Pages

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Blogger Nguyễn Xuân Diện nói về vụ bắt người hôm 11.11.2011


Blogger, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói về vụ công an thành phố Hà Nội bị cáo buộc dùng sức mạnh “cưỡng bức, câu lưu” những người biểu tình thuộc nhóm “Chủ nhật yêu nước” vào hôm thứ Sáu, 11/11/2011 và dự đoán về diễn biến tiếp theo sau sự việc.
TS Nguyễn Xuân Diện: Ngày hôm qua, cơ quan an ninh người ta triệu tập hai người là luật sư Lê Quốc Quân và JB [Nguyễn Hữu] Vinh, anh JB Vinh ở Giáo xứ Thái Hà. Chúng tôi đã xuống Hà Đông từ đêm hôm trước bởi vì khi xảy ra sự việc đối với anh Lê Dũng có chuyện gia đình, thì chúng tôi xuống nhà của anh Lê Dũng để trò chuyện với anh ấy, chia sẻ với anh ấy.
Sáng hôm sau chúng tôi đi ăn sáng, uống cà phê cùng với các anh là anh JB Vinh ở quán cà phê Duy Tám, Quang Trung, tức là sát với số 6 Quang Trung – trụ sở Công an Thành phố Hà Nội. Khi mọi người uống cà phê ở đó thì đến hơn 11h, trước đó đã có rất nhiều công an đến để quan sát những người uống cà phê trong quán. Họ đã tiến hành công việc họ nói là họ nghi ngờ những người tham dự của chúng tôi đi những cái xe là tang vật của những vụ va chạm tai nạn giao thông. Thế thì những người bạn của chúng tôi nói là nếu như không có giấy triệu tập hoặc giấy mời thì họ không đi, vì họ không có làm việc gì sai trái với pháp luật cả.

Bên công an, mà ở đây là những người công an không mặc quân phục, đã rất căng thẳng, khi mà họ đã cưỡng chế mấy anh em gồm có Lã Dũng, Lê Dũng, Phạm Chính và Nguyễn Lân Thắng. Cái lệnh cưỡng chế này được đưa ra bằng mồm và nói rằng bắt tất cả những thằng có laptop, tức là có máy điện thoại có cái ipad, laptop lại và tiến hành đánh đập thì có lôi kéo, va chạm, thì có anh Lân Thắng bị choáng ngất. Rồi thì họ đã bắt anh Lã Dũng, khiêng như khiêng lợn lên trên xe, đưa vào đồn công an quận Hà Đông và tại đó thì công an thành phố Hà Nội làm việc với các anh tại đó. Thế là sau đó anh Lân Thắng bị choáng ngất và được một cái xe cơ quan an ninh biển xanh đưa vào bệnh viện đa khoa của thành phố Hà Đông và được điều trị ở đó. Cho đến bây giờ anh Lân Thắng đã tỉnh lại, sáng nay theo như kết quả của y học thì có chụp ảnh, có phù trong não.
Đêm hôm qua vào lúc mười giờ kém, có bốn năm mươi người kéo đến trụ sở công an quận Hà Đông để yêu cầu công an Hà Đông trả lời khi nào thì những người anh em của chúng tôi được trả tự do và họ bị bắt với lý do gì? Những người gác cổng ở đó không trả lời và nói phải chờ đợi. Cuối cùng đến mười giờ thì cả anh Lê Dũng, anh Lã Dũng và anh Phạm Chính đều được thả ra khỏi chỗ đó không có một biên bản nào xác nhận rằng việc thả. Và khi bị đưa vào trong chỗ đó thì họ hỏi những câu hỏi rất là vô thưởng vô phạt. Và cũng hơn mười giờ thì hai người ở giáo xứ Thái Hà là luật sư Lê Quốc Quân và anh JB Vinh cũng được kết thúc cái ngày làm việc thẩm vấn của cơ quan an ninh điều tra, vì họ đã thẩm vấn từ 70h30 sáng cho đến 10h00 đêm thì mọi thứ mới xong.
Và hiện nay cái việc bắt bớ đối với những người vô tội chúng tôi gồm có anh Lân Thắng, anh Lã Dũng, anh Lê Dũng, và anh Phạm Chính là một việc làm rất là tồi tệ của ngành công an Hà Nội. Và ở đây cho thấy rằng các cơ quan công an thực thi pháp luật đã làm việc một cách rất là tuỳ tiện và hung hãn. Nhiều người dân gọi đó là những hành động côn đồ và không có một cái lý lẽ gì hết. Và kết quả là họ phải thả tất cả mọi người ra mà không có biên bản pháp luật gì cả lúc mười giờ đêm hôm qua.
PV: Vâng, thế sau toàn thể cái sự kiện như thế này thì tiến sĩ có thể cho biết một cái đánh giá chung là tại sao lại có động thái này của bên ngành an ninh? Và tiếp theo một câu hỏi nữa là liên quan đến trường hợp của ông Nguyễn Lân Thắng, đã biết được nguyên nhân vì sao mà ông Nguyễn Lân Thắng phải vào bệnh viện như vậy chưa ạ?
TS Nguyễn Xuân Diện: Chúng tôi không thể hiểu được ngành công an Thành phố Hà Nội, cũng như không thể hiểu được Chính quyền Hà Nội tại sao lại xử sự với chúng tôi như thế. Vì rằng chúng tôi là những người có hiểu biết về pháp luật, có học, có một lòng yêu nước. Nhưng mà tất cả những động thái của người công an Thành phố Hà Nội từ cấp phường, cấp xã cho đến cấp huyện, cấp quận kể cả công an thành phố nữa, đã xử sự với chúng tôi trong thời gian vừa rồi rất tồi tệ, đưa lại những hình ảnh vô cùng xấu đối với dư luận xã hội. Cái câu hỏi này thì tôi không có gì mà trả lời được. Tôi không thể hiểu được, nếu BBC muốn có câu trả lời như thế thì xin chuyển đến lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội thì mới có câu trả lời. Còn đối với trường hợp anh Nguyễn Lân Thắng, anh ấy đã bị giật tóc, túm tóc và đánh vào sau gáy và anh ấy đã ngất đi mà mãi sau mới được đưa đi vào bệnh viện.
PV: Tiến sĩ có thể cho biết dự đoán tình hình sắp tới như thế nào ạ? Có tiếp tục xảy ra những vụ câu lưu đối với những người mà tiến sĩ biết, đặc biệt là cái nhóm biểu tình chủ nhật không ạ?
TS Nguyễn Xuân Diện: Về cái dự đoán tình hình sắp tới thì tôi thấy rằng, qua tất cả mấy tháng vừa rồi thì chúng tôi tin tưởng tuyệt đối là những người tham gia biểu tình trước đây và có những hoạt động xã hội gần đây, là những người vô cùng đứng đắn và không làm việc gì sai phạm đến pháp luật. Những người đó hễ làm những điều mà mình cảm thấy là đúng và họ sẽ tiếp tục những công việc tốt đẹp mà đối với đất nước, cũng như trách nhiệm bản thân đối với các vấn đề hiện nay. Còn cái chuyện ngành an ninh có hiểu được điều đó hay không và có hành xử tốt đẹp, đúng pháp luật hay không thì cái đó tôi không trả lời được.
Cũng có khi cán bộ lãnh đạo an ninh thành phố họ hiểu và biết việc nhưng mà anh em an ninh ở dưới cấp quận, huyện, hoặc là cấp phường thì họ không được chỉ đạo đến nơi đến chốn, hoặc người ta được chỉ đạo nhưng người ta không làm theo chẳng hạn. Hoặc bảo họ việc này, mà họ làm sang việc khác chẳng hạn, thì vẫn xảy ra những hậu quả, những việc làm rất là đáng tiếc như là hôm ở 65 Ngô Thì Nhậm, như là hôm đối với tiến sĩ Nguyễn Nhã thuyết trình, như là hôm anh Lê Dũng bị đập máy ảnh và bị đánh ở trên đường Bà Triệu hôm nọ. Hay là cái việc xảy ra hôm qua ở quán cà phê Duy Tám ở quận Hà Đông – Quang Trung, Hà Đông. Thì những người mà người ta có nhận thức đầy đủ về cái việc mà họ làm cũng như là cái công việc của họ thì chắc là không có gì thay đổi, anh ạ.
Nhất là nếu như sắp tới Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động gây hấn trên biển Đông, đánh đập bắt giết ngư dân Việt Nam hoặc có những hành động khiêu khích đối với Việt Nam chẳng hạn, thì những người tham gia biểu tình vẫn tiếp tục biểu tình thôi chứ không có gì thay đổi vì quyền biểu tình đã được Hiến pháp nước Việt Nam ghi nhận ở điều 69 và vì rằng là họ đã không làm điều gì vi phạm pháp luật. Vấn đề ở đây là Chính quyền Hà Nội cũng như là các cơ quan an ninh cố tìm ra một cách thức mà đối thoại hoặc là một cách thức nào đó có thể tiếp cận, cảm thông được với những người biểu tình, mà phần lớn là tri thức già và trẻ chúng tôi, thì mọi việc chắc là có được lời giải tốt đẹp. Và nếu như có cái chuyện không hiểu và xử sự như là thời gian vừa rồi, thì cái người mà được lợi nhiều nhất và người ta trông mong cái điều lợi này nhất, chính là phía Trung Quốc. Vì lãnh đạo Trung Quốc chỉ muốn trông thấy sự mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân ở Việt Nam thôi.
PV: Vâng, đối với những trường hợp mà tiến sĩ đã nói đó và mấy hôm nay trên mạng cũng đã nói tới, chẳng hạn được cho là bị hành hung, bị cưỡng chế vượt quá mức độ cần thiết như vậy, thì những trường hợp đó, theo tiến sĩ có khiếu nại hay khiếu kiện gì hay không?
TS Nguyễn Xuân Diện: Tất nhiên là sau việc này, sau tất cả những việc lần trước chúng tôi đã khiếu nại, khiếu kiện cả rồi. Ví dụ như là khiếu kiện Đài THHN đứng đầu là ông Trần Gia Thái đã có hành vi, đã chỉ đạo sản xuất những chương trình vu khống, bịa đặt trắng trợn chúng tôi. Hay là, ví dụ như công an quận Hoàn Kiếm đã bắt người trái pháp luật và dùng những biện pháp hình sự đối với chị Phương Bích, chị Minh Hằng v.v. Việc hôm qua cũng là việc làm sai pháp luật của công an quận Hà Đông, một việc làm rất là đáng tiếc. Thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục có đơn khởi kiện, đơn khiếu nại và có những tiếng nói trên các diễn đàn cũng như cơ quan thông tấn báo chí trong nước, dù rằng các bên đều không được giải quyết, bao che hoặc là né tránh thì chúng tôi vẫn phải cất lên tiếng nói của mình. Đây là những tiếng nói mà tôi có thể nói là của lương tri, nhân phẩm của những người yêu nước chúng tôi.
PV: Thế đấy là những việc được cho là câu lưu rồi sách nhiễu với những cá nhân cụ thể, những con người. Thế còn đối với những trang blog chẳng hạn như trang Nguyễn Xuân Diện, trang blog Ba Sàm, rồi rất nhiều trang blog khác, thì liệu có thể có những chuyện xảy ra những hiện tượng được cho là tin tặc tấn công trong thời gian tới hay là không? Và một số blogger, bản thân họ đã tiếp tục và đã biết thì có thể có mối nguy nào trực tiếp đối với họ không, như riêng blogger Nguyễn Xuân Diện chẳng hạn?
TS Nguyễn Xuân Diện: Khi mà chúng tôi lập ra những trang blog, tức các trang nhật ký cá nhân của mình thì chúng tôi đã chấp nhận nó có thể bị mất, mất bất cứ lúc nào về tin tặc. Không tin tặc trong nước thì tin tặc ngoài nước, không tin tặc trong nước thì tin tặc quốc tế, chúng tôi chấp nhận hết. Và việc viết blog là chuyển tải thông điệp, một khi thông điệp đã truyền đi, sau đấy thì người ta có thể đánh sập và chúng tôi lại lập ra những trang blog mới, miễn là những điều mà chúng tôi làm đó không có phương hại gì, không có vi phạm pháp luật gì, chúng tôi xác định như thế, chúng tôi không làm điều gì sai phạm đến pháp luật, thì chúng tôi không có điều gì cảm thấy phải quan ngại cả.
Bài do Ba Sàm chuyển từ phần âm thanh ra văn bản.

Không có nhận xét nào: