Pages

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

TRUNG QUỐC MƯU ĐỒ CHIA RẼ CÁC QUỐC GIA ASEAN

Võ Long Triều

Mười quốc gia Đông Nam Á họp hội nghị thượng đỉnh tại tại Phnom Penh trong hai ngày 3 và 4 tháng 4. Ba chủ đề lớn mà hội nghị sẽ bàn là: Cải cách chính trị tại Miến Điện, tên lửa của Triều Tiên và quan trọng hơn cả mà thế giới đang chờ đợi là vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Sự tranh chấp liên quan đến 4 nước: Việt Nam, Philippines. Malaysia và Brunei chống lại sự tranh giành ngang ngược của Bắc Kinh. Hội nghị chỉ ghi nhận sơ qua việc cải cách dân chủ của Miến Điện và chỉ trích Bắc Triều Tiên bỏ đói dân mình, dùng tiền để sản xuất vũ khí hạt nhân một cách vô lý phi nhân.


Mặc dù vấn đề tranh chấp lãnh hải có thể dẫn đến xung đột võ trang, gây bất ổn trong vùng và an ninh trật tự thế giới, nhưng theo nhận xét của ký giả Thanh Phương thì Trung Quốc dùng hàng chục triệu đôla, vừa cho vay vừa viện trợ để thuyết phục Thủ tướng Cam Bốt, ông Hun Sen, Chủ tịch luân phiên đại hội các nước ASEAN lần thứ 20, không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức của hội nghị thượng đỉnh kỳ nầy.

Ai cũng thấy cái bóng của Trung Quốc bao trùm thượng đỉnh Phnom Penh với chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào, ba ngày trước khi hội nghị khai mạc. Đặc biệt có lời nhắn nhủ của Hồ Cẩm Đào với Thủ tướng Hun Sen rằng “Đi quá nhanh trong vấn đề sọan thảo bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông có tính cách ràng buộc (COC) chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực mà thôi”!

Ngòai ra hai nước cũng đã thỏa thuận là vấn đề biển Đông không nên để trở thành “quốc tế hóa” mà chỉ nên giải quyết trong khuôn khổ các nước ASEAN thôi. Hai bên còn hy vọng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Phát ngôn viên của Thủ tướng Hun Sen thông báo: Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự và nếu có quốc gia nào nêu vấn đề ra thì chỉ bàn việc thực hiện tuyên bố về ứng xử hòa bình (DOC) được ASEAN ký kết với Trung Quốc 10 năm trước đây cũng tại Phnomphen năm 2002.

ràng Bắc Kinh khuyến dụ được Camuchia tách rời khỏi lập trường chung của ASEAN là chủ trương đàm phán đa phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp trong sự ôn hòa. Âm mưu chia rẽ ASEAN của Trung Quốc đã thành công. Trong khi đó thì Tổng thống Philippines ông Aquino tuyên bố với các nhà lãnh đạo trong Hiệp Hội là ASEAN nên thống nhứt trên một dự án (COC) trước khi mời Bắc Kinh đàm phán. Và ông kêu gọi các quốc gia thành viên của Hiệp Hội đòan kết để đối phó với chủ trương bành trướng của Bắc Kinh và duy trì hòa bình trong khu vực.

Trên chính trường quốc tế, lịch sử cận đại cho thấy không có đồng minh vĩnh viễn mà cũng không có kẻ thù truyền kiếp. Mọi sự đổi thay, bắt tay làm hòa hay gây hấn chỉ vì quyền lợi mà thôi. Một nước tí hon như Cam Bốt đương nhiên phải nương theo chìu gió mà tồn tại và hưởng được lợi ích lâu dài.

Các nhà lãnh đạo Campuchia, Hun Sen và Heng Samrin, đã từng núp bóng Việt Nam nhờ che chở khi bị nhóm khemer đỏ Pol Pot thanh trừng. Họ kéo quân chạy qua tá túc bên Việt Nam từ tháng 12 năm 1977. Cũng tại đây Heng Samrin và Hun Sen thành lật mặt trận đòan kết cứu quốc (United Front of the National Salvation of Campuchia) chống lại nhóm Khemer đỏ của Pol Pot đang được sự ủng hộ và viện trợ tích cực của Bắc Kinh. Pol Pot ỷ lại có cố vấn quân sự Bắc Kinh nên không ngớt vi phạm biên giới Việt Nam. Cuối cùng ngày 30 tháng 12 năm 1978 Hà Nội xua cả trăm ngàn quân xâm chiếm trọn nước Cam Bốt, lật đổ chế độ Pol Pot, đặt một chính phủ do Heng Samring cầm đầu và Hun Sen làm Tổng trưởng Ngọai giao. Hai vị nầy và đồng bọn tiếp tay với Hà Nội được gọi là “Khemer Issarak” nghĩa là Khemer Việt Minh. Chính phủ Camuchia thời đó họat động dưới sự chỉ đạo của Tướng Văn Tiến Dũng. Phía Việt Nam lập ra 3 cơ quan với mật mã A 40: Phụ trách giao dịch Campuchia, B 68: Cố vấn hành chánh cho chính phủ Heng Samring, A 50: Giám thị tổng quát các tỉnh Campuchia .

Mãi cho đến tháng 1 năm 1985 Hun Sen được cử làm Phó Thủ tướng mà vẫn còn bị các đối thủ của ông gán cho nhản hiệu là “con rối của Hà Nội” (marionnette de Hà Nội). Một vài chi tiết trên đây đủ chứng Minh Hun Sen bước vào đường chính trị do bàn tay của cộng sản Hà Nội dẫn dắt. Nhưng tại sao bây giờ lại phản bội thay thầy, đổi bạn?

Hẳn người ta còn nhớ cách đây khá lâu có lần Campuchia phát biểu theo ý Trung Quốc, ngược với Hà Nội, trong một phiên họp các nước trong vùng, làm nhiều quốc gia ASEAN ngạc nhiên. Và từ đó ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng ăn sâu bằng viện trợ, bằng cho vay nợ, bằng cung cấp vũ khí, bằng đầu tư kinh tế.v.v…

Xét cho cùng nước Việt Nam còn nghèo đói, đâu có khả năng hỗ trợ gì được cho Campuchia? Một Việt Nam bị Trung Quốc công khai lấn áp về mọi mặt không dám phản kháng, một Việt Nam luôn luôn tuyên bố hợp tác tòan điện, và phát triển theo mô hình của quan thầy Trung cộng, thì tội gì Hun Sen phải tiếp tục làm con rối cho Hà Nội? Quyền lợi cá nhân của Hun Sen và dân tộc Campuchia buộc Thủ tướng Cam Bốt phải ngã về Trung Quốc, tuân theo sự hướng dẫn của Hồ Cẩm Đào là thuận lợi trăm bề.

Capmpuchia chỉ mới là một nước bị Trung Quốc mua chuộc. Hãy còn Lào, Brunei, kể cả Miến Điện dù có biến đổi, có thóat khỏi được phần nào ảnh hưởng của Trung cộng nhưng lần hồi Bắc Kinh vừa phản đối Hoa Kỳ và Tây phương can dự vào sinh họat các nước vùng Đông Nam Á, vừa khuyến dụ bằng đầu tư viện trợ, bằng hăm dọa và ngang ngược làm càng, bằng mua chuộc hay dùng mỹ nhân kế để lôi cuốn các nước nhược tiểu kể trên về phe mình, phá tan sự đòan kết các quốc gia Đông Nam Á chống sự bành trướng bá quyền Bắc Kinh.

Nếu ASEAN chỉ còn lại Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, hợp tác chặt chẽ vì có quyền lợi chung, còn các nước khác không trực tiếp có phần trên biển Đông, thử hỏi 4 quốc gia nói trên còn có thể nhân danh ASEAN chống chọi với Trung Quốc nữa không?
Nói rằng có thể vin vào luật biển quốc tế năm 1982. Trung Quốc đã xem thường tờ giấy lộn đó từ lâu rồi, nên họ mới vẽ cái lưỡi bò liếm trọn các quần đảo trên biển Đông. Trung Quốc đã học thuộc bài ngụ ngôn của đại văn hào người Pháp, La Fontaine viết “Chó sói và con trừu non”, chứng minh lý lẽ của kẻ mạnh.

Biết được điều đó, nếu Việt Nam khôn mgoan muốn tránh cảnh bị cướp nước, Bắc thuộc, làm nô lệ cho Tàu thì phải cùng với Philippine, Brunei, Malaysia dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương trợ giúp, để giành lại lãnh hải đã bị Tàu cộng dùng vũ lực cướp giựt. Dĩ nhiên các quốc gia Tây phương đã từng đưa ra điều kiện, đặc biệt đối với Việt Nam là phải tôn trọng nhân quyền và nới rộng dân chủ. Ngòai sức mạnh của ngọai bang còn sự đòan kết của tòan dân chống xâm lăng bao giờ cũng thắng. Mong rằng cộng sản Hà Nội hiểu được điều đó trước khi bị tòan dân phẫn nộ đạp đổ chế độ độc tài độc đảng cộng sản.

VLT
6-4-2012

Không có nhận xét nào: