Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Hà nội sao chép các biện pháp kinh tế của Bắc kinh


Trần Nguyên Thao - Việt nam đang phải đối mặt với mức lạm phát và vật giá tăng phi mã, nhanh nhất so với các nước Đông Nam Á. Tháng 3, lạm phát trên 13%, cuối tháng tư đã lên trên 17%. Và còn có thể tăng cao đến 20%. Giá điện sau khi tăng 15% sẽ được thả nổi vào đầu tháng 6. Trong hơn một tháng xăng lên 27%, dầu diezel tăng 39.4% vào tháng 4. Tiền đồng mất giá, ngân sách bội chi. Vật giá từ đó tăng theo như những vòng xoáy trong khi nhà nước vẫn không thấy có biện pháp gì để cải tiến dân sinh.

Hai nguyên do chính của tình trạng này là 50% nguồn tiền tài của dân chúng nằm trong các tập đoàn công ty quốc doanh luôn khai lỗ hoặc phá sản, và những người đứng đầu không có học. Cả hai đều nằm trong một chủ trương lỗi thời “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nếu Dân Tộc Việt Nam còn cam chịu chủ trương này do đảng cộng sản áp đặt thì tài nguyên và thuế má của dân sẽ bị nhà nước huy động phần lớn để làm giầu cho đảng và những tổ chức ngoại vi của họ.

Đấu tháng 6/11 giá điện sẽ thả nổi


Tính dến cuối tháng 4-2011, lạm phát tại VN ở mức trên 17%, cao nhất ĐN Á.

Biêu đồ trên chỉ trình bầy lạm phát trong 4 tháng đầu năm

Tháng Hai, Nhà nước đã tăng giá điện 15, 28%, một diễn biến góp phần vào tỷ lệ lạm phát lên tới mức 13,89% vào tháng Ba. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm, lạm phát đã tăng 3. 32%. Tính đến cuối tháng Tư lạm phát tại VN tăng 17.2% mức tăng kỷ lục trong hơn hai năm trở lại đây, và là mức lạm phát cao nhất ĐNÁ.

Trả lời hãng thông tấn Đức Bloomberg, ông Bill Stoops, trưởng đại diện cơ quan đầu tư của tập đoàn đầu tư tổng hợp Dragon Capital tại các thành phố thuộc khu vực phía Nam VN, cho biết : mức độ lạm phát hiện nay cho thấy trong hiện tại, chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ của chính phủ Việt Nam ít có tác động. Trong khi đó, theo Quỹ Vietnam Property Fund Limited do Tập đoàn Dragon Capital quản lý, tỷ lệ lạm phát có thể sẽ lên tới mức 20%, trước khi hạ xuống còn 13% vào cuối năm nay.

Để kiềm chế lạm phát và lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng điều hành vĩ mô, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương kích thích lãi suất trái phiếu, từ 7% được nâng lên đến 13% vào tháng 11/2010, và giảm bớt mức độ gia tăng tín dụng. Tuy nhiên, việc giá cả thực phẩm, chi phí cho đời sống gia đình, giá xăng dầu tiếp tục tăng cao khiến cho đà lạm phát hiện nay khó có khả năng giảm bớt. Quyết định của chính phủ cho tăng giá xăng dầu và giá điện liên tục trong tháng Hai và tháng Ba vừa qua cũng là các yếu tố thúc đẩy lạm phát. Xăng dầu chẳng những tăng giá liên tục mà còn bị “đầu cơ”. Nhiều không có xăng, dầu để bán.

Diễn biến điều chỉnh giá bán điện vào tháng 6 tới được cho là sẽ tiếp tục làm tác động theo chiều hướng tăng chỉ số lạm phát của Việt Nam, vì giá điện là một trong các thành phần của chi phí đầu vào được cấu thành trong nhiều sản phẩm, dịch vụ, cũng như tác động trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người dân trong cả nước.


Sẽ có 82 nhà máy điện (công suất từ 30 MW trở lên) tham gia thị trường trong đó Điện Lực Việt Nam (EVN) đóng góp khoảng 40 nhà máy. Các nhà máy thủy điện chiến lược phụ thuộc EVN như Hòa Bình, Trị An… có chức năng điều tiết thị trường, không tham gia chào giá. Các nhà máy điện nhỏ không được tham gia thị trường mà phải bán điện qua EVN. Nhìn qua cũng thấy quyền lực của EVN còn quá lớn so với các nhà đầu tư khác trong vấn đề phát điện. Cung – cầu thị trường điện hiện chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh. Thị trường cạnh tranh chỉ có ý nghĩa khi cung vượt cầu ở một tỷ lệ nhất định, mới khống chế được những nhà máy không vận hành tốt, giá phát điện cao. Tại VN thì ngược lại, mức cầu luôn cao. Chuyện phân phối điện bị các chuyên viên kinh tế chỉ trích là thiếu hợp lý: chỉ các nhà máy thép và xi măng luôn được ưu đãi, các nhà máy khác chịu cảnh đình đốn sản xuất, vì thiếu điện.

“Nghỉ” yêu vì vật giá

Theo tin loan trước của báo chí lề phải, tháng 5 này, lương công nhân viên sẽ được tăng 5%, nhưng kể từ lúc điện, xăng tăng giá, tiền đồng mất giá, mọi mặt hàng, nhất là nhu yếu phẩm vọt lên như một “cơn bão giá”. Dân chúng “tái mặt”. Các bà nội trợ cho biết, cái gì cũng lên giá từ 15 đến 20%, hàng ăn và thuốc Tây tăng 30%, vé máy bay nội địa tăng 27%. Thí dụ hồi trước mình có một trăm đồng, bây giờ giá trị chỉ còn sáu bảy chục đồng thôi mà chỉ trong vòng hơn một tháng.” Riêng dịch vụ rửa xe tại nhiều nơi được “quát” giá lên 100%.

Cuối tháng 3, nhà nước bất ngờ cho tăng giá xăng dầu lần nữa : xăng lên 10.4%, (tháng 2 đã tăng 16.6%); dầu diezel lên 15.4% (tháng 2 đã tăng 24%). Cộng lại trong vòng 35 ngày, xăng lên 27%, dầu diezel tăng 39.4%. Giá dầu diezel tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến các tầu đánh cá, máy cầy, xe chuyên chở công cộng và ngành vận tải hàng hóa. Đợt tăng giá xăng dầu này chắc chắn sẽ đẩy giá dịch vụ chuyên chở và mọi mặt hàng thi nhau tăng giá nữa đến độ dân không sống nổi.

Trai gái đang độ tuổi xuân thì yêu nhau cũng không dám mạnh dạn đi tới hôn nhân, vì không đủ tiền để làm đám cưới. Nếu lo được tiệc cưới rồi thì làm sao để sống trong tình cảnh vật giá cao, việc làm khó kiếm như hiện nay !


Bi thảm như 23 năm trước

Hồi đầu năm, nhà nước nói là sẽ làm mọi cách để không tung thêm vào thị trường khối lượng lớn tiền đồng để tránh lạm phát. Nhưng xem chùng lạm phát phi mã kiểu này sẽ không tránh khỏi cảnh phải lập lại tình trạng 23 năm trước. Năm 2008, VN bị lạm phát 28%, chủ yếu do Ngân hàng nhà nước tung ra 115 tỷ đồng để mua USD của các ngân hàng thương mại có số lượng lớn, hầu giữ ổn định tỉ giá đồng USD và kích thích tăng trưởng.

Hiện nay, lãi xuất tín dụng dành cho công nghệ sản xuất cao quá, làm tăng giá thành sản phẩm. Những nguyên nhân như thiếu người có tài điều hành nền kinh tế, khối đầu tư công quá lớn, gần 50%, hiệu quả đầu tư kém (*), bội chi trên 5%, tham nhũng trầm trọng,.nhất là các biện pháp chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã không đạt được hiệu quả….Thất nghiệp sẽ cao thêm. Tất cả đã đưa đến một hình ảnh kinh tế, tài chánh của VN rất ảm đạm. Nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước luôn nói là, nền kinh, tài VN không tệ như nhiều người tưởng. . .


Nhu yếu phẩm giá qúa cao . . . Người mua nhìn… rồi bỏ đi!

“Copy, paste”

Ai cũng biết, sự tồn vong của Hanoi tùy thuộc nhiều vào Bắc Kinh. Nhưng hiện nay, ở ngay chính Trung Cộng, lạm phát cũng là mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội, mối lo đặc biệt đối với Bắc Kinh, nhất là khi các chính phủ ở Bắc Phi và Trung Đông đã trở thành tâm điểm của các cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” làm sụp đổ nhiều thể chế độc tài. Theo bà Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nói. “Lạm phát của Trung Quốc là một mối lo lớn và các con số thực còn tệ hại hơn các số liệu báo cáo chính thức”.

Tại Trung Cộng, giá thực phẩm cũng đang leo thang, còn chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 tăng 5,4%, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. Với hy vọng kiềm chế lạm phát, trong 6 tháng qua, Bắc Kinh đã thắt chặt các hoạt động tín dụng và nâng lãi suất các khoản vay (để hạn chế việc vay vốn) và thế chấp (để khuyến khích tiết kiệm). Hôm 17/4 Bắc Kinh quyết định nâng tỷ lệ dự trữ tiền mặt lần thứ 4 từ đầu năm tới nay. Hanoi cũng đang lập lại các biện pháp kinh, tài Bắc Kinh đang áp dụng.

Bắc Kinh và Hanoi cùng lâm vào tình cảnh “lúng túng” giống nhau. Cả hai chế độ đều tàn ngược nhất loài người, họ không muốn có các chính sách kinh tế giá trị phục vụ quảng đại nhân sinh. Hanoi từ xưa từng sao chép nhiều thứ từ Bắc Kinh để áp đặt lên cuộc sống toàn dân Việt.

Trần Nguyên Thao

May 4-2011

(*) Tháng Hai 2011, Standard & Poor đánh giá VN có chỉ số ICOR=8+, rất cao so với các nước trong vùng. ICOR là tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Nghĩa là cần thêm bao nhiêu đồng vốn để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Chỉ số này càng thấp càng tốt, và mức chấp nhận được là 3

* Dân Làm Báo xin cám ơn anh Tưởng Năng Tiến đã chuyển bài viết này đến bạn đọc DLB.

Không có nhận xét nào: