1* Mở bài
Nhân quyền của dân tộc Việt Nam không phải là nhu cầu hàng đầu của Mỹ. Đó là điều kiện mang tính chính nghĩa và văn minh mà Mỹ đưa ra để bắt chẹt các chế độ độc tài như Cộng Sản, vì độc tài làm gì có nhân quyền.
Vậy thì đàng sau cái chính nghĩa nhân quyền đối với Việt Nam là cái gì?
Xin trả lời ngay rằng, đó là Vịnh Cam Ranh. Nhân quyền là điều kiện mà Việt Nam rất khó thực hiện, và Mỹ dùng nó để bắt chẹt Việt Nam trong thương lượng cho VN gia nhập nhóm kinh tế “Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương” (TPP=Trans-Pacific Partnership).
Tổng quát là như thế, nhưng thực tế còn gặp quá nhiều khó khăn, Tuy nhiên kết cuộc thì nhu cầu của hai bên cũng có thể đạt được.
Về phía Mỹ, hành pháp của Tổng Thống Obama bị Quốc Hội kiểm soát vì hiệp định phải có Thượng Viện Mỹ phê chuẩn mới có hiệu lực, nhưng vừa qua Thượng Viện đã bật đèn xanh cho hành pháp có rộng quyền đàm phán về TPP.
Về phía Việt Nam, có hai trở ngại: trong nội bộ và đối với Trung Cộng. Trong nội bộ còn có những người bảo thủ, cứ khư khư ôm cái xác chết của hai thằng Tây râu rìa và trán sói (Mác-Lênin). Một số gọi nôm na là thân Trung Cộng mà thực chất là làm tay sai bán nước, cố bám khư khư vào 4 tốt và 16 chữ vàng.
Đối với Trung Cộng, thì Việt Cộng đã bị lệ thuộc quá nhiều vào quan thầy Tàu khựa nầy: kinh tế, chiến lược quân sự, chính trị…lo sợ bị quan thầy ra tay trừng phạt bằng bài học thứ hai.
Cuối cùng, Việt Nam đi dây giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.
Đối với Trung Cộng thì VN viện dẫn chính sách ngoại giao đa phương, đã cho Nga xử dụng Cam Ranh, thì cũng có thể cho Mỹ xử dụng Cam Ranh, và nếu muốn thì Trung Cộng cũng có thể xử dụng Cam Ranh như Nga và Mỹ.
Việt Nam đi dây. Mỹ phải tỏ sức mạnh quân sự để lãnh đạo và bảo vệ đồng minh trong chiến lược xoay trục về châu Á. Cụ thể là bảo vệ Việt Nam. Mỹ phải chứng tỏ và bắt buộc phải bảo đảm an ninh trong khu vực Biển Đông bằng sức mạnh quân sự. Mỹ đã bắt đầu làm.
Trung Cộng gầm gừ nhe nanh múa vuốt nhưng chưa dám đụng độ với Mỹ và các đồng minh: Nhật, Philippines, Úc…
Cuối cùng, Việt Nam được nhận vào TPP. Mỹ được xử dụng Cam Ranh, hạn chế lúc ban đầu như Nga. Trung Cộng không dám thực hiện vùng nhận dạng phòng không (ADIZ=Air Defense Identification Zone) ở Biển Đông như đã tuyên bố.
Dựa vào những sự việc đã và đang xảy ra Trúc Giang nêu nhận xét như thế. Có thể đúng, mà cũng có thể sai vì những thương lượng, đàm phán diễn ra trong bí mật nhất là những vấn đề rất phức tạp có liên hệ đến nhiều quốc gia, tình thế thay đổi không ngừng…
2* Chiến lược xoay trục về Châu Á của Mỹ cần phải được hoàn tất sớm
2.1. Hai việc cần phải giải quyết dứt điểm
Chiến lược xoay trục về Châu Á của Tổng Thống Obama nhằm mục đích bao vây, cô lập, kềm chế làm suy yếu Trung Cộng về hai mặt quân sự và kinh tế, để ngăn chặn việc bành trướng bá quyền của Hán tộc.
Bành trướng bắt đầu từ việc khống chế các nước láng giềng để làm chủ vùng biển hình lưỡi bò, bảo vệ con đường giao thông hàng hải là huyết mạch của họ đi qua Biển Đông, và khai thác tài nguyên trong vùng biển nầy.
Tập Cận Bình chủ trương thực hiện Giấc Mộng Trung Hoa (The Dream of China) mà chủ yếu là hạ gục Hoa Kỳ để ngoi lên thành một siêu cường thế giới.
Chiến lược nầy của Mỹ chưa hoàn tất vì còn hai việc chưa giải quyết dứt điểm, đó là kinh tế Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vành đai quân sự chống chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (String of Pearls Strategy) của Trung Quốc.
Về TPP thì Mỹ Nhật còn đang đàm phán để giải quyết vấn đề nông sản, Mỹ-Việt đang đàm phán về nhân quyền có liên quan đến Cam Ranh.
2.2. Mỹ tấn công ngoại giao về hợp tác quân sự với Việt Nam
Ngoại Trưởng Hillary Clinton Bộ Trưởng QP Ashton Carter
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2014 Đại tướng Vincent Brooks
Hợp tác an ninh quốc phòng chủ yếu là Mỹ muốn được xử dụng cảng Cam Ranh. Hoa Kỳ đưa việc cho VN gia nhập TPP để đổi lấy việc được xử dụng Cam Ranh, hoặc hợp tác cao hơn nữa về một hiệp định hợp tác quân sự với VN.
Khi được xử dụng Cam Ranh, Mỹ có hai thuận lợi, là có mặt thường trực tại vùng Biển Đông, phía tây căn cứ Mỹ ở Vịnh Subic (Philippines), và tiết kiệm được nhiên liệu cho tàu chiến và phi cơ trong một thời gian dài vô hạn định để kiểm soát, tuần tra Biển Đông.
Vì thế Mỹ nổ lực tấn công ngoại giao để thuyết phục Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, rất nhiều phái đoàn ngoại giao, quốc phòng, lập pháp, tướng lãnh Hoa Kỳ, tàu hải quân, thường xuyên tới VN để đàm phán và nâng cao hợp tác Mỹ-Việt, cụ thể là việc xử dụng Cam Ranh.
Năm 2002, Bộ Trưởng QP/HK, Leon Panetta, đã đến Cam Ranh. Năm 2012, Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến thăm VN để nâng cao hợp tác Việt-Mỹ.
Ngày 16-12-2013, Ngoại Trưởng John Kerry đến VN trong 3 ngày tuyên bố những viện trợ tài chánh cho Việt Nam.
Và ngày 1-6-2015 Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đến thăm Việt Nam trong hai ngày.
Ngoài ra, các thượng nghị sĩ, dân biểu Quốc Hội Mỹ cũng tới lui thường xuyên đến VN để vận động hợp tác kinh tế và quốc phòng. TNS McCain, Jim Webb, Joni Ernst, Dan Sullivan, Jack Reed…
Về tướng lãnh đến thăm VN thì có Đại Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Tháng 8/2014), Đại Tướng Vincent Brooks, Tư lịnh Lục quân HK ở Thái Bình Dương…và nhiều tàu hải quân Mỹ cũng ghé thăm VN…
2.3. Những điều kiện Mỹ đã dùng để trao đổi với Việt Nam
Phi cơ săn tàu ngầm P-3 Orion* Tàu tuần tra cao tốc
Mỹ đã bỏ cấm vận vũ khí sát thương, bán cho VN ba phi cơ trinh sát Lockheed Martin P.3 Orion có khả năng tiêu diệt tàu nổi và săn tàu ngầm.
Viện trợ tài chánh trong chương trình tháo gỡ bom mìn và tẩy độc Dioxin (Chất độc màu da cam).
Hoa Kỳ cung cấp 4.2 triệu USD để giúp VN gia tăng khả năng sớm gia nhập vào Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đã cung cấp 18 triệu USD gồm 5 chiếc tàu tuần tra cao tốc.
Mỹ cam kết một gói viện trợ 32.5 triệu USD cho các nước ĐNÁ, trong đó có VN nhằm đẩy mạnh khả năng hàng hải trong khu vực.
Mỹ hứa giúp huấn luyện binh sĩ VN để đảm nhận tốt vai trò giữ hòa bình của LHQ.
Mỹ bãi bỏ thuế chống bán phá giá và bãi bỏ việc chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của VN sang HK.
Hỗ trợ an ninh về nguồn nước sông Mekong. Cấp 17 triệu USD để đối phó với sự biến đổi khí hậu và môi trường.
Hiện nay có 16,000 sinh viên VN đang theo học ở Mỹ, và Đai học Fulbright sẽ được thành lập ngay tại VN trong một tương lai gần.
Đại sứ VN ở Mỹ, ông Nguyễn Quốc Cường, lạc quan cho biết khả năng VN được gia nhập TPP trong một tương lai gần.
Mỹ đã rộn rịp tới lui VN, chiều chuộng, o bế đủ điều chả lẻ kết cuộc trắng tay?
3* Việt Nam đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng
3.1. Tiếp tục ca bài 4 tốt và 16 chữ vàng
Đảng CSVN một mặt luôn miệng ca ngợi bài 4 tốt và 16 chữ vàng. Thề thốt một lòng một dạ trung thành với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Vấn đề HS/TS phải giải quyết song phương giữa hai nước. Không quốc tế hóa, không đa phương hóa, không làm rối thêm tình hình ở Biển Đông. Cam kết không dựa vào nước nầy chống lại nước kia…
Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường xuyên qua bệ kiến Thiêu triều. Liên quan đến Mỹ thì “đi phải thưa, về phải trình” tức là trước khi qua Mỹ, tất cả lãnh đạo CSVN đều phải qua Bắc Kinh, “thanh minh thanh nga” về sự trung thành của khu tự trị trong đại gia đình các dân tộc thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh. Sự thật đúng như thế, ngày tháng đã được ghi chép rõ ràng không thể chối cãi được.
3.2. Đưa người cửa trước rước người cửa sau.
- Việt Nam muốn đòi tiền và được bảo vệ
Trong hai ngày 23 và 24-2-2015, phái đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu, đã đến thăm Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Phía Việt Nam tập trung vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh như việc rà phá, xử lý bom mìn, tẩy độc Dioxin (Chất độc màu da cam) và tìm quân nhân mất tích trong chiến tranh. Chung quy cũng vì tiền.
Ngày 17-3-2015, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công An đến thăm Mỹ 6 ngày trong đó có việc cam kết về nhân quyền là không dùng việc tra tấn cực hình.
- Phía Mỹ mong muốn và cam kết
Phía Mỹ mong muốn nâng cấp hợp tác quân sự giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam. Cụm từ “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” cụ thể là bảo vệ VN độc lập với Trung Cộng, bảo vệ chủ quyền của VN trên Biển Đông, bảo vệ biển đảo cho VN, không để Trung Cộng lấn chiếm.
Mỹ cũng cam kết: “Không làm ảnh hưởng tới quan hệ của VN đối với các nước khác”. Nói rõ ra là Mỹ sẽ không làm gì trước việc VN đi dây giữa Trung Cộng và Mỹ.
- Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung bắt tay nhau ở biên giới
Ngày 15-5-2015, Buổi lễ Giao lưu Hữu nghị Biên giới Việt-Trung được tổ chức ở cửa khẩu Lào Cai.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, chủ trì lễ tiếp đón. Phía Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng QP/TQ hướng dẫn phái đoàn đến dự.
Việt Nam cho rằng đây là lần đầu tiên trong 65 năm hợp tác, hai bộ trưởng quốc phòng Việt-Trung bắt tay nhau tại biên giới.
Việt Nam hết sức coi trọng việc hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Hồi tháng 2/2015 Nguyễn Chí Vịnh qua Mỹ, đến tháng 5/2015 Phùng Quang Thanh đón Trường Vạn Toàn của Tàu. Thật đúng là “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” (Nghiệp vụ Thúy Kiều). Đi dây.
3.3. Những ý kiến cho thấy Việt Nam “đi dây” giữa Mỹ và Trung Cộng
Trong khi CSVN luôn luôn ca ngợi 4 tốt và 16 chữ vàng, đứng chung với Trung Cộng trong chiến lược kinh tế chống lại Mỹ là Con đường Tơ lụa thế kỷ 21, đồng thời lại tiến hành những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề kinh tế, an ninh và quốc phòng. Trung Cộng đã nhận thấy điều đó cho nên ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng vừa về đến Việt Nam, sau chuyến thăm ngày 7-4-2015 thì báo chí Trung Cộng mở màn tấn công, đả kích và đe dọa.
1. Tờ Nhân Dân Nhật Báo
Ngày 13-4-2015, một ấn phẩm của cơ quan ngôn luận đảng CSTQ đã lên tiếng cho rằng “Việt Nam đang lợi dụng cả Bắc Kinh và Washington để phục vụ cho mục đích riêng và điều đó sẽ đẩy Hà Nội vào “tình trạng rất nguy hiểm”.
2. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo
Tờ báo luôn luôn đả kích Việt Nam nầy viết: “Hà Nội không những đang lợi dụng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để hưởng lợi, mà còn đang tìm cách dùng ảnh hưởng của bên này để chống lại bên kia. Đó là lợi dụng Trung Quốc để chống lại nỗ lực của Mỹ là nước chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam, và lợi dụng Hoa Kỳ để chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Hà Nội đang sử dụng chiến thuật “hai mặt” mà không có ai chống lưng, và điều đó rốt cuộc sẽ làm cho Việt Nam “lâm vào tình thế nguy hiểm”.
3. Ý kiến của GS Carl. Thayer
“Rõ ràng Việt Nam đang đi nước đôi, trong khi Hà Nội vui mừng vì đã khắc phục được những rạn nứt với Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981, họ không muốn làm Bắc Kinh phật ý mà thể hiện rõ ràng nhất là báo chí nhà nước Việt Nam đã giữ im lặng khá lâu mới trưng ra những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc ở Biển Đông cho công chúng trong nước biết”.(Giáo sư Carl Thayer)
- Ý kiến của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Nam muốn cộng tác với Mỹ nhiều hơn, nhưng một mặt lại phải nhìn đến Trung Quốc. Việt Nam lại không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Một đằng thì bực tức vì nó bắt nạt mình, một đằng thì lại không muốn làm mất lòng nó. Cái đó là một trong những trở ngại chính để quốc phòng hai bên có thể tiến xa được.
Việt Nam vẫn còn nghi ngờ Mỹ. Một số người vẫn sợ cái gọi là diễn biến hòa bình. Họ cho là Mỹ có thể sử dụng vấn đề nhân quyền để làm xói mòn chế độ của họ. Dạo này bớt đi nhưng vẫn còn một số người tin như vậy. Đó là một trở ngại chính”.
- Ý kiến của GS Tương LaiTrả lời VOA Việt Ngữ, giáo sư Tương Lai cho rằng bây giờ là lúc Việt Nam phải củng cố liên minh với các nước như Mỹ.Ông nói: “Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để cho Việt Nam vượt ra khỏi cái bóng của Trung Quốc, tức là thoát ra khỏi quỹ đạo kìm kẹp của Trung Quốc. Bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam thì nó quá rõ. Đối với khu vực thì nó cũng quá rõ. Đối với biển Đông thì nó quá rõ. Toàn thế giới đều thấy cả. Bây giờ đây, trong mối quan hệ là Mỹ xoay trục sang châu Á, thực ra cũng vì lợi ích của nước Mỹ, nhưng đòi hỏi Mỹ phải gắn kết chặt chẽ với một số nước ở vùng Đông Nam Á này.
Đây là thời cơ nghìn năm có một, Việt Nam phải chớp lấy. Để làm gì? Để chống lại âm mưu của Trung Quốc, để mà thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”. - Ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương.
“Duy nhất trên hành tinh nầy chỉ có Mỹ mà thôi. Phải tiến tới quan hệ Việt-Mỹ mà trên là bạn bè, dưới là liên minh. Trên hành tinh nầy Trung Quốc chỉ sợ có Mỹ mà thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Trung Quốc cũng không dám đụng tới Mỹ, vì đụng với Mỹ là tự sát.
Bản chất của Trung Quốc là chỉ bắt nạt, cưỡng bức những kẻ hèn nhát mà thôi”
- Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN, Lê Hải Bình nói: “Việt Nam hoan nghênh nổ lực của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông”.
3.4. Mỹ phô trương sức mạnh quân sự để trấn an các đồng minh
Trong chiến lược xoay trục về Châu Á, Hoa Kỳ phải chứng tỏ sức mạnh quân sự để bảo vệ tuyến đường hàng hải, bảo vệ an toàn, an ninh ở Biển Đông, như vậy mới lãnh đạo được các đồng minh trong khu vực.
Cụ thể là Mỹ phải chứng tỏ khả năng bảo vệ Việt Nam chống lại sự tấn công trả đủa của Trung Cộng khi Việt Nam cho Mỹ xử dụng cảng Cam Ranh. Có như thế Việt Nam mới an lòng hợp tác với Mỹ.
2. Phi cơ dọ thám của Mỹ bay trên vùng trời của bãi đá Chữ Thập
Chiếc P.8-A Poseidon bay trinh sát trên vùng trời Đá Chữ Thập
Ngày 20-5-2015, một nhóm phóng viên của đài CNN tháp tùng trên chuyến bay của chiếc phi cơ dọ thám hiện đại nhất của Mỹ là chiếc P.8-A Poseidon, mục đích trinh sát Biển Đông, bay vào vùng trời trên bãi đá Chữ Thập do Trung Cộng kiểm soát.
Khi bay vào vùng trời đó thì radio liên lạc phát lên lời cảnh báo : “Đây là Hải quân Trung Quốc, quý vị hãy đi đi”. Đại Úy Mike Parker, chỉ huy chuyến bay đáp trả, chúng tôi đang bay trên không phận quốc tế, trả lời xong, tiếp tục hành trình trinh sát đã định. Trong suốt 30 phút ở vùng trời đó, radio phát ra 8 lần lời cảnh báo như thế.
Đại Úy Mike Parker cho biết, phi cơ bay ở độ cao thấp nhất của nó là 4,500m. Bay thấp là thách thức hỏa tiễn của địch, cho thấy Mỹ chẳng sợ ai cả. Phía dưới là bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross), công trình đang rộn rịp xây cất, và đã có một đường băng dài 3,000m. Gần đó có một tàu Hải quân Trung Quốc, nhưng không có động tịnh gì.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao HK, bà Marie Harf cho biết: “Tôi đã xem video cảnh đó. Tôi không thấy đó là một sự đối đầu. Đúng là phía Trung Quốc có cảnh báo miệng. Không hiểu họ dựa vào cơ sở nào mà cảnh báo như thế”.
Bà Harf khẳng định: “Hoa Kỳ đã và sẽ tiếp tục hoạt động theo đúng quyền tự do và xử dụng đúng luật vùng biển thuộc Biển Đông”.
Một chuyên gia an ninh cho biết: “Lầu Năm Góc đang xem xét việc đưa máy bay và tàu chiến vào vùng biển nầy để khẳng định quyền tự do hàng hải”.
Ngày 15-5-2015, hãng tin Reuters cho biết, một quan chức xin miễn nêu tên, đã tiết lộ: “Bộ Trưởng Ashton Carter đề nghị một phương án gởi chiến hạm và phi cơ chiến đấu đến khu vực đang xây đảo nhân tạo, và vào vùng biển cách đảo ngắn hơn 12 hải lý, 12 hải lý thông thường là lãnh hải của một quốc gia.
Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Cộng tuyên bố: “Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc vững chắc như đá, và không lay chuyển”. Tuy nhiên ông Vương cũng nói thêm: “Trung Quốc và Mỹ có nhiều lợi ích chung hơn là khác biệt”, và kêu gọi: “hành động trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung, xếp lại những dị biệt”. Giọng điệu không còn hung hăng như trước kia đối với các nước nhỏ trong khu vực.
3.5. Trung Quốc sẽ “bất chiến tự nhiên thành”
Ngày 30-5-2015, bản tin trên đài BBC của ông Nguyễn Giang có tựa đề “Trung Quốc sẽ bất chiến tự nhiên thành”.
Các nhà quan sát Biển Đông nêu lý do của việc TQ xây đảo nhân tạo như sau:
- Không phải mục đích chính là dầu khí
- Có ý nghĩa quân sự nhưng chỉ mang tính phòng thủ
- Cũng không phải ngăn chặn tuyến giao thông hàng hải, vì TQ cũng rất cần tuyến đường nầy.
Việc xây đảo nhân tạo như thế, binh pháp Tôn Tử cho rằng đó là “thế ỷ dốc hai đầu tương trợ”. “Thế ỷ dốc” là dựa vào để lấy thế. Tức là lập hai căn cứ quan trọng tiếp ứng với nhau khiến cho đối phương bị rơi vào tình trạng lưỡng đầu thọ địch.
Lấy căn cứ Tam Á (Đảo Hải Nam) làm điểm xuất phát. Lấy Hoàng Sa làm điểm trung chuyển và lấy Trường Sa làm tiền đồn.
Ba căn cứ nầy tạo thành một hành lang dài 600 dặm cho chiến hạm và phi cơ trinh sát trên vùng Biển Đông.
Thật ra Cam Ranh của Việt Nam là lợi điểm chính, khiến hải quân có thể tiến từ phía trong ra, cắt đứt giữa tuyến tuần tiễu, phá thế ỷ dốc của hai vùng đảo Trung Quốc có cơ sở quân sự. Nhưng mặc dù VN cố mua vũ khí các nơi, các loại, nhưng việc phát động một cuộc chiến là thuộc về một quyết định chính trị, thuộc về ý chí và quyết tâm có dám chống trả lại quan thầy Tàu khựa vĩ đại muôn đời, hay không. Khó xảy ra. Nên bị khống chế hai đầu. Tiếp tục ca bài “con cá” 4 tốt và 16 chữ vàng. (“Con cá” sống nhờ nước. Em sống được nhờ quan thầy khựa Bắc Kinh)
Trung Cộng bất chiến tự nhiên thành là thế.
4* Việt Nam có thể cho phi cơ Mỹ tiếp cận không phận Cam Ranh
GS Carlyle Alan Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia cho biết: “Có rất nhiều tin đồn rất đáng tin, Việt Nam có thể sẽ cho phép phi cơ Mỹ tiếp cận không phận Cam Ranh, cùng các cuộc diễn tập hải quân, là những việc mà trước đây Hà Nội không đồng ý”.
GS Carlyle Alan Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia cho biết: “Có rất nhiều tin đồn rất đáng tin, Việt Nam có thể sẽ cho phép phi cơ Mỹ tiếp cận không phận Cam Ranh, cùng các cuộc diễn tập hải quân, là những việc mà trước đây Hà Nội không đồng ý”.
Trong chính sách ngoại giao đa phương, Việt Nam đã cho phi cơ Nga đáp xuống phi trường Cam Ranh để được tiếp tế nhiên liệu, như vậy phi cơ Mỹ cũng có thể nhận được như thế.
Nhưng đối với Mỹ, ngoài hải phận quốc tế ra, Mỹ muốn cho tàu chiến và chiến đấu cơ được có mặt thường xuyên ở vùng Biển Đông, gọi là để tập trận chung nhưng kỳ thật là để tuần tra và kềm chế lực lượng quân sự của Trung Cộng ở “Vạn lý trường thành cát” trên các đảo nhân tạo thuộc vùng biển hình lưỡi bò mà họ nhận là thuộc quyền của họ.
Nhưng đối với Mỹ, ngoài hải phận quốc tế ra, Mỹ muốn cho tàu chiến và chiến đấu cơ được có mặt thường xuyên ở vùng Biển Đông, gọi là để tập trận chung nhưng kỳ thật là để tuần tra và kềm chế lực lượng quân sự của Trung Cộng ở “Vạn lý trường thành cát” trên các đảo nhân tạo thuộc vùng biển hình lưỡi bò mà họ nhận là thuộc quyền của họ.
5* Tổng quát về Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương
Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương được gọi tắt là “Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership-TPP) có mục đích thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa các thành viên thuộc châu Á-TBD, chủ yếu là miễn thuế và xoá bỏ những rào cản.
Ngày 3-6-2005, 4 quốc gia nguyên thủy là Singapore, Chile, New Zealand và Brunei ký hiệp định gọi là Hiệp Định P4 (Pacific 4) có hiệu lực kể từ ngày 28-5-2006, thành lập khu mậu dịch xoá 90% rào cản thuế quan, và giao kết đến năm 2015 sẽ không còn rào cản nào giữa 4 nước thành viên nầy.
Tháng 9 năm 2008. Hoa Kỳ đàm phán (Negociate) xin gia nhập TPP. Hoa Kỳ xin gia nhập sau nhưng vì thị trường Mỹ quá lớn cho nên Mỹ chủ động trong các cuộc đàm phán cho sản phẩm nhập vào thị trường Mỹ.
Hiện tại có 12 quốc gia đã và đang đàm phán xin gia nhập Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Brunei, Chile, New Zealand, Singapore (Bốn nước sáng lập). Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản.
5.1. Thể thức gia nhập TPP
Việc tham gia thông qua các cuộc đàm phán (Negociate), tức là thương lượng với nhau. Do đàm phán quyết định, cho nên có vài thành viên chấp thuận cho VN vào mà không quan tâm đến nền kinh tế “theo định hướng XHCN mà kinh tế quốc doanh là chủ đạo”, trái lại HK thì gắt gao hơn, buộc VN phải cải cách nhiều lãnh vực gồm tư nhân hóa các công ty quốc doanh, bảo đảm nhân quyền
5.2. Nội dung đàm phán với Hoa Kỳ
Xuất xứ hàng hoá (1) * Vệ sinh dịch tể * Sở hữu trí tuệ * Chính sách cạnh tranh
* Các vấn đề lao động (2)* Cấm mọi hình thức cưỡng bách lao động * Cấm khai thác lao động trẻ em* Vấn đề môi trường.
Giải thích một số nội dung trên:
(1). Xuất xứ hàng hoá.
Ví dụ như sản phẩm dệt may. Nếu vải được dệt bằng chỉ sợi tại VN, thì quần áo may ra từ vải đó được xem là sản phẩm, hàng hoá của VN. Trái lại, nếu vải và da của Trung Cộng được nhập vào VN, thì quần áo và da giày đó xem như VN gia công cho TC, và không được xếp vào hàng hoá của VN.
Hoa Kỳ muốn tránh trường hợp hàng hoá của TC nhập vào HK thông qua con đường của VN.
Về đồ gỗ cũng phải chứng minh xuất xứ, không phải là gỗ ăn cắp từ rừng của nước Lào như VN đã bị cáo buộc.
(2). Các vấn đề lao động.
Muốn gia nhập vào khu vực kinh tế tự do, thì VN phải sửa đổi hệ thống luật pháp phù hợp để vận hành kinh tế thị trường, như luật đầu tư, công đoàn độc lập, tòa án lao động, nói chung là tách vai trò của nhà nước ra khỏi nền kinh tế.
Luật sư Jay L. Eizenstat, thuộc công ty luật Miller&Chevalier Chartered, nêu các cải tổ về luật pháp như sau:
- Luật về quyền thương lượng giữa đại diện công nhân, là công đoàn độc lập, với giới chủ nhân.
- Quyền thành lập công đoàn độc lập
- Thực hiện các quyền lao động được quốc tế công nhận
- Luật về đầu tư cho nước ngoài
- Tư nhân hoá nền kinh tế, bắt đầu bầu bằng cổ phần hoá các công ty quốc doanh
- Bỏ việc kiểm soát và phân bố các nguồn lao động của nhà nước
6* Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước TPP
6.1. Những cơ hội
Hiệp Định TPP mở ra, tạo cho VN những cơ hội quý báu để phát triển kinh tế, đồng thời cũng nêu lên những thách thức đòi hỏi đảng CSVN phải sáng suốt chọn đúng con đường phát triển chính trị, tự do dân chủ và nhân quyền cho 86 triệu người VN, rất xứng đáng được hưởng ở thế kỷ 21 nầy.
Bà Phạm Chi Lan (sinh 1945) kinh tế gia nổi bật của VN nêu nhận xét về lợi ích của cơ hội:
- Cơ hội để VN cải thiện môi trường kinh doanh, cụ thể là tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Môi trường kinh doanh nầy tạo ra phát triển kinh tế, xã hội và chính trị, đưa đất nước đến tự do.
- Cơ hội để VN phát triển quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục giữa VN và các thành viên có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thu nhận khoa học kỹ thuật tiến bộ, nhất như Hoa Kỳ, Úc, Singapore và New Zealand khi mở cửa cho các thành viên nầy vào làm ăn trong nước.
- Luật sư Eric C. Emerson của hảng luật Steptoe&Johnson cho biết: Lợi ích mà VN sẽ có, là được tiếp cận nhiều hơn với thị trường miễn thuế dành cho các thành viên của TPP. Có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn trong khi VN cần nhiều vốn và kỹ thuật cao.
- Cơ hội để các mặt hàng chủ yếu của VN được miễn các thứ thuế vào các thị trường rộng lớn của TPP.
Các mặt hàng chủ lực của VN vào Hoa Kỳ:
- Thủy sản (Cá phi lê, cá da trơn, tôm) Năm 2009. Kim ngạch 500 triệu USD. Thuế 6%
- Dệt may. Năm 2009. Kim ngạch 4 tỷ USD. Thuế 32%.
- Da giày. Năm 2009. 1.3 tỷ USD. thuế 37%.
- Đồ gỗ. Năm 2009. Kim ngạch 1.35 tỷ USD. Miễn thuế.
Khi gia nhập TPP, nếu hội đủ tiêu chuẩn của một nền kinh tế thị trường tự do, thì tất cả được miễn thuế.
- Cũng là cơ hội để VN thoát ra khỏi sự kềm kẹp của TC về kinh tế, tài chánh và chính trị, mà cuối cùng được “thoát Trung”.
6.2. Những thách thức đối với Việt Nam
- Phải cải tổ pháp lý về cơ chế của nền kinh tế thị trường tự do
Tòa án lao động với luật lao động, xét xử những vấn đề lao động mà trước đây công an và tòa hình sự xét xử các vấn đề đó.
- Thách thức về khả năng cạnh tranh tại sân nhà
Khi gia nhập TPP, mở cửa cho hàng hoá của các thành viên nhập vào thị trường VN với mức thuế quan bằng 0%, hàng hoá tràn ngập vào VN, và hàng hoá của VN thua ngay tại sân nhà, vì cạnh tranh không lại. Khi đã ký kết Hiệp định, mà vi phạm thì bị đưa ra toà án quốc tế xét xử.
Thách thức về việc mua sắm công. Chính phủ muốn mua gì thì phải gọi thầu công khai và minh bạch. Phải cho các đối tác nước ngoài trong TPP tham dự, như vậy doanh nghiệp nội địa không cạnh tranh với các đối tác trong TPP như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Canada…
Nếu vi phạm hiệp định thì bị đưa ra tòa án quốc tế xét xử. Có tội thì bị phạt theo thỏa thuận của Hiệp định đã ký.
- Thách thức về cạnh tranh tại thị trường Mỹ
Hàng hóa Việt Nam được miễn thuế, tự do vào thị trường Mỹ, đụng phải hàng hóa của các thành viên khác trong TPP, và ngay cả các nhà sản xuất nội địa Mỹ, đưa đến sự cạnh tranh gay gắt mà hàng hóa do khoa học kỹ thuật chưa tiến bộ sản xuất sẽ gặp khó khăn.
7* Vấn đề nhân quyền Việt Nam được giải quyết như thế nào?
7.1. Tóm tắt về Nhân Quyền
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights)
là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tạiPalais de Chaillot ở Paris, Pháp.
Bản Tuyên ngôn có 30 điều, gồm:
Quyền con người: mọi người sinh ra được bình đẳng, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính.. Quyền lao động, quyền kinh tế, giáo dục…Quyền chính trị: tự do ngôn luận, lập hội, bầu cử, ứng cử…
7.2. Những tù nhân lương tâm ở Việt Nam
Từ trái anh Nguyễn Chí Tuyến, anh Bùi Tiến Hưng, GS Nguyễn Huệ Chi, anh Đinh Quang Tuyến và anh Mai Xuân Dũng
Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014
Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH (International Federation for Human Rights.-Tiếng Pháp: “Fédération Internationale des ligues des Droits de l’Homme) là một trong những tổ chức nhân quyền lâu đời nhất trên thế giới, với 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia đã gửi thỉnh nguyện thư tới TTK/LHQ Ban Ki-moon kêu gọi ông thúc đẩy chính phủ Hà Nội cải thiện nhân quyền nhân chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 22 và 23/5/2015.
Những tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay gồm có:
Lê Nguyên Kha, nhạc sĩ Việt Khang (Võ Minh Trí), các ông Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Lía, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Xuân Diệu, LS Lê Quốc Quân, LS Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Hữu Vinh, Ngô Hào, Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đình Ngọc….
Các cô: Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Các bà: Nguyễn Minh Thúy, Bùi Thị Minh Hằng, Cấn Thị Thêu, Lê Thị Phương Anh, Mai Thị Dung, Nguyễn Thị Bé Hai…
7.3. Việt Nam sẽ chứng minh có cải tiến nhân quyền
Tạ Phong Tần LS.Nguyễn Bắc Truyển
Trần Huỳnh Duy Thức
Việt Nam sẽ chứng tỏ có cải tiến về nhân quyền bằng cách thả những tù nhân lương tâm mà các tổ chức nhân quyền quốc tế yêu cầu như: Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân. Nếu rộng rãi hơn nữa thì thả thêm vài ba người nữa như LM Nguyễn Văn Lý…
8* Mỹ sẽ cho Việt Nam gia nhập TPP trước khi cải tiến nhân quyền
Ô.Tom Malinowski (hai trái sang) trong chuyến làm việc tại Hà Nội tháng 5/2015.
Mỹ đã đưa điều kiện nhân quyền trong đàm phán cho VN gia nhập TPP. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 11-5-2015, ông Tom Malinowski trả lời phỏng vấn của cô Đoan Trang, cho biết: “Cho nên, cuối cùng thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận cho Việt Nam vào TPP”.
Ông Tom Malinowski là trưởng phái đoàn đối thoại về nhân quyền với Việt Nam. Quyền hạn của phái đoàn do ông hướng dẫn rất lớn, bao gồm đại diện Bộ Ngoại Giao, đại diện Thương Mại, USAIDS và đại diện Nhà Trắng.
Ông Tom Malinowski cho báo chí biết: “Chính quyền Việt Nam cam kết sẽ sửa đổi luật pháp cho phù hợp với Hiến pháp VN và Công Ước Quốc tế”.
Trả lời câu hỏi về một lộ trình cụ thể trong việc sửa đổi luật pháp như thế nào, ông Malinowski cho biết: “Chúng ta đều biết rằng, cam kết, hứa hẹn, tất cả những cái đó chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng hơn hết là việc thực hiện cam kết. Nếu như VN được chấp thuận cho vào TPP, thì một hiệp định với những cam kết cụ thể, đặc biệt là quyền lao động và quyền lập hội. Căn cứ vào đó mà người dân và các xã hội dân sự yêu cầu chính quyền phải tuân thủ các cam kết”.
Rõ ràng là ông Mỹ nầy bán cái cho người dân và xã hội dân sự dưới chế độ độc tài Cộng Sản trong việc thúc đẩy thực hiện cam kết trong hiệp định quốc tế sau khi đã được nhận cho vào TPP.
Về những thành tựu mà hai bên Việt-Mỹ đã đạt được, ông Malinowski nêu ra như sau: “Về mặt thành tựu thì từ cuộc đối thoại từ năm ngoái tới nay, Việt Nam đã phê chuẩn hai điều ước quan trọng về nhân quyền, đó là Công ước về Tra tấn và Công ước về Quyền của người Khuyết tật. Họ cũng đã trả tự do cho một số tù nhân lương tâm. Trong những tháng đầu năm 2015 hầu như không có vụ khởi tố mới nào cả. Thành tựu là chính quyền VN cam kết sẽ sửa đổi Bộ Luật Hình Sự và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự”.
Được hỏi khi nào VN sửa đổi luật thì được trả lời, đó là công việc của Quốc Hội.
Về việc anh Nguyễn Chí Tuyến bị hành hung mặt mày đầy máu me thì đó là do bọn du đảng thực hiện, không có chi tiết nào cho thấy chính quyền can dự vào cả.
9* Những rủi ro của hiệp định TPP
Ông Tom Malinowski cho biết, bên cạnh những thành tựu mang lợi ích đến cho người dân VN còn có những rủi ro nhỏ. Đó là những người bảo thủ trong Đảng, họ chỉ thấy rủi ro chớ không thấy những lợi ích của dân tộc.
Dư luận cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Chí Vịnh và Phùng Quang Thanh là những người thân Trung Cộng. Họ sợ rằng Đảng sẽ mất quyền kiểm soát quốc gia.
Nhận xét của Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh:
“Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác lên làm Tổng bí thư. Hiện nay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn ngả về phía Trung Quốc, không có cái gì đứng giữa hai nước Mỹ-Trung đâu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối. Đến Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng lo sợ về chuyện nhân dân Việt Nam ghét Trung Quốc như thế”.
Trên Youtube tựa đề:
“Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vạch mặt tướng Nguyễn Chí Vịnh bán đứng giang sơn cho Trung Quốc” . Cũng trên Youtube tựa đề: “Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma” (Là Lê Đức Anh), “Lê Đức Anh bán đứng đảo Gạc Ma và 64 bộ đội cho Trung Quốc”
Trong trận hải chiến Trường Sa năm 1988, đảng CSVN đã dâng 6 đảo cho Trung Cộng bằng “lịnh ra trận cấm nổ súng”, cho dù Trung Cộng chiếm đảo Gạc Ma hay bất cứ đảo nào ở Trường Sa.
Hải quân Trung Cộng đã chiếm 6 đảo như sau: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Huy Cơ, Đá Gạc Ma và Đá Su Bi.
Sáu đảo nầy hiện đang xây thành đảo nhân tạo, lập căn cứ quân sự để khống chế Việt Nam.
Đảng CSVN đã ém nhẹm hành động bán nước nầy suốt 27 năm, cho đến khi Thiếu tướng Lê Mã Lương vừa tiết lộ hành động bán nước nầy trên Youtube.
Ngày 30-5-2015, đài VOA có bản tin tựa đề “Việt Nam-Trung Quốc có thể giải quyết ổn thỏa tranh chấp Biển Đông”. Có nghĩa là giải quyết song phương.
Phó Tham mưu trưởng Tôn Kiến Quốc đã thảo luận với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bên lề Đối thoại Shangri-La, đã tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng chung tay với Việt Nam thắt chặt quan hệ giữa quân đội hai nước”.
Ông Tôn hy vọng rằng Việt Nam cần hiểu rõ hơn về động cơ của những nước ngoài khu vực đang tìm cách can thiệp vào Biển Đông. Nước ngoài ở đây ám chỉ Mỹ.
10* Thượng Viện Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Tổng Thống Obama
10* Thượng Viện Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Tổng Thống Obama
Ngày 22-5-2015, Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật trao quyền đàm phán nhanh Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho Tổng Thống Obama với 62 phiếu thuận, 37 phiếu chống.
Quyền đàm phán nhanh còn gọi là Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA=Trade Promotion Authority), cho Tổng Thống Obama trọn quyền thúc đẩy quá trình đàm phán.
Sau khi đàm phán hoàn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết, mà không có quyền điều chỉnh các điều khoản trong TPP.
Đây là một thắng lợi lớn của chính quyền Tổng thống Obama, góp phần giải tỏa những hoài nghi của 11 đối tác đang đàm phán TPP.
Tuy nhiên, dự luật còn phải qua cái ải khó khăn là Hạ Viện.
Trong trường hợp hành pháp ký một hiệp định thì chỉ cần sự phê chuẩn của Thượng Viện mà thôi.
11* Kết luận
Cuối cùng thì Việt Nam và Mỹ, hai bên có thể đạt được mục đích của mình. Mỹ cho VN vào Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam cho Mỹ xử dụng Cam Ranh.
Về chính trị, Việt Nam đi dây giữa Mỹ và Trung Cộng.
Về nhân quyền, mặc dù nhân quyền của VN không phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ, nhưng trong các cường quốc hiện nay, chỉ có Mỹ đã kết hợp nhân quyền với những lợi ích của Mỹ.
Mỹ nêu cao chính nghĩa và văn minh trong bang giao cho nên người Việt Nam rất yêu chuộng Hoa Kỳ. Nhân quyền của VN cũng được nới lỏng ở mức độ nào đó trong hiện tại.
Tổng Thống Obama được Thượng Viện bật đèn xanh, ủng hộ việc ký Hiệp Định TPP. Và nếu Mỹ được xử dụng Cam Ranh thì Nguyễn Phú Trọng muốn được tiếp đãi ở đâu cũng không thành vấn đề, vì Tổng Thống Obama là ông chủ Nhà Trắng nên tiếp khách trong nhà của ông cũng không có vấn đề gì cả.
Trúc Giang
Minnesota ngày 3-6-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét