Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, tiếng Anh và Accord de partenariat transpacifique, tiếng Pháp) là một thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Á châu - Thái Bình Dương. Hiệp định, thoạt tiên, được sự đồng thuận giữa các quốc gia : Brunei, Chí lợi (Chile), Tân tây lan (New Zealand) và Tân gia ba (Singapore) ngày 03.06.2005, có hiệu lực từ ngày 28.05.2006. Sau đó, 5 nước tham gia đàm phán để gia nhập là: Uùc đại lợi (Australia), Mã lai (Malaysia), Peru, Hoa kỳ, và Việt Nam. Ngày 14.11.2010, cuối Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế (APEC, Asia-Pacific Economic Cooperation, tiếng Anh và Coopération économique pour l’Asie-Pacifique, tiếng Pháp) tại Nhật bản, lãnh đạo 10 quốc gia (9 nước trên và Nhật bản, Japan) đã tán thành lời đề nghị của Tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu các cuộc đàm phán tại kỳ Thượng đỉnh APEC năm 2011 tại Hoa kỳ. Sau cùng, Mễ tây cơ (Mexico) và Gia nã đại (Canada) cũng tham gia đêă đưa tổng số nước dự tuyển là 12. Từ đó đến nay, đã có 20 vòng đàm phán mà việc hình thành vẫn chưa xong.
Trong thời gian gần đây, Tổng thống Barack Obama cho biết các quan chức Trung quốc đã ngỏ ý muốn tham gia Hiệp định này. Đây là điều đã không được dự trù trước vì ý đồ Mỹ khi hình thành TPP là để tái cân bằng về lực lượng chính trị, quân sự và kinh tế, trong đó có thương mại ở Á châu. Trong 12 quốc gia đang thương thảo để thành hình TPP thì 11 đang là nước tư bản, chỉ duy có Việt Nam là nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Hoa kỳ mặc nhiên được coi là đại diện các nước khác để đặt vấn đề nhân quyền và quyền lao động tại các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà chỉ có công đoàn của đảng cộng sản chèn ép công nhân để có giá thành thấp. Về dân số, Việt Nam đứng thứ tư sau Mỹ, Mexico, Canada nhưng về Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) {Gross Domestic Product (GDP), tiếng Anh và Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp} lại nhỏ nhất.
Mục tiêu TPP là nhằm giảm bớt các loại thuế xuất nhập cảng giữa các nước thành viên và thỏa thuận toàn diện các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền... Đây là những điều khoản mang tính chuyên môn, do đó, trong bài này, chúng ta chỉ đề cập đến những hứa hẹn mà Nhà nước dân chủ Hoa kỳ đặt ra cho Nhà nước cộng sản Việt Nam nhằm tạo sự bình đẳng mậu dịch giữa các quốc gia thành viên tương lai.
I./ NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ.
A. Về nền kinh tế.
1./ Việt Nam áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự Trung cộng, hai quốc gia thực thi duy nhất trên thế giới, tức một cơ chế quản lý kinh tế được đảng Cộng sản Việt triển khai trong nước từ thập niên 1990 và việc thực thi nó cũng được ghi vào Hiến pháp (Điều 51). Các kinh tế gia đảng chỉ có thể hiểu đây là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau 20 năm thi hành, kết quả hoàn toàn trái ngược :
- nợ công gia tăng 50-60% so với TSLQN theo Bộ Tài chính nhưng các chuyên viên ngoại quốc ước tính trên 106%, theo tiêu chuẩn Ngân hàng Thế giới đặt ra. Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) ngày 03.05.2015 ghi nợ công Việt Nam đã lên tới 89,07 tỷ mỹ kim, tăng 3 tỷ trong vòng 5 tháng. Tính trung bình, người Việt Nam hiện gánh nợ này hơn 979,77 mỹ kim. Ngày 03.09.2014, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết phải phát hành khoảng 1 tỷ mỹ kim trái phiếu quốc tế vì không có ngoại tệ để thanh toán nợ đáo hạn ;
- Trong báo cáo triển vọng hệ thống Ngân hàng Việt Nam năm 1914 của Công ty thẩm lượng tín dụng Moody ngày 18.02.1914 đánh giá tỷ lệ nợ xấu gần 15% tổng số dư nợ, thay vì chỉ 4,70% như Ngân hàng Nhà nước công bố tháng 10/2013. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ở Hà nội nói với Phóng viên Nam Nguyên (RFA) ngày 19.08.2014: « Hiện giờ theo những thông tư được biết thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ những nợ khó đòi và nợ xấu… nhưng ngân hàng không làm. Cho nên tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi 7%, 8%, 9% hay 15%, 17% chẳng ai biết rõ được.
- Với những con số thống kê bất nhất như vậy, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhận định ‘Các con số Việt Nam cứ thế nào ấy. Tôi không dám tin. Thế mà chúng ta lại đem số liệu đấy ra phân tích nữa thì chắc là càng không đúng’ khi nghe Báo cáo thống kê nửa chặng đường phát triển kinh tế Việt Nam trong 5 năm 2011-2015. Khi lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế nước nhà suy giảm, rất ít người phân tích những sai lầm chủ quan, thường viện vào 2 lý do : tác động bên ngoài (kinh tế thế giới khó khăn) và những vấn đề nội tại bên trong. Tuy đúng nhưng không phải trọng yếu. Kinh tế thế giới khó khăn, vẫn có các nước trong khu vực cùng chịu ảnh hưởng như chúng ta nhưng lại không bị tác động mạnh. Về các vấn đề nội tại khó khăn là chuyện đã hàng chục năm nay, chứ có phải là mới đâu. Vì vậy nếu chỉ lý giải dựa trên hai lý do này thì chưa đủ’, ông Khoan nhận định (báo Dân Việt, 24.09.2013).
Để đơn giản hóa sự tìm hiểu, chúng ta có thể nói : cụm từ ‘kinh tế thị trường’ chỉ để cho thấy Việt Nam cũng có một nền kinh tế như những nước khác, nhưng ‘xã hội chủ nghĩa’ có nghĩa là ‘cộng sản’, tức ‘công hữu tài sản’ làm cho mọi người sợ. Trong thực tế, chiêu bài ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý’ đã tạo dịp để đảng viên tham nhũng tràn lan, gây cảnh ‘dân oan’ phải đổ máu và thiệt mạng khắp nước.
2./ Hoa kỳ, cũng như các nước dự tuyển TPP, đều áp dụng nền kinh tế thị trường. Theo đó, các sinh hoạt kinh tế đều do tư nhân vận dụng theo định luật ‘cung cầu’ (loi d’offre et et demande) tức xí nghiệp sản xuất (cung) hàng hóa khi có người mua (cầu). Quyền tư hữu các phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền này phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty này là thành thành phần kinh tế tư nhân, chủ yếu của nền kinh tế tư bản.
B. Tổ chức công quyền.
1./ Hoa kỳ thực thi Tam quyền phân lập, tức quyền lực quản lý nhà nước được chia làm ba Lập pháp (làm luật), Hành pháp (thi hành luật) và Tư pháp (xét xử các hành vi phạm luật) nhằm mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng trước pháp luật. Những quyền này được trao cho ba cơ quan khác nhau, độc lập nhưng không biệt lập với nhau : Quốc hội, Chính phủ và hệ thống Tòa án các cấp. Do không biệt lập, các cơ quan này có thể kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Trong thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Ngoài ra, Hoa kỳ có hệ thống chính trị đa đảng với lưỡng đảng (Cộng hòa và Dân chủ) đủ mạnh để thực thi nguyên tắc Đa số và Thiểu số, hay Đối lập tại cơ quan Lập pháp.
2./ Việt Nam có độc đảng Cộng sản, toàn quyền nhưng vô trách nhiệm. Đảng ban chức quyền cho nhân viên các cơ quan, hầu hết đều có đảng tịch. Đa số vừa làm luật lẫn thi hành luật hay vừa làm luật kiêm nhiệm xử án. Điều đó chứng minh không có dân chủ ở Việt Nam vì người dân có quyền bầu trực tiếp đâu. Điều 2.3 Hiến pháp 2013 quy định: ề Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp Ừ. Hiện nay, bộ máy nhà nước được tổ chức theo hướng tập trung quyền lực tuyệt đối vào đảng Cộng sản cầm quyền. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định ‘Nhà nước ta không tam quyền phân lập’.
II./ TIẾN TRÌNH BUÔN BÁN GIỮA MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG SẢN.
A./ Hiệp ước Thương mại Song phương (United States-Vietnam Bilateral Trade Agreement, BTA). Để ký được hiệp định này, hai nước đã phải mất tới 5 năm với 11 vòng đàm phán: Vòng 1 bắt đầu từ ngày 21.01.1996 tại Hà nội đến vòng 11 ngày 03.07.2000 tại Washington để hoàn tất và được ký kết ngày ngày 13.07.2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Hiệp ước Thương mại này được chuyển qua Quốc hội để phê chuẩn.
Lúc đó, Việt Nam chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO: World Trade Organization), lại muốn hưởng những điều kiện buôn bán bình thường với Hoa kỳ, nên cần phải có một Thương ước. Hiệp ước Thương mại song phương đó đòi hỏi phài có sự phê chuẩn của Quốc hội. Quốc hội Hoa kỳ, để rõ sự việc trước khi biểu thảo luận, đã tham ý Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cơ quan có nhiệm vụ cố vấn Hành pháp và Lập pháp về tình trạng vi phạm Tự do Tôn giáo trên thế giới. Vì thế, Uũy ban đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong có Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý và Thượng tọa Thích Thái Hòa ở Việt Nam tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau phiên điều trần, Uũy ban đưa ra các khuyến cáo giới cầm quyền Việt Nam mà các điểm chính là:
- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,
- Trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm và quản chề vì lý do tôn giáo,
- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Sau đó, Ban Đối thoại với Việt Nam Quốc hội lại mời Linh mục Lý điều trần tại Hạ nghị viện vào ngày 16.05.2001 (giờ Washington). Do Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt để đọc bản điều trần của Cha. Đáp câu hỏi mà các Dân biểu Mỹ đã đặt cho những nhân vật Việt ở trong và ngoài nước và người ngoại quốc ‘Quốc hội Hoa kỳ có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA) với Việt Nam vào mùa Xuân 2001 không ? Việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến Tự do Tôn giáo tại Việt Nam’. Nhiều vị được mời tham vấn đã không trả lời câu hỏi này, nhưng Cha Lý đã viết : ề Là một nhà tu hành, không chuyên môn về vấn đề thương mại và chính trị, chỉ đứng trên quan điểm một người Việt, yêu Tổ quốc nồng nàn và thiết tha đến nhân quyền của đồng bào, tôi xin đóng góp các ý kiến thô thiển như sau:
1. Việt Nam rất cần BTA để phát triển kinh tế. Trên nguyên tắc, tôi thiết tha mong ước nước tôi được các nước tin cậy, trong đó có Hoa kỳ, để nước tôi được sớm giàu mạnh, dân tộc tôi được no ấm hạnh phúc, đồng bào tôi được văn minh và phát triển về mọi mặt.
2. Nhưng nếu cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn duy trì chế độ toàn trị độc đoán, không tôn trọng các quyền tự do cơ bản của dân chúng, mà Hoa kỳ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho CSVN duy trì việc cai trị độc đoán nầy, thì Hoa kỳ chỉ giúp cho thiểu số đang cầm quyền thêm thuận lợi, kéo dài đau khổ cho Dân tộc chúng tôi, còn thực tế tuyệt đại đa số người dân thấp cổ bé miệng chúng tôi chỉ hưởng được đôi điều rất ít ỏi không đáng kể do BTA nhưng phải oằn vai gánh chịu kiếp đọa đày áp bức lâu dài thêm.
3. Về việc ký kết và phê chuẩn các Hiệp ước với CSVN thì tôi thiết tha kêu gọi Hoa kỳ không nên tin vào sự ngay thẳng giả tạo của CSVN như chính Hoa Kỳ đã kinh nghiệm một cách chua cay trong nhiều năm qua.
4. CSVN đã ký rất nhiều Hiệp ước về Nhân quyền, nhưng không thực tâm tuân giữ, chỉ muốn ký để lừa gạt cộng đồng quốc tế mà thôi. Nếu các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế dễ dàng chấp thuận cho CSVN ký kết thì tạo nên 3 hậu quả tai hại : Thứ nhất, làm cớ cho CSVN rêu rao rằng họ đang có đầy đủ nhân quyền, tạo nên một hình ảnh không trung thực về CSVN. Thứ hai, làm giảm uy tín các Tổ chức này vì đã tỏ ra quá ngây ngô nhẹ dạ, bị CSVN lừa gạt quá dễ dàng. Thứ ba, có tội lớn với nhân dân Việt Nam vì tiếp tay cho CSVN tiếp tục cai trị dân chúng trong độc đoán áp bức, biết đến bao giờ mới chấm dứt. Ví dụ, CSVN đã ký tên xin gia nhập Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ngày 24.09.1982, nhưng những điều 18, 19 về quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tư do ngôn luận, không họ bao giờ tuân thủ.
5. Vì vậy, nếu Hoa kỳ thật lòng yêu thương Dân tộc quá bất hạnh thương đau của chúng tôi, thật lòng quan tâm đến vấn đề nhân quyền, và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo trên đất nước chúng tôi, thì Hoa kỳ không nên tiếp tay làm cho CSVN kéo dài thêm chế độ độc đoán toàn trị mà nên : vừa ngưng ngay những hiệp ước tai hại, vừa tìm mọi cách gây sức ép để Việt Nam sớm có dân chủ, tự do thực sự ».
Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, khoảng 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án ở Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’ và ‘không tuân theo lệnh quản chế hành chánh’. Nhiều người Công Giáo, giáo sĩ lẫn giáo dân, vì lý do nào đó, đã kết luận: Linh mục Lý làm chính trị. Thời gian trôi qua, đến nay, những điều Cha đã tiên tri đã trở thành Sự Thật: BTA có giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, nhưng tiền lời chỉ chạy vào tay những kẻ nằm trong các nhóm lợi ích. Người nghèo ngày càng thiếu ăn, nhà cửa họ bị bọn tư bản đỏ thuê đảng viên cầm quyền sai công an và côn đồ cướp phá. Nếu chống lại, nhân danh luật rừng, chúng thẳng tay đánh đập và, trong nhiều trường hợp, giết chết nạn nhân. Trước kia, các Cha Dòng Chúa Cứu thế đã hiệp dâng Thánh Lễ để cầu nguyện Công lý và Hòa bình, nhưng từ vài tháng nay, Nhà Dòng với Bề trên Giám tỉnh mới, Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt này đã bị ngưng…
Trước áp lực của hành và lập pháp các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng phải bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
(Vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét