Ngô Thanh Sơn
Quyền bỏ phiếu là một phần quan trọng của chế độ dân chủ. Nhưng để có dân chủ thực sự thì phải cần nhiều hơn thế.
Chỉ mới cách đây hai thế kỷ, hầu hết các quốc gia trên thế được cai trị bởi các thể chế phong kiến và bầu cử là một đặc quyền hiếm có. Thậm chí ở Hoa Kỳ, cuộc bầu cử hiện đại đầu tiên chỉ hạn chế trong số những người đàn ông da trắng có tài sản đáng kể.
Nhà chính trị học người Pháp Alexis de Tocqueville đã từng tiên đoán rằng một cuộc cách mạng vì công bằng, dân chủ đang diễn ra. Ông tin rằng cuộc cách mạng này đang tiến xa nhất ở nước Mỹ, nơi mà ông đến thăm vào năm 1830 để thấy tương lai loài người. Nhưng cho đến hết thế kỷ 19, quyền bầu củ phổ thông vẫn còn xa mới trở thành hiện thực.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các chế độ quân chủ và các đế chế hùng mạnh sụp đổ, quyền bầu cử dành cho phụ nữ bắt đầu phát triển mạnh mẽ, người dân trên nửa bán cầu Bắc bắt đầu được đảm bảo quyền bỏ phiếu tự do. Ở nửa bán cầu Nam, các thuộc địa dần dần giành độc lập từ tay thực dân châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai và kèm theo đó là quyền bầu cử. Khi người da đen ở Nam Phi xếp hàng bỏ phiếu lần đầu tiên vào năm 1994, quyền bỏ phiếu phổ thông đã được đảm bảo trên toàn thế giới.
Thế nhưng, quyền bỏ phiếu là một chuyện, đảm bảo cuộc bầu cử công bằng, tự do và cạnh tranh – những tiêu chuẩn tối thiểu cho một nền dân chủ – là chuyện khác. Và nền dân chủ mà các nước phương Tây đang tận hưởng còn phải có những yêu cầu cao hơn: tự do ngôn luận, tự do báo chí và luật pháp. Một tin tốt đẹp là mặc dù dân chủ vẫn còn đi sau quyền bầu cử, nó đang trên đà phát triển. Các chuyên gia cho rằng chúng ta đang ở giữa quá trình dân chủ hóa được tiếp sức bởi tăng trưởng kinh tế, giáo dục, sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu toàn cầu, sự mở rộng của thị trường tự do và sự phát triển của công nghệ đã mang tin tức về dân chủ cho mọi người trên khắp thế giới.
Ngày nay trên thế giới, 117 trong số 197 quốc gia trên thế giới được coi là có bầu cử dân chủ, theo Freedom House, một tổ chức thúc đẩy dân chủ toàn cầu. Nhưng không có một mô hình mẫu nào cho một nền dân chủ thực sự.
Số phần trăm dân số đi bầu cử khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia và các nhà phân tích tranh luận về ý nghĩa của con số này. Liệu có phải số người đi bầu thấp chứng tỏ họ hài lòng hay bầu cử đã trở nên xa lạ đến độ lãnh cảm? Số người đi bầu cao có chứng tỏ người dân bị cuốn hút vào vấn đề tranh cử – hay giống như ở Belarus bắt buộc người dân phải đi bỏ phiếu để tạo ra ấn tượng về dân chủ? Số đại biểu nữ được trúng cử cũng là một vấn đề gai góc. Thông thường trên thế giới con số này thấp hơn rất nhiều tỉ lệ phụ nữ trong dân số, ngoại trừ ở Rwanda và các nước bắc Âu nơi mà các đảng phái chính trị và luật pháp qui định một tỉ lệ nhất định số đại diện nữ trong quốc hội.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama khẳng định rằng chúng ta đã tiến đến giai đoạn cuối của lịch sủ, với dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản là hệ thống khả thi duy nhất đối với các quốc gia muốn tiến đến hiện đại hóa. Bây giờ, 17 năm đã trôi qua, mọi việc có vẻ không đơn giản như vậy. Trong tương lai có thể nhiều dạng khác nhau của dân chủ được chấp nhận tại các nước không theo văn hóa phương Tây. Bruce Gilley, tác giả của cuốn sách “Tương lai dân chủ của Trung Quốc”, dự đoán dân chủ sẽ thắng thế tại quốc gia này, khi mà các nhà cải cách buộc phải đáp ứng lại áp lực từ bên dưới. Hiện nay các nhà học giả Trung Quốc đang cân nhắc những vấn đề mà họ nghĩ là sẽ nâng cao quyền dân chủ, ví dụ như các biện pháp giúp người dân có nhiều tiếng nói trong việc tạo lập chính sách của chính phủ.
Ngày nay trên thế giới, 117 trong số 197 quốc gia trên thế giới được coi là có bầu cử dân chủ, theo Freedom House, một tổ chức thúc đẩy dân chủ toàn cầu. Nhưng không có một mô hình mẫu nào cho một nền dân chủ thực sự.
Và một số quốc gia hiện nay đang trong thời kỳ chuyển giao giữa chính thể kiểu cũ và chế độ dân chủ có thể sẽ không bao giờ đến được đích. Trong một số trường hợp cụ thể, các nhà chính trị thuộc phe đối lập, được người dân coi là tham nhũng và vì lợi ích cá nhân, chỉ đơn thuần tìm cách trao đổi sự kiểm soát chính phủ thông qua bầu cử, mà không giải quyết các vấn đề của đất nước. Trong một số trường hợp khác, đảng cầm quyền thao túng cuộc bầu cử nhằm củng cố quyền lực. Mùa bầu cử năm nay nước Nga đã tiến một bước dài khi huy động máy bay trực thăng đưa các hòm phiếu đến vùng Siberi xa xôi để những sống du mục có thể bỏ lá phiếu của mình. Thế nhưng họ cũng kiểm soát chặt chẽ báo chí truyền thông, và một số nhà phê bình cho rằng chính phủ do người Nga bầu chọn không khác gì một “chế độ chuyên quyền”.
Các chuyên gia đều đồng ý rằng chế độ dân chủ là một hệ thống tốt nhất để thúc đẩy quyền con người. Tuy nhiên, một bài báo có ảnh hưởng lớn trên tạp chí Foreign Affairs, Fareed Zakaria cho hay những cuộc bầu cử vội vàng trong những quốc gia thiếu một chính quyền mạnh, tôn trọng nhân quyền và thiết chế luật pháp sẽ dễ dẫn đến việc chính phủ lạm dụng quyền lực và đôi lúc gây ra phân chia sắc tộc. Những chế độ dân chủ kiểu đó, Zakaria cảnh báo, không những không đầy đủ mà còn nguy hiểm. Quyền bầu cử có thể đã bao trùm khắp các quốc gia trên thế giới, nhưng đối với một số quốc gia vẫn còn phải đối mặt với một thử thách khó khăn hơn là làm thế nào để xây dựng một chính phủ thực sự đại diện và vì quyền lợi của người dân.
Theo: Tạp chí PT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét