Pages

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Báo chí TQ nói gì vụ thảm sát Paris?

Báo chí Trung Quốc lên án vụ tấn công văn phòng Paris của tạp chí Charlie Hebdo trong khi đặt các câu hỏi về tự do ngôn luận phương Tây.
Mô tả các tay súng là "dã man", Tân Hoa Xã nói khủng bố đã trở thành mối đe dọa chung cho thế giới và chỉ ra các vấn đề trong chính sách chống khủng bố của Pháp.
"Trong những năm gần đây, Pháp đã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự ở Libya và gần đây tham gia vào lực lượng do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS), điều đó khiến Pháp trở thành mục tiêu dễ bị nhắm tới.

"Tự do tín ngưỡng và chính sách di trú lỏng đã gây lây lan chủ nghĩa cực đoan tại nước này", bài phân tích của Tân Hoa Xã viết.
Trong khi đó Hoàn Cầu Thời Báo phiên bản tiếng Trung đổ lỗi "tự do ngôn luận" đã gây căng thẳng sắc tộc trong các xã hội phương Tây.
"Nhiều người Hồi giáo sống tại phương Tây cảm thấy họ không được tôn trọng và tin tưởng. Một số ít báo chí phương đã có nhận xét châm biếm về đấng tiên tri Hồi giáo tuy người phương Tây nghĩ rằng đây là "tự do báo chí".
Một số người phương Tây thậm chí còn bảo vệ đây là một giá trị tự do phương Tây, báo này viết.
Nhận định về việc Thủ tướng Anh ủng hộ tự do báo chí sau vụ thảm sát, bài xã luận chỉ ra rằng giới lãnh đạo phương Tây đã "miễn cưỡng" thuyết phục truyền thông kiềm chế vì sợ mất phiếu khi tranh cử.
"Làm sao có thể để người Hồi giáo cảm thấy họ được tôn trọng? Đây là một chủ đề chung mà phương Tây đối diện cũng như các xã hội đa tôn giáo gặp phải," báo này viết.
Một bài trên cổng tin tức Người quan sát nói thêm rằng tự do báo chí tại phương Tây chẳng hề giúp mà còn làm gia tăng căng thẳng trong các xã hội của họ.
"Vì vậy thiếu cái tự do như vậy ở Trung Quốc thực ra lại là điểm son cho tất cả các nhóm người thiếu số tại nước này", báo này viết.
Báo chí quốc tế
Vụ tấn công ở Paris hôm 7/1 được xem là 'vụ 11/9 của báo chí thế giới'.
Đồng loạt tất cả các tờ báo lớn từ nhiều nước trên thế giới hôm nay đều đăng bài bình luận về vụ việc chấn động làng báo này. Một số báo còn đăng lại trang bìa gần đây nhất của Charlie Hebdo trên trang bìa của mình.
Tờ Équippe vốn chuyên về thể thao của Pháp cũng đăng một bức biếm họa trên trang bìa với dòng chữ có nghĩa: Đội bóng Tự do-Đội bóng Man rợ: 0-12.
Tờ Figaro cánh hữu kêu gọi công chúng Pháp đừng tưởng rằng cuộc tấn công này chỉ là cuộc tấn công vào nước Pháp mà là 'tấn công vào nền văn minh của chúng ta vốn cho phép phụ nữ bình đẳng với nam giới, quyền tự do tư tưởng là bất khả khoan nhượng và quyền tự do biểu đạt là điều bắt buộc tuyệt đối'.
Tờ Libération của cánh tả kêu gọi tất cả mọi người dân của nền cộng hòa phải nhận diện 'kẻ thù là chủ nghĩa khủng bố chứ không phải Hồi giáo' và phải xem 'những người đồng bào theo đạo Hồi của chúng ta là những nạn nhân đầu tiên của sự cực đoan này'.
Các báo của thế giới Ả Rập và Hồi giáo đều lên án cuộc tấn công nhưng có một vài bài bình luận đã cáo buộc chính phương Tây 'đã nuôi dưỡng khủng bố ngay từ đầu'.
Tờ nhật báo Al-Sharq al-Awsat do Ả Rập Saudi sở hữu lên án 'những kẻ cực đoan từ trong lòng Hồi giáo chúng ta'.
Báo Yeni Akit của Thổ Nhĩ Kỳ vốn có quan điểm ủng hộ Hồi giáo không lên án vụ tấn công một cách không nhầm lẫn mà nói rằng đây là 'phản ứng có thể đoán trước đối với việc sỉ nhục đạo Hồi'. Tờ báo này còn phỏng đoán rằng vụ này sẽ làm cho phương Tây 'tăng thêm khó dễ cho người Hồi giáo giống như hồi sau vụ 11/9 ở Mỹ'.
Tờ Al-Watan của Ai Cập buộc tội Pháp 'đã góp phần vào sự phát triển và lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố'.
Tờ Hemayat của Iran đặt dấu hỏi 'tại sao những kẻ tấn công có thể rời khỏi hiện trường dễ dàng như thế' và cho đây là 'bằng chứng quan trọng' cho thấy 'có sự hợp tác giữa Nhà nước Hồi giáo và Israel để̀ đạt được muc̣ tiêu của chế độ này trên khắp thế giới'.
Tờ Sharq cũng của Iran khuyên phương Tây hãy tránh những vụ việc tương tự bằng cách 'xem lại chính sách đối với thế giới Hồi giáo và khu vực Trung Đông'.

Không có nhận xét nào: