Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Chiến tranh Syria sắp nổ ra?

http://soha2.vcmedia.vn/zoom/200_200/image/KCERXJZH/1.jpg?filename=syria_phan_phao_lai_phuong_tay_-_soha_thong_tin.jpgTheo: BáoTổ quốc

Sự có mặt của tàu chiến Nga, Mỹ ở vùng biển Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu đề nghị khả năng can thiệp của nước ngoài, AL liên tiếp đưa ra các hạn chót để áp đặt lệnh trừng phạt và kịch bản thiết lập một vùng cấm bay… tình hình Syria đang nóng bỏng và phức tạp hơn bao giờ hết. Liệu một cuộc chiến tranh có xảy ra?
Một mặt Mỹ và các nước phương Tây cũng như các nước trong khu vực Trung Đông đang gia tăng sức ép ngoại giao, kinh tế với các lệnh trừng phạt chống Syria. Mặt khác, xu hướng sử dụng chính sách ngoại giao dựa trên đe dọa vũ lực nhằm vào Syria đang gia tăng.
Mọi mũi nhọn đều nhằm vào Syria
Tuần này, tàu sân bay hạt nhân tối tân của hải quân Mỹ USS George H.W.Bush đã vào bờ biển ngoài khơi Syria. Sứ quán Mỹ tại thủ đô Damascus thúc giục công dân Mỹ “lập tức” rời khỏi Syria. Hai động thái này khiến có nhiều suy đoán về một cuộc xâm lược quân sự do Washington dẫn đầu nhằm vào quốc gia Arập này đang cận kề.

Trong khi đó, các nguồn tin Arập hôm 25/11 cho biết, ba tàu chiến Nga vừa cập bến Syria, mang theo các cố vấn kỹ thuật của Nga để giúp người Syria lắp đặt một giàn tên lửa S-300.
Cùng với tên lửa, Nga đã lắp đặt các hệ thống radar tiên tiến tại tất cả cơ sở quân sự và công nghiệp của Syria. Hệ thống radar này còn bao phủ các khu vực phía Bắc và Nam Syria.
http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/37343___news__2.jpg
Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ có mặt ở vùng biển Syria
Các mục tiêu của radar bao gồm phần lớn lãnh thổ Israel, cũng như căn cứ quân sự Incirlik được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sử dụng tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Một nguồn tin khác lại cho biết rằng, hàng không mẫu hạm lớp Đô đốc Kuznetsov của Nga có khả năng đang có mặt ở Địa Trung Hải và trên đường đến gần vùng biển của Syria.
Mục đích của đợt triển khai quân sự này của Nga không được tiết lộ nhưng ai cũng hiểu nhằm ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Syria.
Ngoài Nga và Mỹ, Canada mới đây cũng tuyên bố sẽ duy trì sự hiện diện của tàu khu trục HMCS Vancouver tại Địa Trung Hải cho tới đầu năm 2012 với lý do lo ngại tình hình bất ổn ở Syria.
Bên cạnh đó, có tin cho biết, các máy bay chiến đấu của Liên đoàn Arập (AL) và có thể của cả Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Syria theo đề xuất của AL.
Thủ tướng nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ lập trường cứng rắn khi lần đầu tiên đề nghị khả năng can thiệp của nước ngoài vào Syria. Báo chí Israel đã dự báo khả năng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị đưa quân vào Syria. Dấu hiệu đáng lo ngại là ngày 23/11 vừa qua, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn thử tên lửa ESSM trên một tàu hộ tống lớp Gabya ở vùng biển ngoài khơi nước này, gần vùng biển của Syria. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ rằng, nước này đang thăm dò một giải pháp quân sự đó là thiết lập “vùng đệm an ninh” bên trong lãnh thổ Syria. Kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ gồm ba bước: Thành lập khu an toàn cho dân tỵ nạn và lính Syria đào ngũ ẩn trú; phong tỏa một vùng không phận để bảo vệ an toàn khu và thứ ba là đóng cửa biên giới giữa hai nước hòng bóp nghẹt kinh tế Syria. Những bước đi trên đều được Thổ Nhĩ Kỳ bàn bạc kỹ với các đồng minh phương Tây. Theo nguồn tin tình báo Israel, NATO và Thổ Nhĩ Kỳ đang vạch ra các kế hoạch liên quan tới các hành động vũ trang nhằm chống lại Syria.
Trong khi đó, AL tiếp tục đưa ra hạn chót là ngày 25/11 để các quan sát viên quốc tế vào Syria nếu không một lệnh trừng phạt kinh tế, chính trị sẽ được áp dụng. Damascus phớt lờ tối hậu thư này.
Mỹ và NATO dường như chuyển trọng tâm từ Bắc Phi Arập sang Arập Cận Đông để xử lý Syria, trở ngại cuối cùng đối với sự bá chủ khu vực của họ. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như quyết tâm “một mất một còn” với chế độ của al-Assad. Tuy nhiên, các yếu tố địa chính trị chiến lược khu vực và quốc tế đang biến Syria trở thành một ranh giới đỏ, có thể báo hiệu một kỷ nguyên trật tự thế giới đa cực mới, chấm dứt trật tự thế giới đơn cực của Mỹ, nếu liên minh do Mỹ lãnh đạo không lật đổ được chế độ Syria, hoặc hoàn thành sự bá chủ hoàn toàn khu vực của Mỹ-NATO, nếu họ thành công.
Tấn công Syria: Không dễ!
Có nhiều yếu tố bất lợi đối với Mỹ và NATO trong việc can thiệp quân sự tại Syria. Cơ sở hạ tầng nhà nước của Syria là vững mạnh. Ban lãnh đạo chính trị, ngoại giao, an ninh và quân sự của nước này đang gắn kết và thống nhất. Về kinh tế, Syria không mắc nợ nước ngoài, tự cung cấp được về dầu mỏ, lương thực và các sản phẩm tiêu dùng. Dường như không thể tiến hành việc bao vây hoàn toàn về kinh tế và ngoại giao đối với Syria. Điều quan trọng hơn về chính trị là thực tế rằng sự đa dạng đa nguyên của các cộng đồng thiểu số về sắc tộc và tôn giáo tại Syria đang tước bỏ vai trò đối lập hàng đầu của tổ chức Anh em Hồi giáo, mà nhóm này luôn được trao trong các cuộc biểu tình “Mùa Xuân Arập” tại Tunissia, Ai Cập và Yemen.
Ngược lại với những phân tích của phương Tây, dự báo rằng việc phong trào “Mùa Xuân Arập” châm ngòi cho những thay đổi chế độ có thể dẫn tới thay đổi tương tự tại Syria, những thay đổi này đang trở thành những tấm gương xấu đối với người dân Syria. Việc phá hủy những cơ sở hạ tầng nhà nước, nhất là ở Iraq và Libya và để cho Mỹ và NATO quyết định các vấn đề quốc gia của họ, ít nhất là để đền ơn vai trò của Mỹ và NATO trong thay đổi này, không được đa số người dân Syria, kể cả phe đối lập, chấp nhận và không đáng để đổi lấy thay đổi và cải cách. Một mặt, tình hình ở bên trong Syria tiếp tục ngăn cản sự can thiệp từ bên ngoài, và mặt khác đang giải thích tại sao phe đối lập cho đến nay vẫn chưa tổ chức được một cuộc biểu tình lớn, huy động hàng triệu người xuống đường như đã xảy ra tại Tunissia, Ai Cập, Baranh và Yemen, nhất là tại trung tâm dân cư lớn như thủ đô Damascus và thành phố Aleppo có hàng chục triệu dân.
Vẫn rất nhiều người dân Syria ủng hộ Tổng thống Assad
Về mặt địa chính trị, đúng là các cường quốc phương Tây sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, đã thành công trong việc thu nhỏ Syria trong diện tích hiện nay, nhưng hệ tư tưởng và ảnh hưởng toàn Arập của Syria vẫn khá mạnh tại khu vực ngã ba châu Âu, châu Á và châu Phi này. Những bất ổn hiện nay tại Syria kém quan trọng hơn nhiều so với nhiều nước khác ở Trung Đông. Sự thay đổi chế độ tại Syria sẽ không mang lại an ninh và ổn định cho khu vực, mà ngược lại sẽ mở ra một rắc rối cho khu vực.
Về mặt khu vực, khả năng Iran bị mất cầu nối Syria ra Địa Trung Hải, trong khi các tuyến đường khác của Tehran ra biển chiến lược này thông qua Vịnh Pécxích, Biển Araajo, Eo biển Bab-el-Mandeb, Biển Đỏ và kênh Suez, dễ dàng bị Hạm đội 5 và Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ và hải quân các nước NATO, Israel và các chính phủ ủng hộ Mỹ, đóng lại, là một ranh giới đỏ mà Iran không muốn vượt qua và có thể tạo ra một tình huống dẫn đến các nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh khu vực. Mặt khác, trừ phi Mỹ và NATO quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực với Iran và Syria, họ sẽ không nghĩ đến việc can thiệp quân sự tại Syria, trừ phi họ chắc chắn rằng Israel nằm ngoài tầm trả đũa của Iran và Syria.
Thời điểm mà Mỹ và NATO chuyển trọng tâm sang Syria trùng với sự bế tắc của tiến trình hòa bình Palestine-Israel và việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không thực hiện được những lời hứa với các đồng minh Arập, khiến đồng minh khu vực ôn hòa nhất của Mỹ là Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cương quyết thực hiện nỗ lực để Palestine trở thành một thành viên của LHQ. Sự thất bại trong vai trò môi giới hòa bình Palestine-Israel của Mỹ phản tác dụng nhiều hơn đối với tiến trình kiến tạo hòa bình Syria-Israel. Chính quyền Al-Assad đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính với mục tiêu là can dự vào tiến trình hòa bình do Mỹ đỡ đầu tại Trung Đông. Thất bại của Mỹ đang làm giảm ảnh hưởng của các nhân vật Arập ôn hòa ủng hộ Mỹ, là trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng một mặt trận thống nhất Mỹ-Arập-Israel để chống lại Iran. Sự thất bại của Mỹ cũng là một nhân tố đóng góp lớn đối với những thay đổi của “Mùa Xuân Arập” tại một “chuỗi” các chính phủ ủng hộ Mỹ tại Ai Cập, Tunissia và Yemen. Nhưng thất bại này đang chứng minh tư tưởng phản kháng của Syria là đúng, bào chữa cho sự hợp tác quốc phòng chiến lược của họ với Iran, củng cố sự ủng hộ của người dân đối với cả Syria và Iran và ủng hộ luận cứ của Chính quyền Damascus rằng Mỹ và NATO đang hỗ trợ cho các cuộc biểu tình tại Syria dưới danh nghĩa thay đổi và cải cách, nhưng trên thực tế là lợi dụng các cuộc biểu tình này để thay đổi chế độ và thay thế bằng một chính phủ mong muốn chấp nhận sự áp đặt của Mỹ và Israel đối với tiến trình kiến tạo hòa bình Trung Đông.
Kế hoạch rút quân chiến đấu của Mỹ khỏi Iraq vào cuối năm nay là một nhân tố khu vực khác chống lại sự can thiệp quân sự tại Syria. Việc Mỹ rút quân khiến Iraq nằm dưới sự quản lý của một chính phủ cầm quyền ủng hộ Iran. Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki liên tục phản đối sự thay đổi chế độ tại Syria chắc chắn là do ảnh hưởng của Iran. Iraq hiện đang công khai thay thế Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đồng minh của Syria, cung cấp mối liên kết chiến lược giữa các đồng minh tại Damascus và Têhêran, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đảo ngược hoàn toàn sự hợp tác chiến lược của họ với Syria.
Về mặt quốc tế, việc Nga và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết mới nhất về Syria tại HĐBA LHQ là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm thay đổi chế độ Syria là một đường ranh giới đỏ khác. Việc mất các cơ sở hải quân tại Syria sẽ khiến Nga phải ở ngoài khu vực Địa Trung Hải và biến biển này thành một cái hồ của Mỹ và NATO. Trung Quốc, với sức cạnh tranh tại châu Phi đang bị thách thức sau sự thay đổi chế độ tại Libya, sẽ coi sự sụp đổ của Syria để tạo bàn đạp của Mỹ và NATO chống lại Iran là nguy cơ thực sự đối với quan hệ đối tác cạnh tranh của họ với Iran. Nếu Mỹ và NATO thành công trong việc kiểm soát Iran và Syria, họ sẽ giành được quyền kiểm soát cả hai nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược tại Trung Đông và Trung Á. Đó chắc chắn là một ranh giới đỏ đối với Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, các kế hoạch can thiệp quân sự tại Syria của Mỹ và NATO sẽ không thể giành được chiếc ô hợp pháp của LHQ do những lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
Mỹ và NATO có hai phương án
Thứ nhất là gây sức ép, buộc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO phải từ bỏ các quan hệ “không có vấn đề” kéo dài 9 năm qua của họ với các nước láng giềng, để “chứa chấp một nhóm đối lập vũ trang phát động một cuộc nổi dậy trong một chiến dịch lớn hơn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phá hoại chính phủ của ông Assad”.
Thứ hai là đẩy mạnh việc quân sự hóa các cuộc biểu tình hòa bình. Theo các nguồn tin tình báo Israel: tổng hành dinh NATO tại Brussels và những người đứng đầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang vạch ra các kế hoạch nhằm trang bị cho phiến quân những vũ khí chống lại xe tăng và máy bay trực thăng. Các nhà chiến lược NATO đang nghĩ cách đưa một lượng lớn rốckét chống tăng và phòng không, súng cối và súng liên thanh cỡ lớn vào các trung tâm phản kháng. Vũ khí cho phiến quân chủ yếu được chuyển qua đường bộ, qua Thổ Nhĩ Kỳ và dưới sự bảo vệ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. NATO và Thổ Nhĩ Kỳ cũng xem xét việc phát động một cuộc thánh chiến, liên quan đến việc tuyển mộ hàng nghìn “chiến binh tự do” Hồi giáo, giống CIA đã làm trong thời gian Liên Xô can thiệp tại Afghanistan trong những năm 1980. Brussels và Alkara cũng đang lên danh sách hàng nghìn người tình nguyện Hồi giáo tại các nước Trung Đông và thế giới Hồi giáo, chiến đấu bên cạnh các phiến quân Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện số quân tình nguyện này và đưa họ sang Syria.
Mỹ và NATO dường như đang chạy đua với thời gian để theo đuổi mục tiêu thay đổi chế độ Assad thông qua cả hai phương án trên. Nhưng rõ ràng vẫn là quá sớm nếu dự báo họ sẽ phát động một cuộc chiến tranh vào thời điểm hiện nay khi các điều kiện chưa chín muồi./.
PV .

Không có nhận xét nào: