Pages

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Đề nghị Giải Nobel Hoà Bình cho Hoà thượng Thích Quảng Độ và ông Trần Huỳnh Duy Thức


Bất chấp hình phạt hà khắc như thế, anh Thức vẫn không khuất phục và vẫn đấu tranh cho nhân quyền, nhân phẩm và cho hòa bình thế giới như lời thân phụ của anh viết trong Thư gởi Tổng thống Obama tháng 12 năm rồi. Vì thế, tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn nếu Giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam được trao cho tập hợp hai người: Hoà thượng Thích Quảng ĐộTrần Huỳnh Duy Thức. Phương thức trao một giải cao quý như vậy sẽ quán xuyến được cả hai mảng: đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ nhân quyền được thực hiện bởi hai thế hệ: già và trẻ. Cả hai người đều đã chứng tỏ tinh thần ôn hòa nhưng can trường chống lại sự cường quyền…

*

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay

Trung Văn – Từ Liêm Hà Nội – Việt Nam Mobi: 0984 724 165

Ngày 19 tháng 01 năm 2012

Kính gửi: Bà Loretta Sanchez

Dân biểu Liên bang, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Đồng kính gửi: Ông Ed Royce

Dân biểu Liên bang, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

V/v: Giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam – Một bước đi chiến lược cho hòa bình thế giới.

Thưa bà Sanchez,

Cảm ơn bà đã đề xuất ý tưởng trao Giải Nobel Hòa bình năm 2012 cho một người Việt Nam. Tôi rất hân hoan khi nghe bà đã có sự đề cử rất ý nghĩa cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nhận Giải thưởng này. Tôi tin rằng ông ấy xứng đáng được nhận Giải bởi những gì ông đã kiên trì phấn đấu thực hiện để đưa dân chủ đến với Việt Nam.

Tôi cũng đánh giá cao những nổ lực lâu dài của bà nhằm mục đích này cho đất nước chúng tôi và chia sẽ ý kiến bà cho rằng trao Giải Nobel Hòa bình cho người Việt Nam là đưa ra lời tuyên bố rõ ràng với cộng đồng quốc tế về những ngược đãi về nhân quyền để thúc đẩy dân chủ hóa cho Việt Nam.

Vâng, một Giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam là rất thỏa đáng và cần thiết. Được xem là thỏa đáng vì phong trào đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam đã tồn tại lâu dài và rộng rãi với nhiều người đã dấn thân dũng cảm và nhiều người đã bị đàn áp khốc liệt, dã man. Cần thiết vì Việt Nam, với vị trí địa chính trị của nó, phải được khuyến khích trở thành một trong những ngọn cờ đầu chống độc tài chuyên chế bảo vệ tự do dân chủ.

Do vậy, tôi nghĩ chúng ta cần tiếp tục theo đuổi một mục tiêu rộng lớn hơn cho chiến dịch vận động này: có thể giúp ngăn ngừa chiến tranh và duy trì hòa bình thế giới. Tôi tin rằng công cuộc dân chủ hóa Việt Nam sẽ nhanh chóng cổ vũ tạo ra một kết quả tương tự ở Trung Quốc. Kết quả này từ đó sẽ tạo nên một định chế rất quan trọng và hữu hiệu cho thế giới để bảo vệ hòa bình trên toàn cầu. Tổng thống Kennedy đã từng nói: “Chúng ta hãy tập trung vào một nền hòa bình thiết thực hơn, có nhiều khả năng đạt tới hơn, không phải dựa vào một sự thay đổi đột ngột trong bản tính con người mà dựa vào sự tiến triển dần trong những định chế thuộc con người.”

Tháng giêng năm nay, tôi đã gửi bà một lá thư kêu gọi bà giúp đỡ đòi trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang là một tù nhân lương tâm ở Việt Nam và là một nhân tài trẻ không thể thiếu được cho sự nghiệp dân chủ hóa và phát triển bền vững của đất nước chúng tôi. Anh cũng là một người có tầm nhìn chiến lược sắc sảo, người đã phổ biến khái niệm biến Việt Nam thành một căn cứ chiến lược của khu vực để bảo vệ nhân quyền, tự do và dân chủ. Làm thế sẽ khiến khu vực trở thành một điểm lan tỏa các định chế có hiệu quả nhằm ngăn ngừa chiến tranh và thúc đẩy hòa bình thế giới.

Bà có thể tìm thấy ý niệm này của Trần Huỳnh Duy Thức trong một bài viết của anh có tựa đề Thư gởi Tổng thống Obama viết vào tháng 3/2009 và sau đó được phổ biến rộng rãi trong công chúng .Bà cũng có thể đọc thêm các tác phẩm của anh ấy tại: tranfami.wordpress.com

Hai tháng sau khi đăng bài nói trên, anh ấy bị bắt và bị kết án 16 năm tù và 5 năm quản chế – một sự trừng phạt hà khắc nhất chưa từng thấy đối với môt tù nhân chính trị kể từ thời điểm tôi đích thân gặp bà ở Hà Nội khi bà tháp tùng chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton và phu nhân khoảng cuối năm 2000. Bất chấp hình phạt hà khắc như thế, anh Thức vẫn không khuất phục và vẫn đấu tranh cho nhân quyền, nhân phẩm và cho hòa bình thế giới như lời thân phụ của anh viết trong Thư gởi Tổng thống Obama tháng 12 năm rồi.

Vi thế, tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn nếu Giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam được trao cho tập hợp hai người: Hoà thượng Thích Quảng Độ và Trần Huỳnh Duy Thức. Phương thức trao một giải cao quý như vậy sẽ quán xuyến được cả hai mảng: đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ nhân quyền được thực hiên bởi hai thế hệ: già và trẻ. Cả hai người đều đã chứng tỏ tinh thần ôn hòa nhưng can trường chống lại sự cường quyền.

Tôi nghĩ đề cử cho cả hai người như thế sẽ có tính thuyết phục hơn đối với Ủy Ban Giải Nobel Hòa bình. Tuần rồi, có bài viết của ông Nguyễn Ngọc Già đề xuất ý kiến trao giải cho cả hai người này và đã nhận được nhiều ủng hộ. Vì thế, tôi tin chắc rằng những nỗ lực bền bĩ và kiên nhẫn của chúng ta cuối cùng sẽ mang lại giải Nobel Hòa bình cho người Việt Nam, nếu không là năm nay thì chỉ trong vài năm sắp tới.

Tôi rất biết ơn nếu đề nghị này được bà hoặc ông Ed Royce tiếp nhận (tôi đã hân hạnh được ông Ed Royce tiếp đón tại văn phòng của ông năm 1996, nhân dịp tôi sang cộng tác với trường đại học UCLA ) và được tiếp nối bằng một chiến dịch vận động tích cực cùng nhau phát động nhằm giúp cho đề nghị của chúng ta sớm thành hiện thực.

Xin cảm ơn sự quan tâm và trợ giúp quý báu của quý vị.

Trân trọng kính chào

Ts. Nguyền Thanh Giang

*


*
Dr. Nguyen Thanh Giang

No. 6, Living quarter Dia Vat ly may bay

Trung Van – Tu Liem – Hanoi, Vietnam.


Mobile:+84-984724165

February 19, 2012

Her Excellency Loretta Sanchez

US Congresswoman 12397 Lewis St. Suite 101 Garden Grove . CA 92840 USA Tel 714 621 0102 Fax 714 621 0401

C/c: His Excellency Ed Royce

US Congressman

1110 E. Chapman Ave. Suite 207 Orange. CA 92866 USA Tel 714 744 4130 Fax 714 744 4056

Re.: Nobel Peace Prize for Vietnam – A strategic Pace for the Peace of the world

Dear Madam Sanchez,

Thank you for putting forward your idea to give the Nobel Peace Prize of 2012 to a Vietnamese. I was very delighted to hear that you have made a significant nomination of the Prize to the elder Venerable Thich Quang Do. I believe that he is deserving of this Prize for what he has enduringly striven for to bring democracy to Vietnam. I also appreciate your long-standing efforts for this purpose for our country and share your idea that awarding Vietnamese the Prize would make a clear statement to the international community about human rights abuses in Vietnam so as to goad her into democratization.

Yes, a Nobel Peace Prize for Vietnam is very satisfactory and necessary. It is satisfactory because the movement of struggle for human rights and democracy and religious freedom in Vietnam has existed long and extensively with lots of people who bravely put their life in danger for promotion of the movement and many of them have been repressed violently and savagely. It is also necessary because with its geopolitical position, Vietnam must be encouraged to become one of the first banners of anti-totalitarian tyranny to protect freedom and democracy.

Thus, I think we should be able to further pursue a larger purpose for this campaign which may help prevent war and maintain peace in the world. I believe that the democratization of Vietnam will soon encourage a similar result in China, which henceforth installs a very big and efficient institution for the world to protect peace worldwide. President Kennedy used to say:“Let us focus on a more practical, more attainable peace, based not on a sudden revolution in human nature but on a gradual evolution in human institutions.”

In January this year, I sent you a letter calling for your assistance to help get the release of Mr.Tran Huynh Duy Thuc who is now a prisoner of conscience in Vietnam as well as a young talent indispensable for our country’s democratization and sustainable development. He is also a shape strategist who has imparted the idea of turning Vietnam into a strategic base of the region for upholding human rights, freedom and democracy. Doing so will make the region a hub of efficient institutions for averting war and promoting peace for the world.

You can find this idea of him in his article “Obama, China and Vietnam” that he wrote in March 2009 and was then extensively diffused in the public. You can also read more writings of him at tranfami.wordpress.com.

Two months after writing this article, he was arrested and sentenced to 16 years in prison and 5 years probation, the most severe punishment for a political prisoner in Vietnam ever seen since the time I met you personally in Hanoi when you accompanied the US delegation led by President Bill Clinton and First Lady Hillary Clinton in visit to Vietnam in late 2000. Despite of his harsh sentence, he is still unbowed and strives for human rights, human dignity and for the peace of the world as his father wrote in the letter sent to President Obama in early December last year.

Therefore, I think it would be more reasonable if the Nobel Peace Prize for Vietnam will be given collectively to two persons: Thich Quang Do and Tran Huynh Duy Thuc. This mode of awarding such a noble prize will go through both aspects: the struggle for religious freedom and democracy and human rights has been carried out by two generations: the old and the young ones. They both have also proved their peaceful and courageous spirit against the brute tyranny.

Such a nomination for both will be more convincing to the Nobel Peace Prize Committee, I think. Last week, there was an article of Mr. Nguyen Ngoc Gia that suggested the idea of awarding both of them the Prize and it was received with much support. So I strongly believe that our long-standing and enduring efforts will eventually bring a Nobel Peace Prize to Vietnamese, if not this year it must be sometimes in just a few years ahead.

I’m very grateful if this proposal is received by you and / or Mr. Ed Royce (It was my great honor to met with him in his office in 1996 when I visited UCLA) and followed up by an active campaign launched together to make our proposal soon come true.

Thank you for your consideration and valuable assistance.

Sincerely yours,

Dr Nguyen Thanh Giang

Không có nhận xét nào: