Pages

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Những nghi vấn về 2 CSGT gây tại nạn chết người ?

Nguyễn Gia
Theo: Phunutoday

Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân, TP.HCM có nhận định ban đầu, 2 CSGT đội CSGT An Lạc thuộc phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67) công an TP.HCM đã bị người dân nghi oan khi tham gia cứu người bị nạn trên đường. Nhưng sự thật vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng.
CSGT gây tai nạn chết người hay cứu giúp người bị nạn?
Một bạn đọc tên Lành (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) phản ánh với Phunutoday, vào khoảng 21 giờ đêm 26/11 đến 1 giờ sáng 27/11, hàng trăm người dân đã tụ tập trên Quốc lộ 1A, đoạn qua phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM bao vây quanh hiện trường 2 CSGT và 1 thi thể người đàn ông để bày tỏ bức xúc. Một số người đã dùng những lời lẽ kích động, thậm chí là thóa mạ vì cho rằng 2 CSGT đã gây ra tai nạn, làm chết người đàn ông nói trên.

Ông Lành cho biết thêm, lúc đó những người dân xunh quanh, người đi đường kéo ra bao vây thì thấy xe mô tô đặc chủng BKS 51A1 – 0163 nằm chỏng chơ bên đường; cạnh đó chiếc xe ba gác máy BKS 62Z6 – 2362 và trên xe là người đàn ông đã chết tự lúc nào. Ông Lành khẳng định “nhiều người dân chỉ biết hiện trường như thế nên cho rằng CSGT gây tai nạn nên đã phản ứng, bức xúc ra mặt. Ngay trong đêm có hơn 50 người của CSGT – Công an quận Bình Tân và các đơn vị gần đó đã có mặt để giữ gìn an ninh trật tự, giải thích cho người dân hiểu vấn đề”. Cơ quan công an đã xác định nạn nhân xấu số là Phạm Viết Hưng (SN 1960, tạm trú quận Bình Tân).
CSGT công an TP.HCM đang tuần tra, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường về đêm. (Ảnh minh họa)
Trao đổi với Phunutoday, Trung tá Lại Văn Ba – Đội trưởng đội CSGT An Lạc – xác nhận, sáng nay (29/11) 2 CSGT có liên quan đến vụ việc là Thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng và Thiếu úy Đào Minh Lâm sẽ làm việc với Công an quận Bình Tân, TP.HCM để phục vụ công tác làm rõ vụ việc. Được biết bước đầu 2 CSGT nói trên đã tường trình chi tiết về vụ việc đã xảy ra vào đêm 26/11, rạng sáng 27/11.
Thiếu úy Tùng trình bày, khoảng 20 giờ 30 phút đêm 26/11, Tùng cùng Thiếu úy Lâm chặn 1 xe gắn máy không đèn để xử lý vi phạm tại Quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Trong khi 2 CSGT đang lập biên bản thì bất ngờ nghe một tiếng rú ga của xe gắn máy rất lớn, khi đang nhìn trước ngó sau tìm hiểu tiếng rú ga từ đâu ra thì đồng thời lúc này một người đi đường chạy xe gắn máy đến, thông báo với 2 CSGT là có một người bị tai nạn, nằm bên vệ đường cách đó vài chục mét. Do đó 2 CSGT không xử lý vi phạm nữa, mà đến hiện trường để xem xét.
Tại hiện trường, 2 CSGT chỉ thấy nạn nhân Hưng nằm quằn quại bên vệ đường, cạnh đó là xe ba gác BKS 62Z6 – 2362. Tường trình có nói, 2 CSGT biết ông Hưng bị tai nạn nhưng không biết va chạm với phương tiện nào? hoặc là phương tiện đó đã bỏ trốn khỏi hiện trường? Lúc đó Thiếu úy Lâm điều khiển xe mô tô chuyên dụng đến chốt dân phòng gần đó thông báo, nhờ lực lượng dân phòng đến hỗ trợ, ứng cứu.
Tại hiện trường Thiếu úy Tùng đã chặn xe tải, xe taxi để đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng đều bị các xe từ chối. Do người dân nôn nóng và cả Thiếu úy Tùng cũng lo sợ tính mạng của nạn nhân nguy hiểm nên lúc này Thiếu úy Tùng lấy xe ba gác chở nạn nhân đến trạm xá gần đó để sơ – cấp cứu. Tại cửa của trạm xá, các y bác sĩ xác định hơi thở của nạn nhân Hưng yếu ớt, cần đưa gấp lên tuyến trên nếu không sẽ tử vong.
Công an nói 2 CSGT bị oan, nhưng dân còn nghi vấn
Lúc này đã có một số người dân bu quanh trạm xá để xem. Vì chờ xe cấp cứu đến cũng mất khoảng 30 phút, nên một người dân (chưa rõ lai lịch) trình bày là có thể CSGT điều khiển xe ba gác không quen nên ông này tình nguyện lái xe ba gác chở nạn nhân lên bệnh viện. Thiếu úy Tùng đi xe của người đàn ông chưa rõ lai lịch đó; còn Thiếu úy Lâm đi mô tô chuyên dụng theo sau xe ba gác chở nạn nhân và đi sát lề phải.
Theo tường trình của 2 CSGT khi đưa nạn nhân ra khỏi trạm xá khoảng gần 100m thì người điều khiển xe ba gác đã bất ngờ gặp sự cố, làm xe ba gác chao đảo về phía bên lên phải. Lúc này, Thiếu úy Lâm chạy xe mô tô chuyên dụng sát lề phải đã va chạm nhẹ với đuôi xe ba gác. Sau cú va chạm này xe mô tô của CSGT ngã xuống đường.
Do nhận thấy khó có thể đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng xe ba gác nên Thiếu úy Tùng đi xe gắn máy (xe gắn máy của người đàn ông điều khiển ba gác) quay ngược lại trạm xá để… cầu cứu. Rồi sau đó Thiếu úy Tùng chở y bác sĩ từ trạm xá ra để kiểm tra thì phát hiện nạn nhân Hưng đã tử vong.
Lúc này ĐTDĐ trong túi nạn nhân Hưng phát tín hiệu, lực lượng CSGT đã nghe máy và thông báo với người nhà nạn nhân về vụ việc. Điều đáng nói là người đã tự nguyện lái xe ba gác chở nạn nhân Hưng đi cấp cứu, khi thấy nạn nhân Hưng tử vong vì sợ liên lụy bản thân nên đã âm thầm lấy xe gắn máy của mình và rời hiện trường.
Lúc người nhà nạn nhân Hưng đến nơi thì nhiều người dân xung quanh hiếu kỳ cũng kéo đến xem, vì thấy hiện trường nạn nhân Hưng nằm chết trên xe ba gác và cạnh đó xe CSGT bị ngã bên đường, nên người dân phản ứng, cho rằng CSGT đã gây tai nạn chết người?.
Trao đổi với Phunutoday, 1 cán bộ đội điều tra tổng hợp Công an quận Bình Tân khẳng định, theo điều tra ban đầu 2 CSGT không có dính dáng gì đến cái chết của ông Hưng, mà đã rõ là 2 CSGT cứu giúp ông Hưng khi bị nạn nhưng bị người dân nghi oan. Hiện Công an quận Bình Tân cũng đưa ra kết quả xác minh ban đầu là nạn nhân Hưng điều khiển xe ba gác trong tình trạng có nồng độ rượu bia, tự gây tai nạn gây thương tích dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên cho đến nay dư luận vẫn còn đặt vấn đề xung quanh vụ việc này. Cụ thể việc trưng dụng xe tải, taxi trên đường để cứu người, người chặn xe CSGT mà không ai đồng ý cứu giúp là một chuyện khá lạ lùng? Tại sao ban đầu CSGT ứng cứu người bị nạn lại không lục soát túi của nạn nhân tìm địa chỉ, điện thoại để liên lạc với gia đình nạn nhân? Và hiện trường vụ va chạm lần 2, lúc ông Hưng bị phát hiện tử vong vẫn còn nhiều điều đáng ngờ?.

Không có nhận xét nào: