Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Than-Dầu khí và Điện lực cứ như nắm tay nhau nhảy đều đặn một nhịp điệu “Bolero” tăng giá trên đôi vai còm cõi của người dân để củng cố quyền lợi nhóm và giúp nhà nước trực tiếp móc túi người dân trả từng phần cho “lạm phát”!?. “Nhà nước đảng ta” có động não học hỏi kinh nghiệm và rất cương quyết của nhà nước, chính phủ thiên hạ? tránh gánh nặng về điện cho người dân?...
*
Kể từ ngày 1/8/2013, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tăng 71,85 đồng/kWh, tương đương 5% so với giá bán điện bình quân đang áp dụng 1.437 đồng/kwh.
Trong thông cáo phát đi chiều tối ngày 31/7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong cùng ngày Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 19/2013 quy định về các khung giá bán điện và hướng dẫn thực hiện.
Theo EVN, việc điều chỉnh giá bán điện lần này để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt là giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than.(VnE conomy)
Giá điện qua các thời điểm (đơn vị: đồng/kWh) - Nguồn: EVN
EVN cũng lưu ý "các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền rộng rãi tới người dân và các cơ quan, doanh nghiệp biết và thực hiện, hạn chế tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh giá bán điện để tăng giá các hàng hóa và dịch vụ một cách bất hợp lý, làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và phát triển kinh tế". (??).
Liệu có cơ quan chuyên môn nào đo lường được % sự tuân thủ của cái “lệnh” này từ “ông” EVN khi mà các cơ quan, doanh nghiệp và nhất là đại bộ phận người dân đang mỗi ngày khó thở hơn vì cái vòng kim cô “lạm phát” (đ/c X phải chào thua) mà dân nghèo có thể nhìn thấy được trên con cá chén cơm như mỗi ngày teo tóp lại!? –
Giới công nhân viên chức ba cọc ba đồng thì chua chát lắc đầu: Coi như 2 tô phở và ly càfe (100.000 đồng/tháng) nhờ nhà nước lên lương bắt đầu từ tháng 7/2013 chưa kịp xơi thì “ông” EVN cướp mất trên tay! Dù không ngứa nhưng phải gãi đầu gãi tai với những thông tin trên báo chí:
Lợi nhuận hàng loạt công ty ngành điện năm 2012 tăng đột biến
Từ gấp rưỡi đến gấp 3- 4 lần năm trước. Riêng EVN, theo Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, mức lợi nhuận khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Báo cáo tài chính quý III/2012 cho thấy hầu hết các công ty thủy điện thuộc EVN hoặc do EVN nắm giữ vốn chi phối có mức lợi nhuận khủng nhờ giá bán điện tăng và nước về các hồ chứa dồi dào trong các tháng của năm. Nhiều đơn vị thu lợi nhuận tăng gấp 3, thậm chí tới gần 400% so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu do sản lượng tăng và nhờ giá bán điện bình quân tăng.
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà (thuộc EVN), kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 97,7 tỷ đồng, tăng 303,5% so với cùng kỳ năm trước. Cộng với lợi nhuận sau thuế quý III đạt 59,06 tỷ đồng, tăng 7 lần so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận quý III tăng mạnh so với cùng kỳ là do giá điện cao hơn so với giá điện tạm hạch toán của năm trước. Ngoài ra, sản lượng điện thương phẩm tăng 65% so với cùng kỳ cũng góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Hiện EVN chưa công bố lợi nhuận năm 2012, tuy nhiên trong kế hoạch, dự tính năm nay tập đoàn này lãi 3.500- 5.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể khoản lợi nhuận nhờ việc tăng giá điện 5% từ ngày 20/12/2012, vì lợi nhuận này (khoảng 4.000 tỷ đồng, sau khi đã trừ chi phí tăng thêm) được hạch toán vào năm 2013 (VnExpress.net 7/1/2013)
Theo nhận định của giới phân tích, việc tăng giá điện lần này cũng như các động thái điều chỉnh giá tại những mặt hàng như xăng dầu và gas trước đó sẽ khiến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 8 tăng cao hơn nhiều so với tháng 7. và chưa biết chiều hướng ảnh hưởng như thế nào đến 4 tháng cuối năm.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định (trước thời điểm tăng giá điện), việc điều chỉnh giá điện sẽ làm CPI trong tháng 8 tăng 0,2% và tiếp tục ảnh hưởng CPI tháng 9 cũng sẽ tăng thêm 0,2%. Còn Chứng khoán HSC đánh giá, lần tăng giá điện này sẽ trực tiếp cộng thêm vào tốc độ tăng CPI theo tháng của tháng 8 là 0,12% và gián tiếp cộng thêm 0,3% vào 2 tháng sau đó. (dantri.com)
Với gam màu ảm đạm từ xã hội ấy không làm EVN quan tâm chùn tay xin tăng giá. Theo lý giải của EVN. Áp lực từ việc tăng giá than, khoản nợ nần trên 3.000 tỷ đồng với PV Gas cùng nhu cầu vốn hàng nghìn tỷ để thực hiện cải tạo điện lưới nông thôn là những lý do khiến Bộ Công thương đã chấp thuận cho EVN tăng giá điện 5% ngày 1/8.
Mà như chúng ta đều biết, than và dầu khí một phần khá lớn chúng ta tự chủ khai thác được từ dưới lòng đất nước, đành rằng giá trị đó không thể chi hết cho năng lượng điện, nhưng trong lúc mà “lạm phát” đang đè nặng lên đời sống vốn còn nghèo của đại bộ phận xã hội (Thống kê của viện nghiên cứu Brooklings trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) trong năm 2011.)
Thì không thể nào cứ để: Than-Dầu khí và Điện lực cứ như nắm tay nhau nhảy đều đặn một nhịp điệu “Bolero” tăng giá trên đôi vai còm cõi của người dân để củng cố quyền lợi nhóm và giúp nhà nước trực tiếp móc túi người dân trả từng phần cho “lạm phát”!?.
“Nhà nước đảng ta” có động não học hỏi kinh nghiệm và rất cương quyết của nhà nước, chính phủ thiên hạ? tránh gánh nặng về điện cho người dân?
Mỹ triệt các đại gia thao túng giá điện
Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Mỹ thông báo Ủy ban Điều tiết năng lượng Liên bang Mỹ (FERC) về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên Ron Wyden nhận định rằng FERC đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các thương nhân và ngân hàng trên thế giới thông qua các án phạt này.
Các đại gia thao túng thị trường điện ở Mỹ đã bị lật tẩy và đối mặt với các án phạt tài chính rất nặng.
Ủy ban Điều tiết năng lượng Liên bang Mỹ (FERC) đã đẩy mạnh các cuộc điều tra bằng việc tăng số nhân viên tại bộ phận thực thi pháp luật từ con số vài chục lên 200 người. Đây là lực lượng có nhiệm vụ phát hiện các chiêu trò của các đại gia thao túng thị trường giá điện của nước này.
Các án phạt khổng lồ ngày 29-7, FERC đã công bố cáo buộc Ngân hàng Mỹ JP Morgan Chase thao túng thị trường điện California và khu vực Trung Tây với giá hơn 80 lần so với giá điện hiện hành thông qua "chiến lược lôi kéo đấu thầu giá điện ", (theo Reuters).
Hiện tại JP Morgan vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì về vụ việc. Ngay từ đầu, theo AFP, JP Morgan đã phủ nhận mọi hành vi sai trái. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ báo Washington Post, JP Morgan hiện đang đàm phán để giải quyết êm thấm vụ việc và chấp nhận án phạt trị giá khoảng 400 triệu USD cùng các khoản thanh toán khác. Trước đó, trong tháng 6, FERC cũng đã ra lệnh cho JP Morgan hoàn trả 52 triệu USD cho hệ thống phát điện bang California và đình chỉ hoạt động của JP Morgan trong vòng sáu tháng vì đã cung cấp các thông tin sai lệch trong suốt quá trình điều tra thị trường năng lượng tại California.
Cáo buộc làm giá thị trường điện của JP Morgan bắt đầu rộ lên vào mùa xuân sau khi báo New York Times công bố một tài liệu bí mật dài 70 trang liên quan đến việc giám đốc mảng kinh doanh hàng của JP Morgan là bà Blythe Masters chỉ huy các chiến lược làm giá.
Trước đó, ngày 17-7, FERC đã tuyên bố án phạt 487,9 triệu USD đối với Ngân hàng Anh Barclays và bốn nhà giao dịch của ngân hàng này vì đã thực hiện chương trình thao túng giá điện tại thị trường Tây Mỹ từ năm 2006-2008. Theo Bloomberg, Barclays và bốn nhà giao dịch đó có thời hạn 30 ngày để nộp phạt 453 triệu USD án phí dân sự và 34,9 triệu USD tiền lãi suất cho Bộ Tài chính Mỹ. Đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà FERC từng đề xuất và là một phần của chiến dịch đàn áp thẳng tay đối với các hoạt động gian lận trong các thị trường từ dầu thô.
Theo Reuters, lối kinh doanh phạm pháp của Barclays đã gây thiệt hại khoảng 139 triệu USD cho thị trường điện tại bang California, Arizona, Oregon và Washington tại thời điểm đó. Giám đốc điều hành đội ngũ kinh doanh điện khu vực Bắc Mỹ Scott Connelly phải đóng phạt 15 triệu USD với cáo buộc đã chỉ đạo hoạt động thao túng giá điện trên thị trường Tây Mỹ. Ngoài ra ba cựu thương nhân của Barclays là Daniel Brin, Karen Levine và Ryan Smith cũng phải đóng phạt 1 triệu USD mỗi người.
Chiêu trò của các đại gia
FERC cho biết công ty con của JP Morgan là JP Morgan Ventures Energy đã sử dụng tám chiến lược thao túng đấu thầu giá điện để tăng lợi nhuận trong thời gian từ tháng 9-2010 đến tháng 6-2011.
Kế hoạch thao túng giá điện của JP Morgan dựa trên các quy tắc đấu thầu phức tạp và không đúng đắn tại thị trường điện, nơi các nhà khai thác mạng lưới điện khu vực mua điện theo một hệ thống đấu thầu theo giờ và theo ngày. Theo kế hoạch, các thương nhân tham gia đấu thầu đã cung cấp điện với giá rất hấp dẫn (nhưng đã bị làm sai lệch) cho các cơ quan năng lượng bang California và Michigan. FERC cho biết các cơ quan chức năng tại California và vùng Trung Tây đã phải trả hàng chục triệu USD vì mức giá cao hơn nhiều so với giá thị trường.
Theo Reuters, để có 70 trang tài liệu trên, các nhân viên của FERC đã phải làm việc hàng tháng ròng để tìm ra các chiến lược mà JP Morgan đã lợi dụng để biến các nhà máy điện hoạt động không hiệu quả thành các trung tâm lợi nhuận. (TT - 31/07/2013)
Trước đó, ngày 26-7, JP Morgan bất ngờ công bố việc rút khỏi thị trường kinh doanh thương mại hàng hóa mặc dù vẫn duy trì các giao dịch hàng hóa tài chính. Theo Reuters, JP Morgan đang tìm kiếm người mua hoặc đối tác để tiếp nhận một số hoạt động bao gồm quyền sở hữu ba nhà máy điện bị cáo buộc được sử dụng trong chiến dịch thao túng thị trường điện này. (như là hành vi phi tang)
Liệu đ/c X nhà nước “đảng ta” có dám thuê kiểm toán “quốc tế” (Singapore) chẳng hạn để kiểm toán trong quang minh chính trực ba “ngài” Than-Dầu khí và Điện lực mà thông tin từ “quanlambao” ngay cả dầu thô (dù chưa lọc) cũng “bốc hơi” rất lớn ngoài giàn khoan!?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét