Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Từng bước xử lý nợ của Vinashin

Ngọc Lê

Theo: vietnamnet

(TTHN) – Đọc bài báo dưới đây thì biết rằng VN bắt đầu nhận thấy là món nợ 600 triệu của Vinashin là không bao giờ đùn đẩy, tránh né được. 6 tỉ usd của Vinashin thì Chính phủ có thể “để lâu c.t trâu hóa bùn” chứ 600 triệu usd của những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới thì không thể búng tay một cái là biến mất.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Từng bước xử lý nợ của Vinashin
- “Chính phủ đã có báo cáo về từng bước xử lý nợ của Vinashin. Tôi nghĩ phải có thời gian hợp lý mới làm được”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 17/11.
Ông Phùng Quốc Hiển: Xử lý nợ bằng cơ chế thị trường hiện hành
Được biết, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội việc xử lý các khoản nợ của Vinashin. Dư luận gần đây cũng xôn xao quanh việc công ty Eliot của nước ngoài có thể kiện tập đoàn này vì khoản nợ 600 triệu USD. Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã tiếp cận báo cáo này và xem xét theo hướng nào?
- Tôi nghĩ câu chuyện tái cấu trúc các doanh nghiệp là vấn đề đang đặt ra. Đặc biệt việc tái cấu trúc Vinashin rất quan trọng, trong đó có tính tới các vấn đề về nợ.
Với các khoản nợ thì chúng ta phải xử lý thôi, mà xử lý bằng cơ chế thị trường hiện hành. Chính phủ đã có báo cáo về từng bước xử lý. Tôi nghĩ phải có thời gian hợp lý mới làm được.
Chính phủ định hướng việc tái cấu trúc các tập đoàn này thế nào và quan điểm của Ủy ban Tài chính – Ngân sách là gì?
- Theo Chính phủ, chúng ta phải rà soát lại toàn bộ các tập đoàn theo hướng những doanh nghiệp này phải đi vào hoạt động thực sự trong các lĩnh vực mang tính chất truyền thống, hạn chế việc đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực.
Tiếp theo, DNNN chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, trong điều kiện các thành phần kinh tế khác không thể tham gia được.
Chúng ta cũng phải đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN. Chỉ bằng cách cổ phần hóa, thay đổi cả cơ chế quản lý, đặc biệt quản trị rủi ro mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động.
Những lĩnh vực nào cần để cho các tập đoàn nhà nước đảm nhiệm?
- Phải nắm các lĩnh vực xương sống quan trọng của nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, ngân hàng.
Còn lại thì dần dần nhường cho các thành phần kinh tế khác tham gia, ví dụ lĩnh vực xây dựng hay các ngành dịch vụ bình thường khác có thể thúc đẩy cổ phần hóa để kéo, thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác vào.
Chúng ta phải cổ phần hóa, chỉ giữ vốn nhà nước ở những lĩnh vực quan trọng. Có như thế mới thực hiện được mục tiêu tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty, DNNN.
Để làm được tất cả những việc này ta phải có thời gian, lộ trình, như Quốc hội đã đặt ra là sẽ làm trong khoảng từ nay đến năm 2015 phải hoàn thành.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: “Tôi chưa cập nhật việc Vinashin bị kiện”
Chính phủ vừa có báo cáo cụ thể đến Quốc hội về tình hình của Vinashin, còn việc Vinashin bị công ty nước ngoài kiện thì cá nhân tôi chưa cập nhật.
Về lộ trình tái cấu trúc DNNN, nghị quyết thường kỳ của Chính phủ tháng vừa rồi đã giao cho 3 cơ quan: Bộ Kế hoạch – Đầu tư báo cáo về tái cấu trúc đầu tư công, các bộ, ngành khác cùng phối hợp. Đề án tái cấu trúc DNNN thì do Bộ Tài chính chủ trì. Đề án tái cấu trúc ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chủ trì.
Chính phủ cũng yêu cầu trong kỳ họp tháng 11 này báo cáo kết quả bước đầu về việc xây dựng đề án. Chúng tôi đang rất tích cực làm.
Còn mục tiêu thế nào, phạm vi ra sao, nội dung tái cấu trúc thế nào, lộ trình, bước đi cụ thể thì còn phải bàn, chưa thể nói ngay bây giờ.
Trao đổi với báo Sài Gòn Tiếp thị chiều 14/11 bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho hay: Vụ kiện liên quan đến khoản tiền Vinashin tự đi vay và không có bảo lãnh của Chính phủ, vì vậy “Vinashin phải lo, Vinashin tự vay thì Vinashin phải tự trả thôi”.
Ngọc Lê (ghi) – Ảnh: Ngọc Thắng

Không có nhận xét nào: