Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Nhật Bản 12 ngày, hôm nay tại Yokohama, người lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tố cáo việc Trung Quốc kiểm duyệt và có các hành động thô bạo đối với người Tây Tạng. Ngài tuyên bố: “Kỷ nguyên Hồ Cẩm Đào đã kết thúc, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành Chủ tịch nước. Tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ không có chọn lựa nào khác ngoài việc thay đổi chính sách”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm: “Để có được một xã hội ổn định, cần phải giảm bớt hố ngăn cách giàu nghèo, có được nền tư pháp độc lập, báo chí tự do và Nhà nước pháp quyền”.
Cũng trong hôm nay, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối lời kêu gọi của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền liên quan đến hồ sơ Tây Tạng. Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi đã bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và cực lực phản đối cái gọi là thông cáo về Tây Tạng. Tuyệt đại đa số người dân trong khu vực Tây Tạng hài lòng về điều kiện sống của họ hiện nay”.
Bà Navi Pillay, cao ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền, hôm thứ Sáu 2/11 đã cho biết rất quan ngại bởi “những tố cáo ngày càng nhiều về bạo lực đối với những người Tây Tạng tìm cách thực hiện các quyền căn bản về tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng”.
Trong bản thông cáo, bà Pillay nêu bật “các thông tin về những vụ bắt bớ, mất tích, sử dụng bạo lực trước những người biểu tình một cách hòa bình, trấn áp các quyền lợi văn hóa của người Tây Tạng”. Bà tuyên bố “Cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền, ngăn cản bạo lực”, và kêu gọi Bắc Kinh “Tôn trọng quyền biểu tình bất bạo động, tự do ngôn luận, và trả tự do cho những người bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền của họ”.
Trung Quốc khẳng định đã “giải phóng Tây Tạng một cách hòa bình”, và cải thiện đời sống người dân bằng các tài trợ cho phát triển kinh tế. Nhưng nhiều người Tây Tạng không còn chịu đựng được điều mà họ cho là sự thống trị ngày càng tăng của Hán tộc, cũng như việc đàn áp tín ngưỡng và văn hóa.
Từ đầu tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 60 người Tây Tạng, hầu hết là các nhà sư, đã tự thiêu hoặc toan tự thiêu để phản đối, tại các khu vực Tây Tạng thuộc Trung Quốc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm: “Để có được một xã hội ổn định, cần phải giảm bớt hố ngăn cách giàu nghèo, có được nền tư pháp độc lập, báo chí tự do và Nhà nước pháp quyền”.
Cũng trong hôm nay, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối lời kêu gọi của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền liên quan đến hồ sơ Tây Tạng. Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi đã bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và cực lực phản đối cái gọi là thông cáo về Tây Tạng. Tuyệt đại đa số người dân trong khu vực Tây Tạng hài lòng về điều kiện sống của họ hiện nay”.
Bà Navi Pillay, cao ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền, hôm thứ Sáu 2/11 đã cho biết rất quan ngại bởi “những tố cáo ngày càng nhiều về bạo lực đối với những người Tây Tạng tìm cách thực hiện các quyền căn bản về tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng”.
Trong bản thông cáo, bà Pillay nêu bật “các thông tin về những vụ bắt bớ, mất tích, sử dụng bạo lực trước những người biểu tình một cách hòa bình, trấn áp các quyền lợi văn hóa của người Tây Tạng”. Bà tuyên bố “Cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền, ngăn cản bạo lực”, và kêu gọi Bắc Kinh “Tôn trọng quyền biểu tình bất bạo động, tự do ngôn luận, và trả tự do cho những người bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền của họ”.
Trung Quốc khẳng định đã “giải phóng Tây Tạng một cách hòa bình”, và cải thiện đời sống người dân bằng các tài trợ cho phát triển kinh tế. Nhưng nhiều người Tây Tạng không còn chịu đựng được điều mà họ cho là sự thống trị ngày càng tăng của Hán tộc, cũng như việc đàn áp tín ngưỡng và văn hóa.
Từ đầu tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 60 người Tây Tạng, hầu hết là các nhà sư, đã tự thiêu hoặc toan tự thiêu để phản đối, tại các khu vực Tây Tạng thuộc Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét