Chỉ từ một lời giải thích thiếu chính xác của quan chức Bộ Thông tin Truyền thông về Nghị định 72 mà nay báo chí nước ngoài tràn ngập thông tin sai lệch, vẽ nên một hình ảnh rất ngớ ngẩn: “Vietnam adopts regulations to ban Internet users from sharing news reports online”. Không thể trách họ viết sai vì họ dịch nguyên văn: các trang thông tin điện tử cá nhân “… is not allowed to provide compiled information” (không cung cấp thông tin tổng hợp); thậm chí khi trích phát biểu đầu tiên của ông Hoàng Vĩnh Bảo, họ cũng trích lại từ báo trong nước: “and are not allowed to ‘quote’, ‘gather’ or summarise information from press organisations or government websites”.
Loại tin Việt Nam cấm người dùng Internet chia sẻ thông tin, trích dẫn thông tin như thế đang tràn ngập, hầu như báo nào cũng đăng vì thuộc loại tin gây tò mò, tin lạ, tin hiếm. Tờ Telegraph chơi luôn một cái sa-pô rất “ấn tượng”: “Vietnam is to ban bloggers and social media users from sharing news stories, in a further crackdown on online freedom”.
Người dùng trong nước hiểu sai thì còn thuyết phục họ đọc lại Nghị định 72 và hiểu cho đúng (như thông tin tổng hợp không phải là compiled information; trích dẫn không phải là quote) nhưng báo chí nước ngoài phạm vi rộng mênh mông như thế làm sao nói cho họ hiểu hết được và giải thích như thế thì ai nghe!
Theo tôi Bộ TTTT phải kỷ luật quan chức giải thích sai trong cuộc họp báo đầu tiên vì phải nói đã gây hậu quả nghiêm trọng. Xong rồi phải gởi thư đến các báo nói sai yêu cầu họ nói lại cho rõ. Nếu cần phải tổ chức họp báo mời các hãng tin nước ngoài đến. Ngoài ra phải chỉnh sửa lại Nghị định 72 cho chặt chẽ, rõ ràng, tính khả thi cao chứ để nguyên như vậy vẫn còn nhiều điểm mơ hồ. Tôi có viết sơ về chuyện này trên Facebook:
… Nhiều đoạn trong Nghị định này soạn không kỹ, mơ hồ, dễ gây tranh cãi.
Ví dụ khi nói “trang thông tin điện tử cá nhân… không cung cấp thông tin tổng hợp”, người ta phải quay lại định nghĩa “thông tin tổng hợp” là gì. Nhưng đọc xong định nghĩa (thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) sẽ không thấy sáng tỏ gì thêm. Không lẽ tôi tổng hợp thông tin xuất nhập khẩu của Việt Nam từ nhiều nguồn rồi đăng lên trang cá nhân của mình mà không được sao?
Một nguyên tắc của định nghĩa là phần giải thích không thể dùng thành phần cần định nghĩa lập lại trong phần định nghĩa để giải thích – cái này là nguyên tắc sơ đẳng ai cũng biết. Nói “thông tin tổng hợp” là “thông tin được tổng hợp…” thì hài quá.
Ở đây người soạn ý muốn nói đến “news aggregator” như kiểu Báo Mới (bán tự động) hay như CafeF (bán thủ công). Vậy thì phần định nghĩa phải viết lại toàn bộ. Thứ hai, đưa điều cấm “không cung cấp thông tin tổng hợp” thì phải minh định rõ, mục đích là gì? Nếu để giúp bảo vệ bản quyền thì lời văn sẽ khác (và thật ra đã có văn bản khác lo chuyện này rồi); nếu để ngăn chận việc “làm báo trá hình” thì phải viết khác (và chắc chắn chuyện này không chặn được); nếu muốn dẹp các trang mạo danh các quan chức cấp cao thì cũng phải viết khác. Nói chung kỹ năng soạn văn bản ở đây còn có nhiều vấn đề.
Một ví dụ khác, ở phần “Đăng ký tên miền”, Nghị định nói sẽ tuân thủ nguyên tắc “bình đẳng, không phân biệt đối xử”, “đăng ký trước được quyền sử dụng trước”. Thế nhưng ngay sau đó lại nói “Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; tổ chức, cá nhân khác không được đăng ký, sử dụng tên miền này”. Quy định này cũng hợp lý thôi nhưng muốn vậy, phần nói về nguyên tắc ở trên phải có đoạn loại trừ (để loại trừ tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước ra, áp dụng quy định ở đoạn sau). Cái này cũng là nguyên tắc soạn văn bản pháp luật sơ đẳng. Còn soạn ở mức cao cấp hơn, phần tên gọi nói trên phải quy định rất rõ (tên đầy đủ, tên tắt, tên tiếng Anh, tên tắt tiếng Anh, phần phân biệt trong tên…) thì mới tránh được các tranh cãi sau này.
Ví dụ khi nói “trang thông tin điện tử cá nhân… không cung cấp thông tin tổng hợp”, người ta phải quay lại định nghĩa “thông tin tổng hợp” là gì. Nhưng đọc xong định nghĩa (thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) sẽ không thấy sáng tỏ gì thêm. Không lẽ tôi tổng hợp thông tin xuất nhập khẩu của Việt Nam từ nhiều nguồn rồi đăng lên trang cá nhân của mình mà không được sao?
Một nguyên tắc của định nghĩa là phần giải thích không thể dùng thành phần cần định nghĩa lập lại trong phần định nghĩa để giải thích – cái này là nguyên tắc sơ đẳng ai cũng biết. Nói “thông tin tổng hợp” là “thông tin được tổng hợp…” thì hài quá.
Ở đây người soạn ý muốn nói đến “news aggregator” như kiểu Báo Mới (bán tự động) hay như CafeF (bán thủ công). Vậy thì phần định nghĩa phải viết lại toàn bộ. Thứ hai, đưa điều cấm “không cung cấp thông tin tổng hợp” thì phải minh định rõ, mục đích là gì? Nếu để giúp bảo vệ bản quyền thì lời văn sẽ khác (và thật ra đã có văn bản khác lo chuyện này rồi); nếu để ngăn chận việc “làm báo trá hình” thì phải viết khác (và chắc chắn chuyện này không chặn được); nếu muốn dẹp các trang mạo danh các quan chức cấp cao thì cũng phải viết khác. Nói chung kỹ năng soạn văn bản ở đây còn có nhiều vấn đề.
Một ví dụ khác, ở phần “Đăng ký tên miền”, Nghị định nói sẽ tuân thủ nguyên tắc “bình đẳng, không phân biệt đối xử”, “đăng ký trước được quyền sử dụng trước”. Thế nhưng ngay sau đó lại nói “Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; tổ chức, cá nhân khác không được đăng ký, sử dụng tên miền này”. Quy định này cũng hợp lý thôi nhưng muốn vậy, phần nói về nguyên tắc ở trên phải có đoạn loại trừ (để loại trừ tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước ra, áp dụng quy định ở đoạn sau). Cái này cũng là nguyên tắc soạn văn bản pháp luật sơ đẳng. Còn soạn ở mức cao cấp hơn, phần tên gọi nói trên phải quy định rất rõ (tên đầy đủ, tên tắt, tên tiếng Anh, tên tắt tiếng Anh, phần phân biệt trong tên…) thì mới tránh được các tranh cãi sau này.
Nói chung đây là cách làm không vì người dân mà chỉ muốn sao cho thuận lợi trong công tác quản lý; khi soạn văn bản, cái mục đích luôn hiện trước mắt là sao cho xong việc của mình chứ không bao giờ nghĩ đến lợi ích, nhu cầu, suy nghĩ hay cuộc sống người dân nói chung. Cứ giữ cách nghĩ như thế thì sẽ còn sai sót dài dài. Phần sau là một đoạn tôi viết trước nay bỏ vào đây vì cùng chủ đề này.
* * *
Một cách khá ngẫu nhiên hai ngành giáo dục và y tế trong thời gian qua có nhiều chính sách mà chỉ vừa mới ban hành đã gặp phải sự phản đối của công luận. Có thể thấy cái chung nhất của những chính sách hay chủ trương này là không xuất phát từ lợi ích của người dân mà nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước hay do quán tính muốn đối phó với dư luận.
Khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo muốn giám đốc sở ở 63 tỉnh thành cùng cam kết không để tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cao hơn những năm trước, mục đích chưa chắc đã là chống tiêu cực như giải thích. Rõ ràng mục đích là không để địa phương nào bỗng có tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn hẳn năm trước, khơi gợi sự tò mò của báo chí và công luận sẽ vào cuộc, lên án tình hình tiêu cực trong thi cử dẫn tới sự dễ dãi cho tốt nghiệp cao này. Mục đích rõ ràng là tạo sự bình thường, và từ đó sự yên thân không bị công luận quá chú ý đến kết quả thi tốt nghiệp.
Giả thử lãnh đạo Bộ trước khi đưa ra chủ trương này, đặt mình vào vị trí của người học sinh sắp thi tốt nghiệp. Các em đâu cần biết bức tranh tổng quát tỉnh mình sẽ đỗ bao nhiêu, so với năm trước là như thế nào. Các em chỉ muốn bài thi được chấm một cách khách quan trung thực nhất. Điểm các em như thế nào các em mong muốn được thừa nhận như thế đó. Trong bối cảnh có cái cam kết lạ đời không để tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn năm trước, thử hỏi ai mà không lo lắng chủ trương này sẽ ảnh hưởng đến việc chấm điểm như thế nào, chặt hơn, dễ dãi hơn, so đo, tính toán hơn? Toàn là những nghi ngại rất có cơ sở mà lãnh đạo Bộ phải hiểu và ý thức được cái tác hại của một chủ trương gây ra.
Một dẫn chứng khác. Khi Bộ trưởng Y tế đề nghị công an vào cuộc, điều tra nguyên nhân gây ra cái chết của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng ngừa viêm gan B tại Quảng Trị, chủ trương này xuất phát từ lợi ích của ai - người dân hay của bản thân lãnh đạo Bộ? Nếu mục đích của việc công an điều tra là nhằm làm rõ ai chịu trách nhiệm để trừng phạt thì nó chỉ phục vụ cho việc quản lý của Bộ, hay đúng hơn là để tìm ra chỗ trút trách nhiệm gây ra sự việc.
Nhưng đòi hỏi của công luận hiện nay không phải là tìm ra địa chỉ chịu trách nhiệm như thế. Các bậc cha mẹ có con phải tiêm chủng đều mong muốn mọi việc sáng tỏ: chủng ngừa có an toàn không, việc sản xuất vaccine có đúng quy trình, quy chuẩn không, có gì sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng vaccine không, quy trình chủng ngừa có đúng không, người tiêm chủng cần được huấn luyện gì trước và sau khi tiêm chủng cho trẻ… Mục đích của chủ trương điều tra vụ việc phải là như thế và khi đó vai trò chủ chốt không phải là công an nữa mà vai trò chính là ngành y tế với đầy đủ thẩm quyền về chuyên môn.
Nếu Bộ trưởng Y tế xuất phát từ lợi ích thật sự của người dân khi cân nhắc chủ trương, sẽ thấy ngay việc gì nên làm, việc gì không nên làm chứ không cần sự thúc ép của dư luận.
Có thể khái quát: các quan chức trong bộ máy quản lý nhà nước nên dùng phép thử để đo lường mức độ tiếp nhận của xã hội đối với các chủ trương, chính sách mà mình sắp đưa ra. Nếu họ xuất phát từ lợi ích cục bộ, của cơ quan hay bản thân họ, chắc chắn các chủ trương chính sách này sẽ bị phản ứng. Ngược lại, nếu họ dựa trên lợi ích chính đáng của người dân, họ có thể yên tâm công luận sẽ đón chào những gì họ đưa ra và ủng hộ hết lòng.
Nguyễn Vạn Phú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét