Pages

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Chứng khoán ngày 14/11: Bắt đầu hoảng?



Lan Ngọc

Theo: VnEconomy

(TTHN) – Báo lề phải ngày càng chạy tít giật gân để cảnh báo về TTCK, BĐS, NH, DNNN. Tôi có cảm tưởng rằng mặt trận này tôi không phải “đơn phương độc mã” mà có rất nhiều bàn tay góp sức với tôi.
TTCK là nguyên năm 2012 sẽ là “bèo dạt hoa trôi” vì lãi suất không giảm trong 2011, nếu muốn giảm thì lạm phát phải giảm trước. Nhưng NHNN in tiền như điên như khùng để giữ hệ thống NH không sụp đổ. Tin báo Reuter nói là trong vòng 2 tháng nay, NHNN bơm 300.000 tỉ vnd vào hệ thống NH, đó là 14.4 tỉ usd (14% GDP).

Tổng dư nợ của hệ thống NH là 2.4 triệu tỉ vnd, 300.000 tĩ bơm vào là 12.5% của tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Lạm phát sẽ trở lại đầu năm 2012 hay sớm hơn.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Chứng khoán ngày 14/11: Bắt đầu hoảng?
LAN NGỌC
14/11/2011 14:32 (GMT+7)
picture
VN-Index được “giảm xóc” nhẹ về cuối phiên.
Người bán hôm nay tháo hàng ồ ạt trên diện rộng, ép rất nhiều mã lùi về sát giá sàn. Cầu bắt đáy tăng lên, nhưng vẫn rất bị động.
Tâm lý của người cầm cổ rõ ràng là đã yếu đi trông thấy so với tuần trước. Rất nhiều cổ phiếu đã phá vỡ mức hỗ trợ ngắn hạn hồi giữa tháng 10 vừa qua và bắt đầu tìm về đáy cũ đầu tháng 8. Có lẽ đây là yếu tố thúc đẩy hoạt động bán ra mạnh mẽ hôm nay, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu đầu cơ thanh khoản cao.
Thường thì thanh khoản càng lớn, khả năng tích tụ cổ phiếu ở các vùng giá cao càng nhiều. Có thể thấy điều này ở KLS, PVX, VCG hay VND ở những phiên bull-trap như hai phiên cuối tháng 10 vừa qua, đều tạo những khối lượng đột biến. Dòng vốn đầu cơ bị kẹt lại đang cố thoát ra khi ngưỡng hỗ trợ tâm lý bị gãy.
Cả ba cổ phiếu dẫn đầu sàn HNX về thanh khoản hôm này vẫn là những mã quen thuộc: PVX, KLS và VND. Khối lượng khớp lệnh tăng lần lượt là 123%, 21% và 36%. Điểm chung ở những cổ phiếu này là hoạt động chạy hàng rất dứt khoát, nhanh, mạnh, bất chấp giá. Có lẽ chỉ khối lượng chặn mua giá sàn mới không bị chạm tới, trong khi bất kỳ đợt đẩy lên nào, dù nhẹ cũng nhanh chóng bị phục kích.
Trong 3 mã này, KLS có vẻ khá nhất. KLS bị bán ra dữ dội ở vùng giá rất thấp và đè xuống chỉ cách mức sàn một bước giá. Tuy nhiên người mua cũng chấp nhận cuộc chiến tại các “cứ điểm” 9.600 đồng và 9.500 đồng. Thanh khoản tập trung cực lớn ở vùng này. Bên mua còn hỗ trợ tâm lý với trên 1,3 triệu cổ phiếu chặn mua sàn.
PVX và VND tỏ ra đuối hơn nhiều KLS. Thực ra người mua cũng rất mạnh, nhưng khối lượng bán quá lớn đã chèn ép giá gần như suốt thời gian giao dịch. Biên độ dao động và mức giảm lớn, thanh khoản tăng vọt là biểu hiện của nguồn cung mạnh. Không khó để thấy rất nhiều lệnh vài chục ngàn đến cả trăm ngàn được bán ra tại hai cổ phiếu này.
Điều khá bất ngờ là cả PVX lẫn VND đều chỉ còn cách đáy hồi tháng 8 một khoảng không đáng kể. Thậm chí PVX đã gần kề ngưỡng thấp nhất trong lịch sử. Vậy mà áp lực bán vẫn gia tăng một cách bất ngờ như vậy khiến dấu hỏi về bản chất khối lượng bán này cần đặt ra. Dĩ nhiền lượng bán là cắt lỗ, nhưng đằng sau hoạt động này là gì? Không lẽ người bán cần tiền mặt đến mức như vậy?
Trên HSX không có giao dịch nào đặc biệt. STB có vẻ được khối lượng mua cổ phiếu quỹ đỡ giá nhất định. REE được khối ngoại “chia lửa” tới gần 50% thanh khoản mua. PVD cũng được khối này thúc giá lên với xấp xỉ 98% thanh khoản là mua vào. MSN cũng được đỡ khoảng 76%. SSI nếu tính theo giá đã làm mượt thì cũng chỉ còn cách đáy cũ tháng 8 không xa.
Khối ngoại hôm nay đúng tính chất là xả hàng diện rộng, nhưng “nhặt nhạnh” mua vào có trọng điểm. Phiên thứ hai liên tục khối lượng bán ra thuần túy khớp lệnh trên HSX của khối này đạt trên 5 triệu đơn vị. Lượng mua vào cũng tăng gần gấp đôi hôm cuối tuần trước nhưng không trải đều. REE, PVD, MSN, FPT là những mã được mua nhiều nhất, còn lại hầu như không đáng kể. Giao dịch thỏa thuận cũng tập trung vào FPT với mức ròng khoảng 9,7 tỷ đồng.
Phiên hôm nay cũng có điểm hay là nhịp độ giao dịch đã nhanh hơn. Dĩ nhiên tốc độ hoàn toàn do người bán cầm trịch. Không có bất kỳ biến động hồi giá đáng kể nào, dù VN-Index và HNX-Index có một nhịp đi ngang. Diễn biến đi ngang là do bên mua thủ thế trong khi người mua cũng đã qua thời điểm cao trào và lượng bán ra không ép được giá xuống hơn nữa.
Khối lượng chặn mua giá thấp, nhất là giá sàn đã tăng lên đáng kể. Lòng tham vẫn còn đâu đó, nhưng có lẽ chưa đủ tham đến mức nâng giá lên. Sự bị động của người mua là quá rõ ràng. Dù vậy, những chuyển biến nhanh thường là tốt hơn, dù nỗi đau cũng sâu sắc hơn.

Không có nhận xét nào: