Nhà nước này là CHXHCN mà XHCN thì có thế này:
Nghệ thuật phục vụ con người (nghệ thuật vị nhân sinh)- Nói nghệ thuật phục vụ cho “nghệ thuật” (nghệ thuật vị nghệ thuật) là bậy.
- Cái này là chủ trương nhất quán mà các Lãnh đạo ta thường nói “Tây khác ta khác”-Thử nghĩ xem,Vậy thì lấy Tây so Ta là gì nào??? ngó bộ hơi bị kỳ ? còn chuyện khác sao không so? có khi “so” là vô tù.
Mà nhiều người “so” đã vào tù rồi? có lẽ cổi truồng thì “hợp với thời hiện đại văn minh”??????
01/02/2012 18:55:47
Be – - Màn múa thiếu vải tại phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TPHCM) chưa dừng được tranh luận sau khi bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm C
hủ tịch Công đoàn phường thanh minh trên báo chí rằng đó là màn múa H
awaii.
Nhà nghiên cứu – phê bình múa Thái Phiên – Trưởng ban Lý luận Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đã lên tiếng về vấn đề này.
Theo NSƯT Thái Phiên, mặc dù đây là hoạt động văn nghệ đầu xuân để tạo không khí vui tươi nhưng văn hóa không phù hợp với phong tục tập quán của đất nước cùng với những yếu tố phản cảm, đặc biệt tại nơi công cộng thì cần có biện pháp hạn chế.
Đối với tiết mục vừa diễn ra tại phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TPHCM) thì cần phải được xem lại gốc của tiết mục. Nói là múa Hawaii nhưng không phải tất cả các điệu múa của Hawaii là trang phục như vậy.
Có thể đây chỉ là một biến tướng trong sinh hoạt của giới trẻ bây giờ. Gốc những điệu múa nổi tiếng của thổ dân Hawaii là để nguyên bộ ngực trần và rung, lắc theo thẩm mỹ, phong tục của họ. Và, những điệu múa như vậy thì không thể diễn ở nơi công cộng được vì nó không phù hợp với phong tục, tập quán của Việt Nam.
NSƯT Thái Phiên cũng cho rằng, việc phản cảm hay không phản cảm nhiều khi cũng chỉ là do cảm giác của người xem. Ví dụ các ca sĩ hát mà cúi xuống biểu diễn thì có người cảm nhận đó là một động tác biểu cảm, nhưng cũng có người lại cho đó là một động tác khoe ngực.
Hay như điệu nhảy Lam-ba-da, đầu tiên chúng ta thích thú nhưng sau đó vì không phù hợp thuần phong, mỹ tục nên chúng ta đã cấm. Mà Lam-ba-da là điệu nhảy “hiền lành” hơn Hawaii rất nhiều.
Xét đơn thuần về nghệ thuật, đối với điệu múa Hawaii, những động tác giật, nảy, rung để khoe ngực, khoe bụng… là đặc trưng của điệu múa này. Như vậy nếu chúng ta bắt phải mặc thật kín đáo để biểu diễn thì rõ ràng sẽ hạn chế sự hấp dẫn.
“Như vậy, cần phải xét đến bối cảnh biểu diễn. Đây là nghệ thuật, nếu yêu thích nó thì cần thưởng thức nó trên sân khấu, trong không gian nghệ thuật chứ không thể đem nó ra công sở” – NSƯT Thái Phiên nhấn mạnh.
Ông Vương Duy Biên – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Cục đang kiểm tra lại vấn đề này. “Thông thường khi công diễn thì cơ quan chức năng tại địa phương, đơn vị cấp phép phải duyệt trước khi cho công diễn. Đồng thời cũng phải xem xét kỹ càng vì nghệ thuật thì mức độ đánh giá có sự khác nhau” – ông Biên nhấn mạnh.
Ngọc Chung
hủ tịch Công đoàn phường thanh minh trên báo chí rằng đó là màn múa H
awaii.
Hình ảnh màn múa Hawaii ở phường (ảnh cắt từ clip) |
Theo NSƯT Thái Phiên, mặc dù đây là hoạt động văn nghệ đầu xuân để tạo không khí vui tươi nhưng văn hóa không phù hợp với phong tục tập quán của đất nước cùng với những yếu tố phản cảm, đặc biệt tại nơi công cộng thì cần có biện pháp hạn chế.
Đối với tiết mục vừa diễn ra tại phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TPHCM) thì cần phải được xem lại gốc của tiết mục. Nói là múa Hawaii nhưng không phải tất cả các điệu múa của Hawaii là trang phục như vậy.
Có thể đây chỉ là một biến tướng trong sinh hoạt của giới trẻ bây giờ. Gốc những điệu múa nổi tiếng của thổ dân Hawaii là để nguyên bộ ngực trần và rung, lắc theo thẩm mỹ, phong tục của họ. Và, những điệu múa như vậy thì không thể diễn ở nơi công cộng được vì nó không phù hợp với phong tục, tập quán của Việt Nam.
NSƯT Thái Phiên cũng cho rằng, việc phản cảm hay không phản cảm nhiều khi cũng chỉ là do cảm giác của người xem. Ví dụ các ca sĩ hát mà cúi xuống biểu diễn thì có người cảm nhận đó là một động tác biểu cảm, nhưng cũng có người lại cho đó là một động tác khoe ngực.
Hay như điệu nhảy Lam-ba-da, đầu tiên chúng ta thích thú nhưng sau đó vì không phù hợp thuần phong, mỹ tục nên chúng ta đã cấm. Mà Lam-ba-da là điệu nhảy “hiền lành” hơn Hawaii rất nhiều.
Xét đơn thuần về nghệ thuật, đối với điệu múa Hawaii, những động tác giật, nảy, rung để khoe ngực, khoe bụng… là đặc trưng của điệu múa này. Như vậy nếu chúng ta bắt phải mặc thật kín đáo để biểu diễn thì rõ ràng sẽ hạn chế sự hấp dẫn.
“Như vậy, cần phải xét đến bối cảnh biểu diễn. Đây là nghệ thuật, nếu yêu thích nó thì cần thưởng thức nó trên sân khấu, trong không gian nghệ thuật chứ không thể đem nó ra công sở” – NSƯT Thái Phiên nhấn mạnh.
Ông Vương Duy Biên – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Cục đang kiểm tra lại vấn đề này. “Thông thường khi công diễn thì cơ quan chức năng tại địa phương, đơn vị cấp phép phải duyệt trước khi cho công diễn. Đồng thời cũng phải xem xét kỹ càng vì nghệ thuật thì mức độ đánh giá có sự khác nhau” – ông Biên nhấn mạnh.
Ngọc Chung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét