảnh hưởng đáng kể trong làng và được xem là một thanh niên rất lôi cuốn. – Ông ta đứng vững trên đôi chân của mình. Ông đi bộ đến các làng lân cận, tổ chức các cuộc họp và giảng bài. Ông nhanh chóng trở thành bí thư đảng bộ ở làng – một cư dân của Liangjiahe nhớ lại. Ngôi nhà ông ở tới ngày hôm nay là nơi sinh sống của một gia đình nông dân, trở thành nơi gặp gỡ cho cả làng. Thử nghiệm của ông với sản xuất nhiên liệu sinh học từ phân lợn được phổ biến trong khu vực. Cuối cùng, khi ông rời Liangjiahe, tất cả mọi người trong làng đều muốn mời ông đến ăn tối chia tay họ.
Tại thời điểm khi trên đỉnh cao của Đảng phát sinh những vụ tham nhũng bê bối, Tập có vẻ không phải là chính trị gia của sự giàu có bất chấp đạo lý. Nhưng điều này có chắc chắn không?
Ôn Gia Bảo, một người, theo thông tin giật gân của “New York Times”, cùng với gia đình, đang nắm giữ một tài sản giá trị giá ít nhất 2,7 tỷ đôla. Thủ tướng ngay lập tức đã bác bỏ trong một tuyên bố đặc biệt rằng, ông không hề có một tài sản như thế, còn chính phủ Trung Quốc thì chặn truy cập đến trang web của “New York Times” và chỉ trích tờ báo. Nhà cầm quyền khẳng định bản tin bôi xấu Trung Quốc.
Với việc đưa ra chính xác khối tài sản thuộc thân nhân của Ôn Gia Bảo, bài viết rõ ràng đã phủ nhận hình ảnh của thủ tướng như là một người giản dị, một chính trị gia biết lắng nghe các nhu cầu của dân chúng về chính sách do ông đưa ra.
Mặc dù tác giả của bài báo không kết hợp Ôn Gia Bảo với bất kỳ sự sở hữu trái phiếu hoặc cổ phần nào trong công ty của thân nhân, nhưng đã mô tả một mạng lưới lợi nhuận đầu tư của các công ty mà trong đó có thân nhân của ông, bao gồm cả vợ, con trai và một người em trai.
- Bài viết bôi xấu Trung Quốc và có chủ đích, Hong Lei phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Bài báo khẳng định từ lâu đã có những nghi ngờ về Zhang Beili, vợ của Ôn Gia Bảo. Bà Zhang giàu có ở Trung Quốc được gọi là nữ hoàng của kim cương, dường như kiểm soát thị trường đá quý Trung Quốc, khai thác và tạo thành phẩm. Đế chế kim cương của bà Zhang phát triển và củng cố mạnh trong thập niên 1990, khi chồng bà leo lên cao hơn trong cấu trúc của Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản cầm quyền.
Bài báo cho thấy rằng nhờ mạng lưới phức tạp của các cộng tác viên và các công ty liên kết, thân nhân của Ôn Gia Bảo nắm cổ phần trong các ngành công nghiệp sinh lợi nhiều nhất, bao gồm ngân hàng, các dự án cơ sở hạ tầng, công ty sản xuất lốp xe hơi, viễn thông và các công ty bất động sản.
Một trong những công ty trên đã tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Olympic năm 2008, trong đó có Sân vận động quốc gia Bắc Kinh (Beijing National Stadium), được biết đến như là Sân vận động Tổ chim.
Mẹ của Ôn Gia Bảo, 90 tuổi, trong năm 2007, có giá trị cổ phần trị giá 120 triệu đô la trong hãng Ping An, một hãng bảo hiểm khổng lồ phát triển rộng lớn nhờ những cải cách kinh tế do Ôn Gia Bảo chủ xướng.
Hệ thống kiểm duyệt Trung Quốc ngay lập tức đã chặn truy cập vào trang Web của “New York Times”. Người ta cũng gỡ bỏ mọi cuộc thảo luận về chủ đề này trên mạng dịch vụ Sina Weibo, được xem như Twitter của Trung Quốc. Trong vòng một giờ từ khi bài báo đăng tải, tên người thân của Ôn Gia Bảo và từ “kim cương” tiếng Trung cũng bị chặn, giống như số 2,7 tỷ đô la, giá trị ước tính tài sản của gia đình thủ tướng Trung Quốc.
Theo Steve Tsang, khoa học chính trị gia từ Đại học Nottingham, nên biết là tờ báo sẽ phải trả giá cho những tiết lộ. – Thậm chí địch thủ của Ôn Gia Bảo không thich thú gì bài báo này, bởi vì khi bản thân Ôn Gia Bảo không cảm thấy an toàn, thì không ai có quyền được như vậy. Ngày hôm nay ở Trung Quốc nhìn thấy những lợi ích tài chính to lớn bủa quanh các chính trị gia. Không khó để kết luận rằng, câu chuyện về Ôn Gia Bảo không phải là ngoại lệ – Tsang nói.
Bài báo đăng tải hai tuần trước khi bắt đầu đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể ném bóng tối vào việc chuyển giao thế hệ quyền lực trong đảng. Bầu không khí cũng đã bị các vụ bê bối trước đó làm hỏng.
Một cuộc điều tra trước đó được thực hiện bởi Bloomberg đã cho thấy rằng gia đình của Tập Cận Bình giàu có lên từ khi Tập mở rộng ảnh hưởng trong đảng.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức – RFA Blog

Không có nhận xét nào: