Nền kinh tế Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu nguy hiểm. Tốc độ tăng trưởng giảm, tài chính có nguy cơ lâm vào khủng hoảng trầm trọng… Theo các chuyên gia, đã đến lúc phải tính toán cho kịch bản nền kinh tế này sụp đổ.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. (Ảnh minh họa) |
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Nếu kinh tế nước này sụp đổ, hậu quả có thể sẽ rất tai hại trong ngắn hạn đối với các nền kinh tế thế giới phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhận định đó được tiến sĩ kinh tế học Jean-Joseph Boillot đưa ra trên tạp chí "Thế giới" trong lúc các nhà quan sát và chuyên gia quốc tế tỏ ra lo ngại trước tình trạng đi xuống của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Rõ ràng tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP toàn cầu đang gia tăng, nhưng việc tăng trưởng của nước này giảm liệu có kéo tăng trưởng của thế giới giảm theo và ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu, hay không ?
Theo ông Jean-Joseph Boillot, nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại nhiều có thể sẽ ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng mọi thứ còn phụ thuộc vào kịch bản sẽ diễn ra như thế nào: chững lại từ từ hay khủng hoảng tài chính dữ dội.
Trong trường hợp thứ hai, có thể xảy ra hiện tượng dây chuyền đối các thị trường tài chính của thế giới thông qua một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn châu Á và qua đó đến toàn bộ các thị trường khác. Có rất nhiều sản phẩm tài chính hiện phụ thuộc vào việc nền kinh tế Trung Quốc có lành mạnh hay không, kể cả ở châu Âu.
Nếu căn cứ vào kịch bản theo đó tăng trưởng của Trung Quốc tụt xuống còn 4% hay 5%/năm như người ta bắt đầu lo ngại, có thể sẽ có hai hậu quả.
Thứ nhất, về ngắn hạn, hậu quả thực sự sẽ rất tiêu cực đối với cân bằng thương mại của thế giới. Quả thực, có ít cái để thay thế cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm đó. Các nhà sản xuất Trung Quốc lúc đó sẽ tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá để duy trì nhịp độ sản xuất ở trong nước, đồng thời sẽ giảm mạnh nhập khẩu trang thiết bị và nguyên liệu vì cầu ở trong nước giảm.
Tình trạng mất cân bằng tổng thể đối với Trung Quốc, vốn đã nghiêm trọng, có nguy cơ nghiêm trọng hơn chứ không như người ta nghĩ. Tình hình đó sẽ đặt các nước đã bị thâm hụt vào tình thế rất khó khăn. Các nước phát triển sẽ không phải là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng mà là các nước mới trỗi dậy nhưBrazil hay Ấn Độ. Đấy là chưa nói đến châu Phi, châu lục vốn xuất khẩu ồ ạt tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc.
Thứ hai, cũng về ngắn hạn, nhưng là đối với các thị trường tài chính. Từ khi xuất hiện sức ép theo hướng đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá hay ít nhất là dừng việc tái định giá đồng tiền này bắt đầu từ vài năm nay, có nguy cơ cuộc chiến tiền tệ - vốn bắt đầu từ hơn một năm qua - sẽ quyết liệt hơn. Nếu đồng NDT mất giá, tất cả các đồng tiền khác là đối thủ của đồng NDT sẽ cạnh tranh với nhau và điều đó sẽ đẩy sức ép ngầm gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu vốn là nơi không kiểm soát tỷ giá hối đoái theo yêu cầu cạnh tranh mà chỉ dựa trên cơ sở lạm phát. Tóm lại, tỷ giá hối đoái thực của đồng euro sẽ được nâng lên và điều đó hoàn toàn không có lợi cho việc tạo việc làm.
Rõ ràng tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP toàn cầu đang gia tăng, nhưng việc tăng trưởng của nước này giảm liệu có kéo tăng trưởng của thế giới giảm theo và ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu, hay không ?
Theo ông Jean-Joseph Boillot, nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại nhiều có thể sẽ ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng mọi thứ còn phụ thuộc vào kịch bản sẽ diễn ra như thế nào: chững lại từ từ hay khủng hoảng tài chính dữ dội.
Trong trường hợp thứ hai, có thể xảy ra hiện tượng dây chuyền đối các thị trường tài chính của thế giới thông qua một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn châu Á và qua đó đến toàn bộ các thị trường khác. Có rất nhiều sản phẩm tài chính hiện phụ thuộc vào việc nền kinh tế Trung Quốc có lành mạnh hay không, kể cả ở châu Âu.
Nếu căn cứ vào kịch bản theo đó tăng trưởng của Trung Quốc tụt xuống còn 4% hay 5%/năm như người ta bắt đầu lo ngại, có thể sẽ có hai hậu quả.
Thứ nhất, về ngắn hạn, hậu quả thực sự sẽ rất tiêu cực đối với cân bằng thương mại của thế giới. Quả thực, có ít cái để thay thế cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm đó. Các nhà sản xuất Trung Quốc lúc đó sẽ tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá để duy trì nhịp độ sản xuất ở trong nước, đồng thời sẽ giảm mạnh nhập khẩu trang thiết bị và nguyên liệu vì cầu ở trong nước giảm.
Tình trạng mất cân bằng tổng thể đối với Trung Quốc, vốn đã nghiêm trọng, có nguy cơ nghiêm trọng hơn chứ không như người ta nghĩ. Tình hình đó sẽ đặt các nước đã bị thâm hụt vào tình thế rất khó khăn. Các nước phát triển sẽ không phải là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng mà là các nước mới trỗi dậy như
Thứ hai, cũng về ngắn hạn, nhưng là đối với các thị trường tài chính. Từ khi xuất hiện sức ép theo hướng đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá hay ít nhất là dừng việc tái định giá đồng tiền này bắt đầu từ vài năm nay, có nguy cơ cuộc chiến tiền tệ - vốn bắt đầu từ hơn một năm qua - sẽ quyết liệt hơn. Nếu đồng NDT mất giá, tất cả các đồng tiền khác là đối thủ của đồng NDT sẽ cạnh tranh với nhau và điều đó sẽ đẩy sức ép ngầm gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu vốn là nơi không kiểm soát tỷ giá hối đoái theo yêu cầu cạnh tranh mà chỉ dựa trên cơ sở lạm phát. Tóm lại, tỷ giá hối đoái thực của đồng euro sẽ được nâng lên và điều đó hoàn toàn không có lợi cho việc tạo việc làm.
Hiện tượng thứ hai sẽ xuất hiện trên các thị trường tài chính thông qua các thị trường chứng khoán. Một phần lớn lợi nhuận của các công ty Phương Tây, dù của châu Âu hay Mỹ, trên thực tế có được là nhờ các thị trường mới nổi, cụ thể là ở Trung Quốc, thông qua chi phí sản xuất thấp và lượng sản phẩm bán được tăng mạnh trong những năm gần đây. Đó là xe hơi loại sang của Đức với thị trường nước ngoài hàng đầu hiện nay là Trung Quốc. Nếu lợi nhuận của các công ty này bị ảnh hưởng mạnh bởi tình trạng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chững lại. Điều đó sẽ tác động đến các thị trường chứng khoán. Các thị trường này lúc đó có thể mất từ 20% đến 25%, qua đó tác động đến nền kinh tế thực thông qua việc giảm đầu tư cộng với giảm tín dụng và lợi nhận ngân hàng.
Nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại, điều này có thể sẽ có tác động nghiêm trọng trong ngắn hạn. Con số quan trọng dĩ nhiên là GDP của Trung Quốc, hiện cao thứ hai thế giới, và cả sức nặng của nước này trong thương mại thế giới. Về mặt cơ học, GDP của thế giới có thể sẽ mất khoảng 6-10%.
Nhận định về việc nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất của cú sốc đó, ông Jean-Joseph Boillot cho rằng đó là các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á có mối quan hệ "khép kín" với Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Lượng hàng phụ kiện của các nước nói trên xuất sang Trung Quốc lúc đó sẽ giảm mạnh và các nền kinh tế này khó tránh khỏi chững lại rất nhiều do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nhóm nước thứ hai chịu tác động là các nước xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc giảm sẽ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình rút khỏi Trung Quốc của các nhà đàu tư quốc tế. Trào lưu đó có thể sẽ có lợi cho các nước khác trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu và các nước mới nổi từng bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt trong 20 năm trở lại đây.
Trên thực tế, hiệu ứng trung hạn nói trên đang diễn ra. Từ 5-6 năm nay, người ta thấy hoạt động kinh tế đang dần dần chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác: không những các nước mới nổi như Việt Nam hay Bangladesh, mà cả các nước châu Âu như Pháp. Vấn đề thực sự ở đây là trong khoảng một chục năm nữa, thế giới liệu có đi đến chỗ lặng lẽ chấm dứt sự thống trị của hàng "Made in China" không hay sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Nền kinh tế thế giới không được gì nếu đột ngột kết thúc một hệ thống mà chính các nước Phương Tây đã góp phần khởi động vào giữa những năm 80.
Tại Trung Quốc, lượng tiền mặt hiện đang trong tình trạng bức bối với tỷ giá ngắn hạn lên tới gần 25%. Đó rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát để không gây ra đổ vỡ tín dụng quy mô lớn. Tình trạng hoảng loạn trong lĩnh vực này có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn, vì kể cả ở Trung Quốc, các thị trường tài chính về bản chất là mong manh.
Nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại, điều này có thể sẽ có tác động nghiêm trọng trong ngắn hạn. Con số quan trọng dĩ nhiên là GDP của Trung Quốc, hiện cao thứ hai thế giới, và cả sức nặng của nước này trong thương mại thế giới. Về mặt cơ học, GDP của thế giới có thể sẽ mất khoảng 6-10%.
Nhận định về việc nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất của cú sốc đó, ông Jean-Joseph Boillot cho rằng đó là các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á có mối quan hệ "khép kín" với Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Lượng hàng phụ kiện của các nước nói trên xuất sang Trung Quốc lúc đó sẽ giảm mạnh và các nền kinh tế này khó tránh khỏi chững lại rất nhiều do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nhóm nước thứ hai chịu tác động là các nước xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc giảm sẽ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình rút khỏi Trung Quốc của các nhà đàu tư quốc tế. Trào lưu đó có thể sẽ có lợi cho các nước khác trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu và các nước mới nổi từng bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt trong 20 năm trở lại đây.
Trên thực tế, hiệu ứng trung hạn nói trên đang diễn ra. Từ 5-6 năm nay, người ta thấy hoạt động kinh tế đang dần dần chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác: không những các nước mới nổi như Việt Nam hay Bangladesh, mà cả các nước châu Âu như Pháp. Vấn đề thực sự ở đây là trong khoảng một chục năm nữa, thế giới liệu có đi đến chỗ lặng lẽ chấm dứt sự thống trị của hàng "Made in China" không hay sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Nền kinh tế thế giới không được gì nếu đột ngột kết thúc một hệ thống mà chính các nước Phương Tây đã góp phần khởi động vào giữa những năm 80.
Tại Trung Quốc, lượng tiền mặt hiện đang trong tình trạng bức bối với tỷ giá ngắn hạn lên tới gần 25%. Đó rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát để không gây ra đổ vỡ tín dụng quy mô lớn. Tình trạng hoảng loạn trong lĩnh vực này có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn, vì kể cả ở Trung Quốc, các thị trường tài chính về bản chất là mong manh.
Tuy nhiên, xem xét lượng tiền mặt mà Trung Quốc đổ vào ồ ạt, người ta có cảm giác Ngân hàng trung ương của nước này sẽ hành xử như Cục dự trữ liên bang Mỹ thời hậu Lehman Brothers hơn là Ngân hàng trung ương châu Âu.
Trong trường hợp đồng NDT bị mất giá, ông Jean-Joseph Boillot, người từng là cố vấn cho Bộ Tài chính Pháp về nhiều vùng mới nổi trong những năm 1990, khẳng định sẽ dẫn đến hậu quả. Trước hết, chắc chắn là đối với xuất khẩu, cạnh tranh sẽ không trung thực như người ta thường nói, nhưng quan trọng nhất là tác động đối với cầu ở trong nước của Trung Quốc.
Trong trường hợp đồng NDT bị mất giá, ông Jean-Joseph Boillot, người từng là cố vấn cho Bộ Tài chính Pháp về nhiều vùng mới nổi trong những năm 1990, khẳng định sẽ dẫn đến hậu quả. Trước hết, chắc chắn là đối với xuất khẩu, cạnh tranh sẽ không trung thực như người ta thường nói, nhưng quan trọng nhất là tác động đối với cầu ở trong nước của Trung Quốc.
Đồng NDT mất giá cũng sẽ tác động xấu đến tiêu thụ ở trong nước, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu vì sẽ đắt hơn nhiều. Như vậy, chắc chắn thế giới sẽ không được gì nếu khủng hoảng nổ ra có thể sẽ chặn đứng việc tái định giá đồng NDT. Trái lại, thế giới cần có một đồng NDT mạnh để kích thích thị trường trong nước và phục hồi sức cạnh tranh của châu Âu.
Lương Minh (lược dịch)
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét