Pages

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Góp ý sửa đổi điều 4 hiến pháp lần cuối


Thằng Lượm (Danlambao) - (Dân quê bàn chuyện chính trị)
Theo lịch làm việc, QH nước VN xã nghĩa sẽ bấm nút thông qua dự thảo HP 1992 (sửa đổi năm 2013) vào ngày 28/11/2013. Một ngày “đẹp trời” như Chủ tịch QH đã nói.
Mặc dù đã được đông đảo các trí thức, nhân sĩ, lão thành CM và nhân dân góp ý sửa đổi về “Điều 4”, “sở hữu toàn dân”, “kinh tế có đuôi XHCN”, “trung thành với đảng”… để phù hợp với thực tiễn đất nước, tháo gỡ những rào cản “có hình” để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhưng “đảng ta” vẫn không thèm nghe, vẫn kiên định giữ nguyên các Điều luật quái gở, lạc hậu với thời đại, nhất là Điều 4. (Điều 4 bị cho là cản trở duy nhất lớn cho sự phát triển của XH và đất nước VN).
Ý đảng đã quyết! Ý đảng là ý trời!
Nhưng, Điều 4 HP trong dự thảo sửa đổi lần này xem ra vẫn chưa sát thực tế, chưa “vang vọng” như ý muốn của đảng.
Đảng là trời, là vua (tập thể), là chân lý, là đạo đức, văn minh, là quang vinh muôn năm… vậy thì đảng còn sợ gì mà không nói huỵch toẹt rõ Điều 4 như ý đảng cho rồi, ai làm gì được đảng đâu mà phải giấu như mèo giấu cứt?
Theo dân quê tui nghĩ, trong thời đại thông tin toàn cầu như hiện nay, việc đảng cố bưng bít, giấu giếm công-tội, che giấu “ý đảng” là không thể được nữa.
Từ suy nghĩ đó, dẫu biết mọi việc đã được đảng định đoạt sẵn rồi, QH chỉ còn việc bấm nút “hợp thức hóa” ý đảng thành luật nhưng tui vẫn góp ý sửa đổi Điều 4 lần cuối như sau:

1/ Điều 4 Hiến pháp (sau khi đã bổ sung hiện nay)

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
 
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
 
3. Các tổ chức của đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. (nguồn: duthaoonline.quochoi.vn)
 

2/ Theo tui, đảng hãy viết Điều 4 như thế này (mới sát thực tế và đúng ý đảng).

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của liên minh giai cấp phong kiến trá hình và tư bản hoang dã, đồng thời là đội tiên phong của nhóm lợi ích trong đảng, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp Tư bản đỏ, lấy chủ nghĩa đại Hán và tư tưởng Hán hóa làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng duy nhất có quyền lập hiến và lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
 
2. Đảng sống bám vào nhân dân nhưng không chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
 
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên đứng trên khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Vì sao phải viết như vậy?
Vì “Điều 4”, “sở hữu toàn dân”, “kinh tế Nhà nước chủ đạo gắn đuôi XHCN”, “lực lượng vũ trang trung thành với đảng”… là sát đúng với thực tế và là hệ quả tất yếu của lòng trung thành với chủ nghĩa đại Hán, nô dịch đại Hán do lãnh đạo đảng CSVN cam kết với bọn Đại Hán tại Hội nghị Thành đô năm 1990 (được tóm tắt trong đạo bùa trấn yểm linh thiêng: 4 tốt-16 chữ vàng).
Đây cũng chính là ý đảng!
Nhưng, ý đảng không phải lòng dân!
Những chiêu thức lấy ý kiến góp ý cho việc sửa đổi HP lần này cho thấy sự bịp bợm và khinh thường lòng dân của đảng ra sao.
Gần đây, việc các nhân sĩ, trí thức, người dân nói chung kêu gọi Quốc hội dừng việc thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của đảng là để bày tỏ quan điểm, lập trường chính trị phản đối chủ trương Hán hóa sẽ được luật hóa (xem bản Lời kêu gọi dừng việc thông qua dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN VN năm 1992 (sửa đổi 2013) tại: diendanxahoidansuwordpress.com).
Nhưng đến giờ phút này, xem ra không ai có thể ngăn cản việc thông qua Hiến pháp được nữa.
Đảng ta có “chính nghĩa sáng ngời”, “quang vinh muôn năm”, có lực lượng công an-quân đội trung thành, hùng hậu, trang bị vũ khí tận răng thì còn sợ “thế lực thù địch” nào nữa mà không viết thẳng ra Điều 4 như dân quê tui góp ý trên đây?
26/11/2013

Không có nhận xét nào: