Pages

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Liệu các biện pháp trừng phạt Nga có hiệu quả?


Những người thân Nga phất cờ Nga trước tượng Vladimir Lenin ở Simferopol, 17/3/14
Những người thân Nga phất cờ Nga trước tượng Vladimir Lenin ở Simferopol, 17/3/14
Andre DeNesnera
18.03.2014
Tổng thống Obama áp đặt các biện pháp chế tài đối với những người sau đây vì gây phương hại đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina:
  • Viktor Yanukovych, tổng thống Ukraina bị lật đổ
  • Viktor Medvedchuck, cựu trưởng ban hành chính của tổng thống Ukraina
  • Sergei Asksyonov, thủ tướng Crimea
  • Valentina Marviyenko, chủ tịch thượng viện Nga
  • Dmitry Rogozin, phó thủ tướng Nga
  • Sergei Glazyev, cố vấn tổng thống Nga
  • Vladislav Surkov, trợ lý tổng thống Nga
  • Yelena Mizulina, đại biểu quốc hội Nga
  • Andrei Klishas, đại biểu quốc hội Nga
  • Leonid Slutsky, đại biểu quốc hội Nga
  • Vladimir Konstantinov, chủ tịch quốc hội Crimea
Nguồn: Tòa Bạch Ốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hiệp ước biến Crimea thành một phần của Nga sau cuộc trưng cầu vào cuối tuần qua, trong đó cư dân của bán đảo Ukraine đã biểu quyết áp đảo cho lựa chọn sát nhập vào Nga. Nhưng theo tường trình của thông tín viên VOA Andre de Nesnera từ Washington thì nhiều chuyên gia bên ngoài đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc biểu quyết này.
Kết quả được báo cáo của cuộc trưng cầu ở Crimea mang tính cách áp đảo: 97% những người đi bầu bỏ phiếu cho việc sát nhập vào Nga. Số cử tri đi bầu được công bố là trên 80%.
Tổng thống Nga Putin nói cuộc trưng cầu theo đúng các nguyên tắc quốc tế và dân chủ.
Nhưng nhiều nhà phân tích, trong đó có ông Robert Legvold của trường đại học Columbia, đã nêu thắc mắc về kết quả trên. Ông nhận định:
“Nếu đây là một cuộc biểu quyết trung thực và tất cả các nhóm đều tham gia, tôi sẽ nghĩ rằng thay vì là một cuộc biểu quyết áp đảo, thì kết quả sẽ vào khoảng 52 đến 53%, căn cứ vào tỷ lệ  thành phần các nhóm ở Crimea. Thực tế đó là 97 điểm hay là gì đó và họ báo cáo số cử tri đi bầu là 83%, tạo ra một số nghi ngờ rằng đó không chỉ là cái bóng của sự hiện diện quân sự của Nga, mà thậm chí có thể có hiện tượng thao túng”.
Ông Matthew Rojansky của Trung tâm Wilson nói giới hữu trách thân Nga ở Crimea sẽ không tổ chức trưng cầu nếu họ không có có mức tin tưởng cao về kết quả. Ông nói:
“Cảm nhận của tôi đây là một sản phẩm của thời đại mà trong đó có một gieo rắc sợ hại và áp lực công khai của các phần tử vũ trang tích tụ dần– không phải kiểu  như một họng súng chĩa vào mặt bạn”.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu mô tả cuộc trưng cầu là bất hợp pháp và vi phạm hiến pháp Ukraine. Washington và Brussels đã phản ứng nhanh chóng, áp đặt lệnh cấm du hành và trừng phạt thương mại đối với 28 giới chức Nga và 4 giới chức Ukraine.
Toà Bạch Ốc nói những người bị nhắm đến đó là “thủ hạ” của ông Putin. Ông Matthew Rojansky nhận định:
“Những người mà ông Putin dựa vào, thực sự dựa vào, thân cận với ông ở mức đủ để sẵn sàng chịu thua thiệt, dễ dàng được chuẩn bị để chịu đựng những hậu quả của việc trừng phạt cá nhân trên. Thứ hai, ông Putin đặc biệt giúp đỡ họ để hạn chế những hậu quả của các biện pháp trừng phạt cá nhân đó”.
Ông Rojansky nói trong một năm rưỡi qua, ông Putin đã hối thúc các giới chức cấp cao Nga không nên đầu tư vào các tài sản quốc tế của họ, nói cách khác, đưa của cải của họ trở về Nga. Ông nói tiếp:
“Bất cứ ai tuân theo ông ấy đều đang yên thân và không phải lo lắng về sự trừng phạt quốc tế. Và bất cứ ai không theo thì đó là vấn đề của họ, ông ấy có thể bỏ mặc họ”.
Ông Rojansky tin rằng các biện pháp trừng phạt hiện nay không đủ mạnh trong bối cảnh Nga đã xâm chiếm một quốc gia khác. Giới hữu trách Hoa Kỳ đã khẳng định rằng sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt nếu ông Putin tiếp tục chống lại Ukraina. Ông Rojansky nói:
“Tôi không nghĩ ông Putin tin chúng ta. Tôi không cho rằng ông ấy nghĩ chúng ta thực sự có gan áp đặt những biện pháp trừng phạt thực sự đau đớn, chẳng hạn như trong khu vực năng lượng. Tôi nghĩ ông ấy chỉ không tin vào quyết tâm của chúng ta vì chúng ta không nói rõ ràng rằng chúng ta sẵn sàng trả giá về phía chúng ta”.
Ông Robert Legvold nói những biện pháp trừng phạt mạnh hơn có thể gây hậu quả tiêu cực trên nền kinh tế toàn cầu. Ông nói:
“Mỗi bước leo thang hình phạt hay sự trừng phạt thì cũng làm leo thang cái giá phải trả về phía những người thực hiện, áp đặt các biện pháp trừng phạt đó.”
Các nhà phân tích nói sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, đảo ngược những gì đã xảy ra ở Crimea. Các chuyên gia cũng cho rằng sẽ rất thú vị để xem coi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây sẵn sàng tiến tới đâu trong việc trừng phạt Nga vì những hành động của nước này.

Không có nhận xét nào: