Pages

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Nỗi niềm dân oan Bến Tre


VRNs(16.09.2013) – Sài Gòn – Đến với chúng tôi vào một chiều thu trung tuần tháng 9 năm 2013 là những người nông dân và những  bà cụ chân chất nông dân nam bộ mất đất mất nhà, tán gia bại sản do những chính sách kinh tế, chính trị  bất minh của nhà cầm quyền cộng sản gây ra cho họ kể từ sau cái ngày gọi là được giải phóng.

Xứ Nam bộ xưa nay ai ai củng biết là trung tâm kinh tế phồn thịnh và phát triển vào hàng bậc nhất ở Đông Nam Á. Với một nền kinh tế mủi nhọn là nông nghiệp trù phú màu mở. Thế mà từ cái ngày các anh Cộng Sản từ Bắc Việt tràn vô mệnh danh là “anh giải phóng”, thì ruộng vườn điền thửa, nông trang, nhà cửa do công của đôi bàn tay vốn cần mẩn của những người nông dân cũng được “giải phóng”. Giờ đây nông dân suốt ngày rảnh rang quên đi việc đồng áng để lang thang đây đó kêu oan khiếu kiện trường kỳ. Nay họ ở văn phòng tiếp dân này, mai tới văn phòng chính phủ nọ, và thậm chí họ còn tràn vô các sứ quán của các nước để kêu oan.
Đi kêu oan ở Việt Nam ư, tiếp xúc với dân oan thì biết ngay. Họ đều là những người đã đi kêu oan người dài hạn. It thì vài năm, nhiều thì vài ba chục năm. Chúng tôi quan sát biết được số lượng dân oan càng ngày càng đông, hàng trăm, hàng ngàn rồi hàng vạn dân oan lủ lượt kéo nhau từng nhóm, từng đoàn đi kêu oan nườp nượp. Nếu ai đó còn hồ nghi thì cứ thử đến các văn phòng tiếp dân ở các quận/huyện nơi mình cư trú thì biết, hoặc muốn xem/ chứng kiến nhiều hơn cảnh dân oan tập trung tố cáo bị oan sai và cảnh công an an ninh đàn áp thì đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội, hoặc phòng Thanh Tra Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu ở Sài Gòn. Đến đây người muốn chứng kiến sẽ tận mắt thấy cảnh nông dân nhếch nhác, lê lết kêu trời không thấu
Lần theo vụ dân oan ở xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bế Tre, chúng tôi thấu  rỏ sự cùng cực của hàng chục hộ gia đình nông dân ở đây đã bị Tập đoàn sản xuất huyện Ba Tri dụ dỗ đưa đất đang canh tác vào tập đoàn rồi bị chiếm luôn không trả hoặc trả lại không thỏa đáng cho dân.  Vụ việc này đã bị các hộ nông dân tố giác khiếu kiện, và lúc căng thẳng đang lên cao, thì ngày 11 tháng 1 năm 2013, Thanh tra Chính Phủ cử đoàn thanh tra về địa phương tiếp xúc đối thoại với dân. Thoạt đầu dân có chút mừng vui, nhưng qua thời gian đợi chờ thì dân nhận ra vụ việc của họ chẳng những không được giải quyết mà cán bộ đoàn thanh tra cũng lẩn tránh khi dân đến tìm để hỏi han kết quả giải quyết.
Ngày 10 tháng 9 năm 2013, đoàn dân oan khoảng 30 người từ huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre tụ tập ở góc đường Vỏ Thị Sáu, đối diện với Văn phòng Thanh tra chính phủ, tại TP.HCM, để tìm ông Nguyễn Đức Thăng, người đã từng hứa sẽ giải quyết vụ việc cho dân trong vòng 30-40 ngày làm việc. Ngày ấy (11.01.2013), ông cùng đoàn Thanh tra Chính Phủ đối thoại với dân và hứa chắc nịch sẽ giải quyết thỏa đáng cho dân trong thời hạn 30-40 ngày, nhưng tới nay là đã hơn 200 ngày, mà sự việc có biến chuyển gì đâu. Bở vậy những ngày nay, dân oan lại khăn gói lên tận nơi ông làm việc ở Sài Gòn để tìm gặp trực tiếp, thì thấy rỏ sự lươn lẹo, lật lọng, lường gạt dân của cán bộ như thế nào. Ông Thăng chẳng những trốn tránh không chịu gặp dân mà còn ra lệnh cho công an xua lùa, đánh đập và bắt nhốt dân khi dân chạy theo để gặp ông Thăng, mỗi khi ông xuất hiện.
Lực lượng công an, dân quân tự vệ, khoảng 30-40 người, đã nhận được lệnh từ ông Thăng thì  hung hăng xong vào xua lùa đánh đập dân oan một cách rất dã man, dân oan chạy tán loạn để tránh bị bắt, nhưng những người già yếu không thể chạy được thì bị công an bắt, và cụ thể là cụ bà Phạm Thị Bảy vì quá già yếu nên không chạy được đã bị công an bắt tống lên xe đưa về nhốt ở UBND phường 7, quận 3, Sài Gòn.
03
04
Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, dân oan kêu gào khắp chốn cùng quê, hết địa phương lại lên trung ương, thị thành mà nhà cầm quyền có thèm quan tâm đoái hoài đâu. Dân hỏi Thanh tra Chính phủ lập ra để làm gì mà xã hội Việt Nam càng ngày càng rối loạn, dân tình oan trái ngày càng nhiều đến thế, phải chăng lập ra cái ấy chỉ để mị dân trong những lúc căng thẳng và rồi lại tiếp tục bao che bảo vệ cho quan lại địa phương tác quai tác quái cướp bóc của dân?
05
Ông Nguyễn Văn Nông (sn 1953) lên án Chủ tịch tỉnh Bến Tre là Nguyễn Thành Hạo đã bao che cho ông Phan Tấn Kiệt là cháu rể của ông Phó tổng Thanh tra Phan Văn Triền về hành vi đã dùng ảnh hưởng quyền lực trấn áp cưởng chiếm lô đất hơn 1000m2 mà gia đình nhà ông Nguyễn Văn Nông đã định cư sinh sống hơn 150 năm, qua 5 thế hệ (Ô. Nông là thế hệ thứ 5). Nhóm ông Phan Tấn Kiệt và các lực lượng công quyền đã khống chế gia đình Ô. Nông, bắt trói 5 người, dùng roi điện đánh chết 3 người.
Gia đình Ông Nguyễn Văn Nông đã rơi vào cảnh thê lương bi đát, vậy mà Chủ tịch tỉnh Bến Tre là Nguyễn Thành Hạo cho rằng chính quyền đã làm đúng luật.
06
07
Bà Lê Thị Đành  lên án việc  Ô. Đặng Trung Long, nguyên chủ tịch xã  An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã cố tình cấp sổ đỏ lô đất của bà cho Ô. Huỳnh Văn Hăng nguyên là Tập đoàn trưởng Tập đoàn 15. Từ năm 1983 tới nay bà Đành đi kêu cứu khắp nơi nhưng vẩn chưa được giải quyết, trong lúc ấy vào ngày 30/08/2011 chính quyền địa phương đã có công văn xin lổi bà Đành, nhưng tới nay chuyện rồi lại im lại đi vào quên lảng.
ALvăn phòng Công Lý & Hòa Bình

Không có nhận xét nào: