Pages

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Trong nước tưởng niệm ngày Trung Cộng thảm sát người Việt Nam ở đảo Gạc Ma


SBTN_Ngày 14-3 năm nay, nhằm kỷ niệm 26 năm ngày Trung Cộng cho tàu chiến tàn sát hàng loạt thanh niên Việt Nam tại đảo Gạc Ma, một đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đã có 64 công binh bộ đội Việt Nam không trang bị vũ khí đã bị Trung Quốc thảm sát, nhưng nhiều năm trước chế độ CSVN bưng bít thông tin không muốn cho ai quan tâm đến sự kiện này.

Một ngày trước ngày tưởng niệm, nhiều tin tức mâu thuẫn nhau được đưa ra trong nước. Mặc dù lệnh từ Nguyễn Tấn Dũng cho phép báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên…v.v được đăng chuyện Trung Quốc giết người Việt trên đảo Gạc Ma, nhưng không khí bên ngoài thì căng thẳng: Công an chìm có mặt ở nhiều nơi để theo dõi và sẳn sàng bắt bớ những ai có ý định xuống đường biểu tình tưởng niệm ngày 14-3. Nhiều nhân sĩ, trí thức ở Saigon, Hà Nội bị công an gửi giấy triệu tập làm việc bất thường hoặc bị canh cửa, theo dõi suốt ngày.
Tuy vậy, nhiều cuộc tưởng niệm từ Nam chí Bắc đã diễn ra âm thầm, mục đích của các cuộc tưởng niệm này nhằm vào chuyện nhắc nhở không quên Trung Quốc là kẻ thù không đội trời chung, cũng như nhắc việc những kẻ bán nước đang lăm le giao sinh mạng của tổ quốc và dân tộc cho Bắc Kinh.
Trên báo Tuổi trẻ, người ta thấy rõ một chiến dịch nhắc lại lịch sử đầy những ẩn ý. Báo này được cho phép gợi ý xây một đài tưởng niệm 64 người bị Trung Quốc thảm sát để ghi nhớ sự kiện này. Đây có thể coi là sự kiện có một không hai, vì sau 1990, hầu hết các dấu tích về các vụ xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc đều được lệnh của Hà Nội là phải đục bỏ, thậm chí xóa khỏi trong các chương trình giáo dục lịch sử.
Một ngày trước lễ tưởng niệm, có tin hành lang là Nguyễn Tấn Dũng có ý định cho biểu tình có kiểm soát ở một vài nơi nhằm ghi nhớ ngày này, cũng như thử độ nóng trong dân chúng về chuyện chống Trung Quốc, thế nhưng đến khuya ngày 13-3, chuyện này đã bị hủy bỏ bởi các ý kiến khác, khẩn cấp từ Bộ Chính trị.
Chính vì thay đổi bất thường này mà các hoạt động đánh lạc hướng dư luận ở Hà Nội do chính quyền thường xuyên tổ chức đã không diễn ra, các nhóm tổ chức lễ tưởng niệm cũng không gặp bất kỳ cuộc trấn áp nào như thường lệ.
Ngay trên trang web của Nguyễn Tấn Dũng, cũng là trang duy nhất của giới lãnh đạo CSVN, cũng có tin tức ghi nhớ về cuộc thảm sát này. Thậm chí trong trang cũng có bài viết nhắc lại sự kiện này với giọng điệu tố cáo, cũng như thái độ không hề thân thiện với những sự kiện mới có liên quan đến Trung Quốc. – PVVN

Không có nhận xét nào: