Pages

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Liệu ASEAN có thể ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc?


bieutinh-hanoi99

Hiện nay khối ASEAN và Trung Quốc đang xem xét liệu các bên nên giải quyết các vụ tranh chấp ở Biển Đông như thế nào.
Ngày 18 tháng Ba vừa qua, Trung Quốc và 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tức ASEAN, đã tiếp tục gặp nhau ở Singapore để đàm phán về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Bien Dong
Trên lý thuyết, việc đúc kết bộ quy tắc ứng xử dành riêng khu vực Biển Đông – nơi có nhiều tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa các nước – có thể sẽ giúp giảm bớt căng thẳng nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra.

Hôm ngày 9 tháng Ba, Trung Quốc đã đơn phương ngăn chặn tàu Philippines khi tàu này tìm cách tiếp tế đội thủy quân lục chiến tại khu vực Bãi ngầm Second Thomas. Ngoài ra, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa Trung Quốc và Malaysia khi các nước trong khu vực ra sức giúp tìm chiếc máy bay MH307 mất tích của hãng hàng không Malaysia mà không đạt được kết quả cụ thể nào. Chuyến bay mang theo 239 hành khách trong đó có 154 người Trung Quốc, và sự việc này có thể đưa tới nhiều cuộc tranh cải khi hai nước gặp nhau ở Singapore.
Vòng đàm phán đầu tiên diễn tại Trung Quốc hồi tháng Chín năm 2013, được đặt dưới sự bảo trợ của Nhóm làm việc chung để thực hiện Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông, được biết đến với tên gọi Declaration of Conduct – DOC, và đó lần đầu tiên nhóm này tổ chức cuộc thảo luận sơ bộ để bàn về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, tức Code of Conduct – COC.
Mặc dù các cuộc hội thảo về DOC và COC được tiến hành song song nhưng Trung Quốc luôn muốn dành thời gian ưu tiên để bàn và thực hiện quy tắc DOC. Tuy nhiên, khối ASEAN thì muốn tham khảo ý kiến ​​riêng biệt về DOC và COC, và sau này nâng nhóm làm việc lên các cấp độ cao hơn nếu cần. Khối ASEAN cũng ủng hộ quan điểm “thu hoạch sớm” về phương pháp tiếp cận COC – nghĩa là ngay sau khi đôi bên đạt được thỏa thuận về một điều nào đó trong bộ quy tắc COC thì cần được đưa ra thực hiện ngay lập tức chứ không phải chờ đợi thỏa thuận về toàn bộ các điều khoản trong COC. ASEAN cũng muốn bộ quy tắc COC kèm theo các điều kiện ràng buộc mang tính pháp lý.
Trong các buổi trò chuyện riêng biệt, các nhà ngoại giao ASEAN cho biết họ muốn hoàn tất bộ quy tắc COC trước cuối năm 2015 khi Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN được hình thành.
ASEAN hiện phải đối mặt với ít nhất hai vấn đề trong việc theo đuổi bộ quy tắc COC với phía Trung Quốc. Đầu tiên, mặc dù DOC đã ràng buộc các bên “phải tự kiềm chế để không làm phức tạp hoặc gia tăng tình hình tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”, nhưng phía Trung Quốc đã liên tục thay đổi hiện trạng và hành động đơn phương để đạt các mục đích mà họ mong muốn.
Ví dụ, hồi tháng Mười một năm 2013, Trung Quốc đơn phương công bố chuẩn bị thành lập Vùng Nhận diện Phòng không ở khu vực Biển Đông. Cũng trong cùng tháng đó, chính quyền tỉnh Hải Nam công bố sửa đổi quy định đánh bắt cá bao gồm gần 60 phần trăm diện tích Biển Đông, trong đó bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Theo quy định sửa đổi thí các tàu thuyền nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh trước khi đánh bắt cá ở khu vực này. Vào tháng Giêng vừa qua, Trung Quốc bắt đầu thường xuyên gửi tàu tuần tra ra khu vực tranh chấp để thực thi các quy định mà họ tuyên bố. Tiếp theo là các bài báo được đưa ra từ cấp chính quyền nói về nhiều vụ bắt giữ tàu cá nước ngoài.
Hôm ngày 9 tháng Ba, các tàu thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã đơn phương ngăn chặn hai tàu Philippines giữa lúc các tàu này tìm cách tiếp tế đội thủy quân lục chiến tại khu vực Bãi ngầm Second Thomas. Sau đó Philippines đã buộc phải tiếp tế đội này bằng đường hàng không. Trong khi đó, ASEAN đã thất bại trong việc thuyết phục Trung Quốc thực hiện quyền tự kiềm chế và giảm bớt căng thẳng trong khu vực.
Vấn đề thứ hai là duy trì sự thống nhất trong khối ASEAN trong quá trình đàm phán quy tắc COC với phía Trung Quốc. Hiện nay các thành viên trong khối ASEAN vẫn còn chia rẽ và khác quan điểm về cách theo đuổi quy tắc COC mang tính ràng buộc. Ví dụ, những căng thẳng chính trị nội địa ở Phnom Penh có thể dẫn đến việc Campuchia một lần nữa đóng vai trò phá hoại theo chỉ thị của Trung Quốc. Chính phủ của ông Hun Sen hiện đang gặp sự phản đối dữ dội và bị cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử quốc gia hồi mùa hè năm ngoái. Trung Quốc hiện nay có dấu hiệu đang dần xa lánh Hun Sen. Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập ở Campuchia, ông Sam Rainsy, hy vọng sẽ tận dụng chủ nghĩa dân tộc và từng tuyên bố lập trường ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu ông Sam Rainsy đắc cử và ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thì có lẽ Campuchia sẽ là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN làm như vậy.
Ngoài ra, bốn quốc gia ASEAN tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng đều có quan điểm khác nhau. Philippines đã phá vỡ thông lệ của ASEAN bằng cách đơn phương nộp đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc yêu cầu đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài nhằm giúp quyết định về các quyền lợi hợp pháp của nước này theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Philippines đã làm như vậy mà không cần tham vấn với các nước thành viên khác trong khối ASEAN. Ngược lại, Trung Quốc tự ra sức vận động các thành viên ASEAN khác không tham gia đơn kiện của Philippines.
Tòa án Trọng tài đã được thiết lập. Hiện nay Philippines phải nộp báo cáo đầy đủ trước ngày 30 tháng Ba, năm 2014. Việt Nam và Malaysia cân nhắc kỹ lưỡng những ưu và khuyết điểm xem liệu có nên tham gia cùng Philippines hay không nhưng có lẽ đến phút này thì hai nước vẫn còn đợi và xem xét tình hình.
Trong khi đó Việt Nam đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và muốn đưa quần đảo này vào trong phạm vi địa lý của bộ quy tắc COC. Các thành viên khác trong khối ASEAN xem quần đảo Hoàng Sa như một vấn đề tranh chấp song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Trái ngược với Philippines, Việt Nam không muốn để các vụ tranh chấp ở Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ song phương với Trung Quốc.
Malaysia và Brunei thì cẩn thận xem xét hồ tranh chấp ở Biển Đông và ít khi đưa quan điểm ra công khai. Tàu đánh cá Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào vùng EEZ của Malaysia. Các tàu bán quân sự của Trung Quốc – hiện được canh tân thành Cảnh sát biển Trung Quốc – cũng thường xuyên thách thức các tàu của Petronas , công ty dầu khí nhà nước đang khai thác tại giàn khoan trong vùng EEZ thuộc chủ quyền của Malaysia.
Vào năm 2013 cũng như vào tháng Giêng năm nay, một tàu Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đi đến tận Bãi ngầm James chỉ cách bờ biển phía Đông Malaysia khoảng 80 kilomét và điểm cực nam trong đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc. Người phát ngôn chính thức của Malaysia đã lên tiếng rằng họ không hề hay biết về sự kiện này.
Các quan chức Malaysia đều nhận thức được các hoạt động đánh cá trái phép của tàu bè Trung Quốc cũng như cách thức mà Trung Quốc đang áp dụng trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc Malaysia. Ví dụ, hồi năm 2013, các nhà ngoại giao Malaysia giới thiệu đến với các học giả các nước ASEAN rằng hình ảnh vệ tinh đã xác nhận tàu của Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc đã đến gần Bãi ngầm James.
Hồi đầu năm nay, sau khi các quan chức Malaysia từ chối không hay biết về việc tàu hải quân Trung Quốc đến gần Bãi ngầm James, giám đốc lực lượng vũ trang Malaysia khẳng định đội tàu Trung Quốc đã bị theo dõi vì chúng “đi lạc vào vùng biển Malaysia … Miễn là các tàu này ở trong vùng nước quốc tế thì tương đối ổn đối với chúng tôi”.
Các quan chức Malaysia nói trong những cuộc trò chuyện riêng rằng đây là lập trường “không thấy không biết” của Thủ tướng Najib Razak, người kiểm soát chính sách Biển Đông và ngăn chặn các tuyên bố chính thức quan trọng có thể ảnh hưởng đến mối bang giao với Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Malaysia trình bày về việc tìm kiếm chuyên cơ MH307 tại một cuộc họp báo, Tân Hoa Xã ngày 15 tháng Ba bình luận rằng [Malaysia] “đã lơ là thực hiện nhiệm vụ hoặc miễn cưỡng trong việc chia sẻ thông tin một cách đầy đủ và kịp thời”.
Philippines đã tổ chức buổi họp đầu tiên của Nhóm Làm việc khối ASEAN hôm 18 tháng Hai nhằm nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận giữa các nước khác nhau. Brunei đã không cử đại diện đến phiên họp và đây có thể xem là một đòn mạnh giáng vào sự đồng thuận của khối ASEAN. Một tháng trước đó, Brunei cũng đã từ chối tham gia cuộc họp với ba quốc gia khác tại buổi gặp cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Miến Điện. Theo một số nhà quan sát thì Malaysia đã đóng vai trò tích cực hơn nhiều so với trước đây.
Trước khi diễn ra cuộc tham vấn ASEAN–Trung Quốc tới đây, Hoa Kỳ đã đóng vai trò chủ động hơn và tìm cách hối thúc Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế khi đưa ra các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các thành viên cốt lõi trong khối ASEAN xem như đã đoàn kết hơn so với trước đây và mưu tìm cách thức để buộc Trung Quốc chấm dứt các hành động đơn phương làm suy yếu an ninh khu vực.
Trung Quốc đã cảnh báo rằng không ai có thể mong đợi kết quả sẽ đạt được nhanh chóng trong việc này. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nhân dân toàn quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi nói “Trung Quốc muốn thực hiện các cuộc trao đổi công bằng và đàm phán cũng như xử lý đúng đắn với phương pháp ôn hòa trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế. Sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về luận điểm này”. Ông Wang nói thêm rằng, “Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt nạt các nước nhỏ nhưng chúng tôi cũng sẽ không bao giờ chấp nhận những lời yêu cầu vô lý từ các quốc gia nhỏ hơn”.
NGUỒN Carlyle A. Thayer, Yale Global
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: