Hồng Phúc chuyển ngữ
Theo: TCPT số 50
Tháng trước, Việt Nam đứng vị trí thứ ba tại Robocon, một chương trình cạnh tranh xây dựng robot dành cho sinh viên đại học trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Với các đối thủ như Nhật Bản và Hàn Quốc nổi tiếng am hiểu về công nghệ, Việt Nam đứng hạng thứ ba trong 19 lĩnh vực nghe có vẻ như một thành tựu đáng kính nể. Trong thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Việt Nam đã thắng giải Robocon ba lần trong mười năm qua (các năm 2002, 2004 và 2006).
Mặc dù Việt Nam vượt trội trong cuộc thi quốc tế, nhưng trong các công việc hàng ngày thì lại ít thành công hơn. Phần lớn tài năng nêu trên không phát triển được (hoặc đi ra nước ngoài) vì các thiếu điều kiện cần thiết. Tân Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết ông hy vọng sẽ thay đổi được điều này. Ông nói với Thanh Niên trong phiên bản tiếng Anh rằng, Việt Nam cần tăng cường đầu tư trong lĩnh vực này gấp bốn, năm lần. Hiện nay đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này đứng ở mức 2% GDP, nhưng theo tiêu chuẩn quốc tế thì điều này không phải là tồi tệ. Tuy nhiên, với GDP tương đối thấp có nghĩa rằng, một cách tuyệt đối, khu vực này đang bị thiếu các nguồn lực khoa học cần thiết.
Ông Quân cảnh báo rằng chỉ có thêm nhiều tiền vào mảng này thì mới duy trì được chất xám ở Việt Nam. Quá nhiều nhà khoa học tài năng ra nước ngoài nghiên cứu và muốn ở lại đó. Ngô Bảo Châu, một nhà toán học vừa được trao tặng giải Fields trong năm 2010 là một trong những vị dụ cụ thể. Tiến sĩ Ngô Bảo Châu được đào tạo tại Pháp, và kể từ đó đã vào quốc tịch Pháp và hiện đang làm việc tại Hoa Kỳ.
Pierre Darriullt, một nhà vật lý đã làm việc tại các trường đại học Việt Nam kể từ khi ông chính thức nghỉ hưu vào 1998, nói rằng Việt Nam không cung cấp ưu đãi cho sinh viên trở về nước cho các chương trình nghiên cứu sau đại học. Vấn đề này trong quá khứ không phải là một vấn đề lớn vì đa số các nghiên cứu sinh được đào tạo ở Liên Xô thường không có sự lựa chọn, và họ buộc phải trở về nước. Nhưng thế giới toàn cầu hóa ngày nay đã khác.
Mặt khác, các nhà khoa học nước ngoài thường phàn nàn rằng nghiên cứu tại Việt Nam không “đủ đô”, ngay cả trong các lĩnh vực cần thiết như sức khỏe công cộng và cộng đồng. Ví dụ, người ta ước tính rằng có khoảng 3 triệu người qua ba thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Chất khai quang hóa học được sử dụng bởi người Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, chất mà được cho đã gây ra một loạt các điều kiện suy nhược, bao gồm cả ung thư, dị tật bẩm sinh và chứng nứt đốt sống. Tuy nhiên, các mẫu được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu lại rất nhỏ, và thường thì các nghiên cứu này hiếm khi hoàn tất đúng quá trình peer-reviewed trước khi xuất bản.
Nhưng trong sự thất vọng có một số dấu hiệu hy vọng. Một nhà khoa học khí hậu người Úc đã ca ngợi ngành thủy văn Việt Nam. Việt Nam là mảnh đất luôn luôn dễ bị ảnh hưởng nặng bởi lũ lụt, kết quả là, các nhà khoa học và kỹ sư chuyên nghiệp tìm cách ứng phó và di chuyển lượng nước xung quanh nhằm kiểm soát hành vi của lụt lội. Công việc này là điểm đáng mừng nếu như nó cũng có thể ngăn chặn được các nguồn tài năng đang chảy ra nước ngoài.
***
“Theo một cuộc khảo sát của một Cty nhân sự, người ta đưa ra kết quả: 64% trong số du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp quyết định ở lại nước sở tại để sinh sống và làm việc và 66% trong số quyết định ở lại ấy cho rằng, chế độ lương, thưởng tại Việt Nam chưa xứng đáng với công sức, tiền bạc họ đã đầu tư trong quá trình học ở nước ngoài. Vì thế, họ không muốn về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp.
So sánh nào thì cũng khập khiễng cả, nhưng thử đặt hai con số về chế độ lương của giảng viên trẻ trong các trường đại học ở Singapore và Việt Nam thì mới thấy hết được “nỗi lo” của du học sinh Việt Nam khi quyết định về nước làm việc. Nếu như ở Singapore, giảng viên trẻ ở đại học có lương khởi điểm trung bình 1.500 USD đến 3.000 USD/tháng, tăng theo từng năm thì ở Việt Nam, con số này được tính như sau: 2,34 x 650.000 đồng, trợ cấp 30% lương giảng dạy. Rõ ràng là con số đó, sự so sánh đó không thể không làm người ta “cân nhắc” nhiều hơn về cơ hội việc làm khi tốt nghiệp.—Pháp luật & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét