Pages

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Một cái nhìn về TT. Diệm & VNCH của tuổi trẻ Miền Bắc

Hàn Quang Tự

T/g gửi tới TTHN

Chế độ Sài gòn – Tay sai của Vatican Ngô Đình Diệm có độc tài hay không?
Tôi là người sống ở miền Bắc. Năm 1963 lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ, tất cả những gì thời đó để lại trong ký ức của tôi là đói. Bố mẹ đi làm suốt ngày mà nhà chẳng có gì ăn cả. Do đó cái làm cho tôi và mọi người bận tâm là kiếm cái gì để ăn.
Nhưng tôi nhớ rất rõ, hôm đảo chánh xẩy ra , đài phát thanh tại Hà Nội có đọc một bảng tin về những diễn biến của cuộc đảo chính và từ đó tên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ám ảnh trong tâm trí tôi.
Đối với tôi , Tổng Thống Ngô Đình Diệm là con người mà trong tâm hồn ông chất chứa hai phẩm chất cao đẹp :
1/ Nhà tu hành
2/ Nhà chính trị
Tôi đặt vai trò nhà tu hành lên trên là vì tôi nghĩ đạo đức quan trọng hơn. Nếu ta sống trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng xung quanh ta là những người có đạo đức thì ta vẫn vui. Nhưng nếu ta no đủ nhưng quanh ta là một bọn mọi rợ thì đâu có vui được. Một người có đạo đức sẽ cho ta nhiều bài học về cuộc sống. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người không những tài năng mà còn là một con người có đạo đức.

Mặc dầu vậy. Trước tiên , tôi lại muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về con người chính trị của Ngô Tổng Thống.
Về hoàn cảnh lịch sử, vào năm 1954. sau một cuộc binh biến kéo dài suốt 9 năm , đất nước Viêt Nam chia làm đôi, toàn bộ quân đội Pháp rút về phía Nam vĩ tuyến 17 . Phía Bắc từ đó trở đi là phần đất của những người theo chủ nghĩa cộng sản. Cũng từ đó, bắt đầu hai thể chế chính trị khác nhau trên cùng một mảnh đất của cùng một dân tộc. Miền Bắc về thực chất vẫn duy trì chế độ phong kiến, cổ hủ, phương thức lao động vẫn là ăn đấu , làm khoán, địa tô, bóc lột như cũ . Có khác chỉ là khác cái tên mà thôi ( xã hôi chủ nghĩa ). Cũng phải nói rõ khi người Pháp đặt chế độ đô hộ tại Việt Nam thì họ chia Việt Nam ra ba miền cùng với ba chế độ cai trị khác nhau : Miền Bắc – chế độ bảo hộ, miền Trung – chế độ vừa bảo hộ , vừa thuộc địa, miền Nam – chế độ thuộc địa. Chế độ thuộc địa là chế độ mà những người dân có những quyền gần như ở quốc mẫu ( tức là nước Pháp ).
Ở miền Nam , do chịu ảnh hưởng của chế độ bảo hộ của người Pháp từ nhiều năm trước, nên đời sống vật chất, và tinh thần tự do có tốt hơn so với ở miền Bắc và miền Trung.
Cũng trong năm 1954 có một cuộc đại di cư khoảng hơn một triệu người từ miền Bắc vào Nam. Đó là một đám người gồm đủ các thành phần ; người công giáo, phật giáo, con buôn, Việt gian bán nước, côn đồ, đĩ điếm…Hơn một triệu người tạp phế lù vào miền Nam. Và họ đã được tự do làm mọi chuyện. Cùng với những thế lực đã có sẵn tại Nam Việt Nam hơn một triệu người di cư đã biến mảnh đất miền Nam, thơ mộng, hiền hòa, mến khách thành sào huyệt các đảng phái chính trị tranh giành quyền lực, kinh tế. Đó là lý do tại sao các bài viết đều nhất trí với nhau là tại thời điểm Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống thì tình hình rối ren như nạn 12 sứ quân.
Nếu không có tài cầm quân, khiển tưởng thì trong một tình trạng như thế liệu Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đứng vững được không. Nếu không có tài kinh bang tế thế thì miền Nam có thể vừa dẹp trừ nạn 12 sứ quân vừa phát triển kinh tế để Nam Việt Nam trở thành hòn ngọc Viễn Đông !
Có thể tổng kết bằng một câu ngắn gọn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm “ AN DÂN TRỊ QUỐC” .
Còn như bài viết CHẾ ĐỘ SG TAY SAI VATICAN NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI HAY KHÔNG ? Trong bài đó, t/g chỉ trích Tổng Thống không thừa nhận và khuyến khích một chế độ đa đảng . Đọc đến đoạn văn này tôi không thể không hoài nghi về hiểu biết chính trị của tác giả. Trong hoàn cảnh hỗn loạn như loạn 12 sứ quân thì việc tổ chức nghị trường , đàm phán hiệp thương, thỏa hiệp chính trị là thứ rất yếu, và nếu điều đó có xẩy ra thì tình hình chiến sự sẽ quyết định ván bài trên bàn thương lượng, như thông lệ từ cổ chí kim vậy.
Một tác giả như thế, với một bài viết như thế không thể đứng vững ở những nơi có tự do ngôn luận. Nhưng trong những chế độ độc tài có khi họ được phong tặng những là : cây bút xuất sắc, bài viết đanh thép…Đơn giản vì đó là một con chó sửa theo ý chủ và được một miếng xương.
Lại nữa , tác giả chỉ trích chính phủ Tổng Thống họ Ngô :
Đàn áp các đảng phái quốc gia.
Thủ tiêu mạng sống của đối lập chính trị.
Kết án rồi tìm cách giết
Các nhà đối lập chính trị
Như đã nói, lúc Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống thì tôi là một đứa con nít lúc nào cũng đói bụng , tôi không được chứng kiến cảnh tranh giành của các phe phái chính trị trong miền Nam. Còn tại miền Bắc nói chung là bình yên, tôi thấy ba mẹ, và mọi người xung quanh đều có cuộc sống ngày này qua ngày khác như nhau và đói là triền miên.
Tuy nhiên những nguyên tắc trong thời chiến và những binh pháp trong chiến trận chúng tôi đều có khảo cứu trong các tác phẩm văn học và lịch sử trong nước và thế giới. Và từ cách nhìn rất sách vở này tôi có thể suy ra rằng về mặt binh quyền theo nguyên tắc cổ điển thì có thể hiểu : không riêng gì đảng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới sát hại đối thủ của mình mà mọi phe phái đều sát hại lẫn nhau, và đó là điều chúng ta chấp nhận vì trong hoàn cảnh như thế thường dân không nằm trong vòng chiến , chỉ có các thành viên trong các đảng phái tìm cách thanh toán nhau thôi. Hơn thế nữa khi mà ai cũng dương ngọn cờ chính nghĩa để gây thanh thế cho mình, thì việc phải loại trừ nhau là điều tất yếu. Tác giả của bài viết không hiểu một điều rất giản đơn là nếu có hai hiệp sĩ đều tuyên bố rằng tôi là người duy nhất xứng đáng với người đẹp Ngọc Hoa chẳng hạn và không ai chịu nhường ai . Vậy, với tuyên bố này hai hiệp sĩ bắt buộc phải tỉ thí tức là đánh nhau cho đến khi có một kẻ phải chết. Trong chính trị cũng tương tự như vậy, nếu nhiều đảng cùng tuyên bố chỉ có đảng của mình mới là chính nghĩa đem lại hạnh phúc cho nhân dân mà không ai chịu nghe ai thì tàn sát giết hại để chiến thắng là chuyện binh quyền và mưu lược của họ. Những lúc như thế này thì không phải là nhân dân sẽ quyết định số phận của các nhà chính trị mà là THƯỢNG ĐẾ. Chỉ những người thực sự phụng sự ý tưởng của THƯỢNG ĐẾ mới là người có thể thoát khỏi những đòn thù, cạm bẫy do đối thủ dàn dựng nhằm tiêu diệt đối phương. Chỉ có THƯỢNG ĐẾ mới ngỏ lời trí tuệ trong những lúc khốn khó cho những người một lòng một dạ với chính nghĩa quốc gia theo ý muốn của THƯỢNG ĐẾ. Đó là những khái niệm rất sơ đẳng cho những ai muốn dấn thân vào con đường chính trị.
Nếu ta nhìn lại lịch sử của đất ĐẠI VIỆT và tìm hiểu về ngọn cờ làm bằng cây LAU của ĐINH BỘ LĨNH dẹp loạn 12 sứ quân , ta sẽ thấy điều này rất rõ. Mặc dù là ngọn cờ LAU nhưng đó là ngọn cờ chính nghĩa vì thế ĐINH BỘ LĨNH lên ngôi hoàng đế. Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân.
Tuy nhiên dưới thời NGÔ ĐÌNH DIỆM vấn đề phức tạp hơn nhiều. Kẻ thù của dân tộc không phải chỉ có ở phương Bắc, nội tình trong nước không chỉ là loạn 12 sứ quân. Tại thời điểm đó Việt Nam đã bắt đầu chịu những áp lực của khuôn mẫu nhà nước dân chủ theo kiểu phương tây. Những nguyên tắc tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhà nước nghị viện… là những khuôn mẫu tốt mà mọi dân tộc trên thế giới cần áp dụng nhưng Việt Nam là một đất nước rất đặc biệt với những phong tục tập quán rất khác lạ so với nhiều nước trên thế giới. Việc áp dụng máy móc các tiêu chuẩn tự do của tây phương là điều mang lại rất nhiều bất ổn cho Việt Nam. Việc này đã được chứng minh rất rõ sau sự ra đi của Ngô Tổng Thống.
Cho nên, những chỉ trích của tác giả bài viết CHẾ ĐỘ SG TAY SAI VATICAN NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI HAY KHÔNG ? ám chỉ Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã từng sống ở những nước dân chủ, thì tại sao Tổng Thống lại không thực thi dân chủ, đa đảng ? Những chỉ trích như thế này chỉ chứng tỏ tác giả là người không hiểu về dân tộc , không có đầu óc chính trị, không biết quyền biến trong những thời khắc khác nhau. Bây giờ khi các tài liệu bí mật , các nhân chứng đã ăn năn thú tội, người ta mới thấy các nghi vấn về một gia đình độc tài vơ vét tiền của cho riêng dòng họ Ngô là một sự vu khống trắng trợn vì hóa ra gia đình họ Ngô rất nghèo. Những nghi vấn về việc Ngô Đình Nhu bắt tay với đối phương ,sau khi các tài liệu được công bố người ta mới thấy tấm lòng nhân ái, vị tha, cơ mưu cao dầy của Tổng Thống cùng ông cố vấn Ngô Đình Nhu . Những ám chỉ chính quyền độc tài , tham quyền, cố vị . Sau cái chết của Tổng Thống cùng ông cố vấn người ta mới ngã ngửa giật mình là đã lập nhầm một kế hoạch mưu sát một nhân sĩ. Một chiến sĩ đấu tranh cho tự do và dân tộc. Đó là điều làm đau nhói hàng ức triệu trái tim nhân ái suốt muôn đời.
2/ Nhà tu hành: Đối với một nhà tu hành thì điều quan tâm lớn lao nhất trong đời là làm thể nào để được THƯỢNG ĐẾ chấp nhận và được đối thoại với NGƯỜI.
Rất có thể tổng thống có một vài việc lầm lỡ, rất có thể các nhân viên cấp dưới đã giết nhầm một vài người, rất có thể có một vài việc đã không được đa số đồng tình như chính Ngô Tổng Thống đã nói : “Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi”.
Qua những ngày cuối đời của tổng thống tôi thấy sự thống thiết đau khổ và ăn năn của Tổng Thống. Đó là bản chất căn bản của một người tu hành, luôn sửa mình để kịp với ĐẠO. Và đối với tôi khi tiếp xúc với những sử liệu về cuộc đời Ngô Tổng Thống những giây phút cuối đời ông là những giây phút xúc động nhất.
Việc Ngô Tổng Thống rời khỏi dinh Gia Long trong vòng vây của các tướng lãnh phản bội đã là một sự thần kỳ.
Nhưng chuyện của đời khác với chuyện của đạo. Nếu theo cách suy nghĩ và việc làm của người đời thì Ngô Đinh Diệm và Ngô Đình Nhu sau khi thoát khỏi cuộc bao vây của những người phản bội thì phải gấp gáp tìm cách liên hệ với những thuộc hạ thân tín để phản công trở lại. Trong hoàn cảnh như ngày 2 tháng 11 năm 1963 là hoàn toàn có thể và rất dễ dàng đối với Tổng Thống . Ông còn người em thân tín Ngô Đình Cẩn ở miền Trung, còn những tướng tá trung thành với ông, còn rất nhiều người dân cảm mến và mang ơn ông, sẵn sàng che chở cho ông và cố vấn Ngô Đình Nhu. Nhưng ông đã không tìm kiếm sự bao bọc đó, ông cũng không tìm kiếm bất cứ một sự trợ giúp nào mặc dù ông và cố vấn đã thoát khỏi vòng vây, và ung dung ngồi trong nhà của một người Hoa gần chợ Lớn. Thời gian này là lúc Tổng Thống và ông Cố vấn hồi tâm xem lại tất cả những gì đã xảy ra. Có lẽ là ông rất buồn vì ông rất cô đơn. Ông đã mang hết tâm trí và nhiệt huyết hiến trọn cho đồng bào và đất nước, nhưng tại sao lại có nhiều người thù ghét ông, tại sao có kẻ thân tín lại phản bội lại ông, tại sao những người mà ông tin tưởng cũng quay lưng lại với ông, tại sao đồng minh Hoa Kỳ lại tỏ ra thờ ơ khi ông báo cho họ biết là có một cuộc nổi loạn đang xẩy ra. Trước những tình cảnh như vậy ông đã đi tới nhà thờ để cầu nguyện. để dâng hiến linh hồn mình cho THIÊN CHÚA, để THƯỢNG ĐẾ phán xét ông. Vì tấm lòng ngay thẳng , trung kiên với quê hương tổ quốc của ông là vậy mà thiên hạ lại có thể kết án ông với bao nhiêu điều xấu xa. Ông ước mong được phán xét dưới quyền năng của THƯỢNG ĐẾ. Và chính vì thế Tổng Thống đã cùng ông cố vấn đến nhà thờ Cha Tam dâng lễ. Lúc này chuyện binh quyền, chính trị đối với ông không còn quan trọng. Đối với Tổng Thống thì việc chứng minh mình là một người con làm theo ý CHÚA là quan trọng hơn cả.
Ông là người ngoan đạo và cái chết của ông có những phần giống với cái chết của Chúa KITO. Có một hội đồng định đứng ra xét sử ông, có một kẻ đã bán Chúa để lấy những đồng tiền bẩn thỉu… Không phải ông Minh hay hội đồng quân sự hay bất cứ một ai , chính CHÚA đã chọn cái chết cho Tổng Thống. chính Chúa đã an ủi và gọi ông về bên MÌNH . Điều này chúng ta thấy rất rõ : Sau khi cầu nguyện , Tổng Thống đã sai viên sĩ quan tùy tùng gọi điện liên lạc với phe đảo chính . Không phải là đầu hàng mà chính là Tổng Thống không muốn áp đặt ý riêng của mình nữa ( tức là không muốn lãnh đạo ) Tổng thống thấy mọi người không hiểu và không chấp nhận đường lối của mình mặc dù Tổng Thống luôn tin tưởng rằng đường lối đó là đúng đắn . Tổng Thống muốn tôn trọng số đông . Ông gọi điện là để trao lại quyền hành , và một điều rất quan trọng nữa là Tổng Thống không muốn đổ máu nếu ông quyết định phản công trở lại. Đó là hình thức diễn ra ở ngoài đời nhưng sau buổi cầu nguyện THIÊN CHÚA đã an bài số phân của Tổng Thống rồi. Do đó sự việc diễn ra rất rõ ràng ,ai đã đến đón Tổng Thống, ai đã bắn Tổng Thống, ai đã ra lệnh … Tất cả rất rõ ràng nhưng người đời đâu có tin. Vì những giây phút cuối cùng là những giây phút Tổng Thống làm theo ý THIÊN CHÚA !
THIÊN CHÚA đã chọn cho Tổng Thống cái chết. Một cái chết gây sửng sốt cho rất nhiều người, một cái chết làm đau nhói hàng ức triệu con tim nhân ái, một cái chết khiến chúng ta phải suy nghĩ về thân phận mình , một cái chết để lương tâm chúng ta luôn cắn rứt vì sao chúng ta lại có thể để cho những kẻ đe hèn giết hại một nhân sĩ yêu nước chân chính ,để kết quả là ngày hôm nay gia đình chúng ta bị chia ly , tổ quốc bị thống trị bằng bàn tay sắt, đất nước trở thành nơi chứa chất tội ác và ác độc.
Chính THIÊN CHÚA đã chọn cái chết cho Tổng Thống và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, để công lý mà các vị đã theo đuổi được vinh danh trên các tầng trời.
Xin được kính cẩn, kính viếng trước hương hồn của
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
ÔNG CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU
Hà nội ngày 4 tháng 11 năm 2011

Không có nhận xét nào: