Với tổng nợ vay ngắn và dài hạn gần 7.600 tỷ đồng, Tập đoàn Hòa Phát hiện đang là tập đoàn tư nhân niêm yết có số nợ lớn thứ 4, sau Vingroup, Masan và HAGL.
Mặc dù dư nợ năm 2013 đã tăng khoảng 20% so với năm ngoái nhưng lãi vay mà Tập đoàn Hòa Phát (HPG) phải trả đã giảm mạnh nhờ hiệu ứng giảm lãi suất. Cụ thể, lãi vay năm 2013 là 362 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng so với mức 526 tỷ của năm 2012.
Khoản vay và nợ ngắn hạn của HPG tính đến cuối năm 2013 là 5.743 tỷ đồng, tăng 892 tỷ đồng so với con số 4.850 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó bao gồm cả 219 tỷ đồng nợ dài hạn phải trả trong năm 2014.
Khoảng 13% trong số vay ngắn hạn là các khoản vay bằng USD có lãi suất từ 1,6% – 6%/năm; các khoản vay bằng VND còn lại có lãi suất từ 4% – 9,5%/năm. So với năm 2012, lãi suất mà HPG phải trả đều giảm, mạnh nhất là các khoản vay VND (từ mức tối đa 17%).
Phần lớn các khoản vay ngắn hạn được đảm bảo bằng hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định và một số cổ phiếu HPG thuộc sỡ hữu của các thành viên Hội đồng quản trị.
HPG không thuyết minh chi tiết chủ nợ các khoản vay này trong báo cáo tài chính năm 2013.
Nợ dài hạn của HPG đến cuối năm 2013 là 2.051 tỷ đồng, đã bao gồm 219 tỷ được hạch toán sang ngắn hạn. So với đầu năm, con số này tăng khoảng 10%, từ mức 1.884 tỷ đồng.
Vay dài hạn của HPG được huy động từ 7 ngân hàng và một cá nhân, chi tiết như sau:
• Vay BIDV 714,02 tỷ đồng, lãi suất thả nổi, đáo hạn vào năm 2020. Vào hồi cuối năm 2012, dư nợ của HPG tại ngân hàng này chỉ có 362,06 tỷ đồng.
• Vay VDB 255 tỷ đồng, lãi suất 9,6%/năm, đáo hạn vào 2026.
• Vay TechcomBank 16,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 146,4 tỷ đồng vào cuối 2012. Khoản vay bằng USD này sẽ đáo hạn vào năm nay.
• Vay VietcomBank 10 tỷ đồng, lãi suất thả nổi và đáo hạn vào 2015.
• Vay IndovinaBank 56,5 tỷ đồng, giảm một nửa so với khoản vay hồi cuối năm 2012. Khoản vay này cũng sẽ đáo hạn vào năm nay.
• Vay ANZ 181 tỷ đồng, giảm khoảng 80 tỷ so với đầu năm. Khoản vay có lãi suất thả nổi và sẽ đáo hạn vào 2016.
• Vay VietinBank 367 tỷ đồng, tăng hơn 70 tỷ so với đầu năm. Số nợ này sẽ đáo hạn vào năm 2017 và chịu lãi suất thả nổi.
• Vay 450 tỷ đồng từ một cá nhân với lãi suất 12%/năm, đáo hạn vào 2015 và không được đảm bảo.
• Vay VDB 255 tỷ đồng, lãi suất 9,6%/năm, đáo hạn vào 2026.
• Vay TechcomBank 16,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 146,4 tỷ đồng vào cuối 2012. Khoản vay bằng USD này sẽ đáo hạn vào năm nay.
• Vay VietcomBank 10 tỷ đồng, lãi suất thả nổi và đáo hạn vào 2015.
• Vay IndovinaBank 56,5 tỷ đồng, giảm một nửa so với khoản vay hồi cuối năm 2012. Khoản vay này cũng sẽ đáo hạn vào năm nay.
• Vay ANZ 181 tỷ đồng, giảm khoảng 80 tỷ so với đầu năm. Khoản vay có lãi suất thả nổi và sẽ đáo hạn vào 2016.
• Vay VietinBank 367 tỷ đồng, tăng hơn 70 tỷ so với đầu năm. Số nợ này sẽ đáo hạn vào năm 2017 và chịu lãi suất thả nổi.
• Vay 450 tỷ đồng từ một cá nhân với lãi suất 12%/năm, đáo hạn vào 2015 và không được đảm bảo.
Trong năm 2013, HPG đã thanh toán khoản trái phiếu 200 tỷ đồng phát hành vào năm 2010.
Hầu hết các khoản vay dài hạn từ ngân hàng đều được đảm bảo bằng một số mặt hàng tồn kho, tài sản cố định và chi phí trả trước dài hạn của tập đoàn.
Ngoài ra, các khoản vay dài hạn này còn được đảm bảo bằng một số cổ phiếu HPG, quyền sử dụng đất và một số tài sản đã được hình thành hoặc hình thành trong tương lai của một công ty con, một bất động sản một thành viên Hội đồng, quyền khai thác mỏ và máy móc thiết bị, nhà xưởng hình thành trong tương lai của các khu mỏ này.
THEO BIZLIVE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét