Pages

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Lương công chức thấp nhưng đường thăng tiến lấp lánh?

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2011/10/27/057_450.jpgHiền Anh
Theo: VNN

(TTHN) – Tựa bài báo này đúng ra phải như thế này: “Lương công chức thấp nhưng đường tham nhũng tiến lấp lánh ?”. Đa phần người vào làm công chức chỉ để có cơ hội vòi vĩnh, tham nhũng, ăn cắp giờ của công sở.
Lương tối thiểu lao động & CNVNN là 2 triệu mà không sống nỗi. Không đủ sống thì sao ??? Thì phải vòi vĩnh dân để kiếm thêm tiền mà sống. Cuối cùng thì chỉ người dân phải trả thôi.
Ngân sách năm 2012 có 59.300 tỉ trả lương CBCNV nhưng có 100.000 tỉ vnd để trả nợ….Vì vậy mà lương cứ không đủ sống để có nạn tham nhũng tràn lan.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

——————-
Lương công chức thấp nhưng đường thăng tiến lấp lánh?
- Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường cho rằng lương công chức thấp nhưng vẫn đông người nộp đơn vào Nhà nước, vì nhiều lý do.
9 năm nữa, lương công chức có thể nuôi cả nhà
- Tham gia soạn thảo đề án cải cách tiền lương công chức giai đoạn 2012 – 2020, ông nhận định thách thức lớn nhất của cải cách tiền lương công chức trong giai đoạn tới là gì?
Theo tôi, thách thức đầu tiên của cải cách phải kể đến là hiện trạng tiền lương của cán bộ, công chức rất thấp so với yêu cầu tái sản xuất sức lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức sống ở khu vực thành thị.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2010 ở thành thị là 1.827.900 đồng/tháng, ở nông thôn 950.200 đồng/tháng và của cả nước là 1.210.700 đồng/tháng.
Nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% thì mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2011 ở thành thị là 2.156.900 đồng/tháng, ở nông thôn là 1.121.300 đồng/tháng và của cả nước là 1.424.600 đồng.
Như vậy, mức lương tối thiểu hiện hành 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức chỉ bằng 38,5% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở thành thị, bằng 74% so với mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu ở nông thôn và 58,1% so với mức của cả nước.
Ông Đoàn Cường: Còn nhiều công chức làm việc kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn hưởng đủ lương
Mức lương tối thiểu thấp dẫn đến các mức lương trong các bảng lương cũng thấp so với yêu cầu về chất lượng lao động của cán bộ, công chức.
Thứ hai là đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước ngày một tăng nhưng năng suất, hiệu quả hoạt động công vụ không cao, còn nhiều cán bộ, công chức làm việc kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn hưởng đủ lương.
Thứ ba là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, diễn biến xấu của kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công lạm phát cao trong thời gian gần đây và những yếu kém nội tại của nền kinh tế; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng… Những yếu tố này dẫn đến khó khăn cho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương trong giai đoạn tới.
- Ông vừa nhắc đến một nghịch lý, đó là còn nhiều cán bộ, công chức làm việc kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn hưởng đủ lương. Chúng ta đã tiến hành tinh giản biên chế rồi kia mà? Thời gian tới, phải làm gì với đối tượng này?
Chúng ta phải sắp xếp lại các đơn vị, xây dựng vị trí việc làm, chọn đúng người, đúng việc. Khi sắp xếp theo đúng vị trí việc làm thì có quy trình đào tạo, huấn luyện bổ sung để đáp ứng vị trí đó.
- Thực tế những năm qua biên chế cán bộ, công chức không những không giảm theo tinh thần cải cách hành chính, trái lại còn tăng nhanh, làm cho quỹ tiền lương trong ngân sách nhà nước tăng lên nhiều?
Vào bộ máy nhà nước, lương thấp nhưng có những chế độ, chính sách hấp dẫn như về đào tạo, bồi dưỡng. Con đường thăng tiến của công chức cũng hấp dẫn, rõ ràng hơn khu vực thị trường.
- 8 năm qua, mức lương tối thiểu của công chức đã được điều chỉnh 7 lần nhưng lương vẫn không đủ sống. Làm thế nào để cải cách tiền lương lần này không rơi vào “vết xe đổ” của giai đoạn cải cách vừa qua và trở thành bước đột phá thật sự?
Cải cách lần này, theo chúng tôi, phải trên cơ sở hình thành cho được cơ chế riêng đối với từng khu vực: hành chính, lực lượng vũ trang, sự nghiệp, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Phải thay đổi cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tiền lương của cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước bảo đảm và tính trong chi quản lý hành chính nhà nước, lương của lực lượng vũ trang do ngân sách nhà nước bảo đảm và tính trong chi quốc phòng, an ninh. Lương của công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công do quỹ lương của đơn vị bảo đảm và được tính trong chi ngân sách nhà nước cho ngành sự nghiệp (giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…).
Lương đối với người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế riêng và tính trong chi phí giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Lương hưu của người nghỉ hưu trước năm 1995 và trợ cấp ưu đãi người có công do ngân sách nhà nước bảo đảm. Lương hưu của người nghỉ hưu từ năm 1995 trở về sau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Chúng ta phải đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. Đổi mới cơ chế tài chính và tiền lương đối với khu vực sự nghiệp công lập theo hướng đơn vị sự nghiệp được thu phí dịch vụ tính đủ tiền lương và từng bước tính đủ các chi phí khác. Đi đôi với đổi mới cơ chế, tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo sử dụng các dịch vụ công.
Hiền Anh – Ảnh: Minh Thăng

Không có nhận xét nào: