Pages

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Những điều người dân cần biết về lạm phát

Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng dần dần mức giá chung của các hàng hoá và dịch vụ. Lạm phát được đo lường bằng cách tính tỷ lệ gia tăng (phần trăm) hàng năm, thể hiện qua báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tiến hành hàng tháng.
Khi lạm phát tăng, thì sức mua giảm, dẫn đến giá trị tài sản cố định bị ảnh hưởng; do đó, các công ty phải điều chỉnh giá của hàng hoá và dịch vụ, khiến cho thị trường tài chính phản ứng lại, và xuất hiện sự thay đổi trong cơ cấu thành phần các danh mục đầu tư.
Lạm phát, ở mức độ này hay mức độ khác, là điều không thể tránh khỏi. Người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư đều chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ mức ộ tăng trưởng của giá cả. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố khác nhau trong quá trình đầu tư dưới tác động của lạm phát giúp bạn với tư cách là nhà đầu tư xác định các dữ liệu mình cần lưu ý.

Quá trình lập báo cáo tài chính và giá cả thay đổi
Tại Mỹ, trong giai đoạn từ 1979 tới 1986, Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính (FASB) thử nghiệm "phương pháp hạch toán theo lạm phát", đòi hỏi các công ty trong những báo cáo thường niên của mình phải có thông tin kế toán chi phí hiện hành (chưa được kiểm toán) và giá trị đô la cố định bổ sung. Các chỉ dẫn đối với phương pháp này được trình bày trong Báo cáo chuẩn mực Kế toán Tài chính số 33, theo đó "lạm phát khiến các báo cáo tài chính theo giá phí lịch sử thể hiện lợi nhuận ảo và che giấu sự hao mòn vốn.
Báo cáo chuẩn mực Kế toán Tài chính số 33 đã được âm thầm bãi bỏ vào năm 1986. Tuy vậy, những nhà đầu tư nghiêm túc nên có hiểu biết hợp lý về cách giá cả thay đổi có thể tác động đến các báo cáo tài chính, hoàn cảnh thị trường và lợi nhuận đầu tư.
Báo cáo tài chính công ty
Trong bảng cân đối kế toán, tài sản cố định - đất đai, nhà xưởng và trang thiết bị - được định giá theo các mức giá khi mua (giá nguyên thuỷ), có thể bị giảm đi đáng kể so với giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Thật khó để khái quát hóa, nhưng đối với một số doanh nghiệp, sự chênh lệch giá hiện tại và giá nguyên thuỷ này có thể thêm vào tài sản công ty, nâng vị thế vốn của công ty lên và cải thiện tỷ lệ nợ/vốn.
Về mặt chính sách kế toán, các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập sau xuất trước (LIFO) thì trong hoàn cảnh lạm phát, chi phí và giá cả gần khớp với nhau nhiều hơn. Không đi sâu vào lĩnh vực kế toán, phương pháp LIFO làm giảm bớt giá trị hàng tồn kho, tăng chi phí bán hàng và nhân công, và do đó hạ thấp thu nhập trong báo cáo. Các nhà phân tích tài chính có xu hướng thích sự giảm bớt hoặc tác động vừa phải lên tình trạng tài chính và thu nhập của công ty, được tạo ra nhờ áp dụng các phương pháp định giá LIFO đối lập với những phương pháp khác, chẳng hạn phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) hay chi phí bình quân.
Tâm lý thị trường
Mỗi tháng, Cục Thống kê Lao động Bộ Thương mại Mỹ báo cáo về 2 chỉ số lạm phát quan trọng: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI). Những chỉ số này theo thứ tự là 2 thước đo quan trọng nhất về lạm phát bán sỉ và bán lẻ. Chúng được các nhà phân tích tài chính theo dõi chặt chẽ và giới truyền thông đặc biệt chú ý.
Việc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI ) có thể làm cho thị trường hướng đi lên hoặc đi xuống. Các nhà đầu tư dường như không bận tâm với xu hướng đi lên (lạm phát thấp hoặc vừa phải) nhưng lại rất lo lắng khi thị trường rớt giá (lạm phát cao hoặc tăng nhanh). Điều quan trọng phải ghi nhớ về những dữ liệu này là xu hướng của cả hai chỉ số trong một khoảng thời gian dài có ý nghĩa với nhà đầu tư nhiều hơn bất kỳ đợt công bố riêng lẻ nào. Các nhà đầu tư được khuyên rằng nên tiếp nhận thông tin này một cách chậm rãi và không nên phản ứng thái quá với các biến động của thị trường.
Lãi suất
Một trong những vấn đề được báo chí tài chính đưa tin nhiều nhất là Ngân hàng trung ương giải quyết vấn đề lãi suất như thế nào. Những cuộc họp định kỳ của Ủy ban Thị trường Tự do Liên bang (FOMC) là sự kiện tin tức quan trọng trong giới đầu tư. Ủy ban Thị trường Tự do Liên bang (FOMC) sử dụng lãi suất mục tiêu quỹ liên bang như là một trong những công cụ chủ yếu để điều tiết lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu áp lực lạm phát đang lớn dần và tăng trưởng kinh tế đang gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang sẽ nâng lãi suất mục tiêu quỹ liên bang để tăng chi phí vay và hạ nhiệt nền kinh tế. Nếu trường hợp ngược lại xảy ra, Cục Dự trữ Liên bang sẽ đẩy lãi suất mục tiêu của mình xuống thấp hơn.
Các nhà kinh tế học đều biết rõ điều này, nhưng thị trường cổ phiếu ưa thích với một môi trường lãi suất thấp hơn một môi trường lãi suất cao, được hiểu là một viễn cảnh lạm phát từ thấp đến vừa phải. Nó còn được gọi là "Goldilocks" - tức là - tỷ lệ lạm phát không quá cao, không quá thấp mang lại quãng thời gian tươi đẹp nhất cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Sức mua trong tương lai
Người ta thường cho rằng vì các công ty có thể tăng giá hàng hoá và dịch vụ của họ nên cổ phiếu là biện phạm bảo hộ chống lạm phát tốt hơn những khoản đầu tư có thu nhập cố định. Đối với những nhà đầu tư trái phiếu, lạm phát, bất kể mức độ nào, cũng ăn vào tiền vốn của họ và làm giảm sức mua trong tương lai. Lạm phát khá lành trong thời gian gần đây; tuy nhiên các nhà đầu tư chưa thể chắc chắn về tương lai. Ngay cả những nhà đầu tư bảo thủ nhất cũng nên cần thận trọng duy trì mức cổ phiếu hợp lý trong danh mục đầu tư của họ nhằm tự bảo vệ mình trước những tác động ăn mòn của lạm phát.
Kết luận
Lạm phát sẽ luôn đồng hành cùng chúng ta; đó là hiện thực của nền kinh tế. Lạm phát không tốt cũng không xấu, nhưng chắc chắn có tác động đến môi trường đầu tư. Các nhà đầu tư cần hiểu những tác động của lạm phát và cơ cấu danh mục đầu tư của mình cho phù hợp. Có một điều chắc chắn: tuỳ vào hoàn cảnh cá nhân, nhà đầu tư cần duy trì sự kết hợp các khoản đầu tư vốn và đầu tư thu nhập cố định với lợi nhuận trên thực tế tương xứng để giải quyết các vấn đề lạm phát.

Không có nhận xét nào: