Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Ông André Menras Hồ Cương Quyết trò chuyện cùng diễn đàn X-Cafe

Cách đây 40 năm, khi còn là một đoàn viên “Thanh niên Lao động Việt Nam”, tôi đã đuợc nghe về chuyện hai anh André Menras và Jean-Piere Debris bị chính quyền Miền Nam bắt giam về tội treo cờ Mặt trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Sài Gòn. Khi đó tôi thấy rất tự hào là cuộc cách mạng Việt Nam đã lôi kéo đuợc các tầng lớp trí thức văn nghệ sỹ phương Tây cùng tham gia. Đối với chúng tôi khi đó, hai anh thanh niên Pháp này cũng như Norman Morrison, Jean Fonda, Joan Baez, đều đang hành động theo tiếng gọi của “Lương tâm thời đại”, một việc làm bình thường, không thấm gì so với xuơng máu của hàng triệu thanh niên Việt Nam đã ngã xuống vì sự nghiệp “Giải phóng Dân tộc” ,“Giải phóng Nhân loại”.
Gần 10 năm sau ngày thống nhât đất nuớc, tôi có tình cờ gặp Jean-Piere Debris (bạn anh André, tên Việt là Hồ Tất Thắng) tại một khu nhà tập thể nhỏ ở phố Quan Thánh, Hà Nội. Jean-Pierre yêu một cô gái Việt và trở thành chàng rể Hà Nội. Khi đó nhận thức của tôi về cuộc chiến đã thay đổi. Tôi có hỏi Jean-Pierre: Điều gì đã khiến các anh tự từ bỏ cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc ở xứ sở anh để sang đây, chấp nhận hy sinh, đấu tranh một cho dân tộc khác trong cuộc chiến của họ.

Đáp lại câu hỏi của tôi, anh cười và nhìn về phía cô vợ Việt để nói rằng: Vì anh yêu con người Việt Nam!
Vào thời điểm đó, nói chuyện với nguời ngoại quốc, nhất là nói về chính trị với nguời Tây Âu, là một trò chơi nguy hiểm hơn là đòi “Đa Đảng, Đa Nguyên” hôm nay. Do vậy tôi đành thôi và chỉ coi các anh cũng y như tôi, đã từng mơ về một xã hội vĩ đại, không có “nguời bóc lột người”.
25.7.1970 André Menras, khi đó 24 tuổi, giáo viên pháp ngữ tại Sài Gòn, đã cùng bạn là Jean-Piere Debris leo lên tựợng “Thủy quân lục chiến” truớc cửa Hạ Nghị Viện để treo lá cờ của MTDTGP Miền Nam Việt nam và rải 6.000 tờ truyền chống cuộc chiến tranh Việt Nam. Hai anh bị bắt đi tù đến năm 1973 thì đuợc thả và trục xuất về Pháp.
Bẵng đi một thời gian dài, từ hai ba năm nay, tôi lại đuợc nghe về André Menras. Anh đã đuợc Chủ tich nước Nguyễn Minh Triết trao tặng quốc tịch Việt Nam, với một cái tên Việt là Hồ Cương Quyết, một cái tên rất cách mạng, đầy tính đảng.
Trong đầu tôi lại xuất hiện câu hỏi: Tại sao họ, những người như André lại đến với đất nuớc này theo kiểu đó, hơn nữa lại đúng vào lúc mà cái lý tưởng của Xã hội Chủ nghĩa đã bị thay thế bằng một Chủ nghĩa Tư bản rừng rú, vào lúc mà nguời nông dân Việt Nam đang bị cướp đi những thước đất cuối cùng, vào lúc tài nguyên của đất nuớc đang bị bòn rút để đầu tư vào các Resort, các sân Golf, trong khi bệnh viện và truờng học thì xuông cấp đến thảm hại, vào lúc mà những nguời con yêu nuớc như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức… đang bị bức hại.
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi sao anh lại lấy tên Cương Quyết với họ của cụ Hồ. Sau này André cho tôi biết, “Anh không bao giờ dám lấy họ Hồ, cái tên này là anh em tù chính trị tại khám Chí Hòa tặng cho anh, đặc biệt giáo sư Nguyễn Văn Quôi. Anh Quôi vượt ngục thành công trong chuyến đày ra Côn Đảo năm 1971, rồi năm 1972 anh Quôi hi sinh tại Củ Chi vì bom B52. Khi đuợc nhập quôc tịch Việt, anh đã quyết định giữ cái tên Hồ Cuơng Quyết để tưởng nhớ đến các đồng đội của anh đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vì độc lập tự do của dân tộc.”
Rồi những suy nghĩ của tôi về André cũng thay đổi, khi tôi thấy anh cũng đang đau nỗi đau, đang thổn thức nỗi buồn của của hàng triệu nguời Việt. Hồ Cuơng Quyết đã chủ động tham gia vào mọi phong trào vận động xã hội. Bằng một lối viết rất Việt và cũng rất Pháp, anh gửi gắm đến các đại biểu đại hội đảng CSVN khóa 11:
“Vài ba ngày nữa, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam sẽ chia nhau những vị trí cầm đầu mới của Đảng. Người ta thường nói rằng cái mới bao giờ cũng đến từ cái cũ. Nhưng Lịch sử lại cho thấy rằng cái cũ bao giờ cũng có xu hướng bóp nghẹt cái mới. Giời đất ạ, xét theo góc độ này, sự thay đổi sắp tới không hề là một ngoại lệ của quy tắc chung. “Ván đã đóng thuyền rồi”. [Nguyên văn: les carottes sont cuites, thành ngữ Pháp nghĩa đen là “Cà rốt ninh nhừ rồi” (còn đổi món sao được ?) – Người dịch]. ………Trước thềm đại hội XI ĐCSVN “người lãnh đạo” dân tộc và quốc gia, các nhà lãnh đạo cao nhất và những đại biểu của Đảng họp lại liệu có thấm nhuần những điều hiển nhiên kia và gánh nặng trên vai họ không? Liệu họ có cảm thấy họ là những người thừa kế thực sự và trung thực của quá khứ? Liệu họ có nhận rõ thực tại là thế nào không? Liệu họ có lường được mối hiểm nguy đè nặng lên tương lai đất nước không? Nếu câu trả lời là “Có”, thì liệu họ có dám công khai xem xét các vấn đề nằm ngoài các công thức đạo đức giả vẫn dùng? Liệu họ có quyết định không chần chừ nữa tạo ra những điều kiện mới mang tính hiến định và tạo ra những điều kiện cụ thể và dân chủ nhằm kết chặt họ với nhân dân, mà nếu thiếu điều đó thì không thể bảo vệ được quốc gia? Nếu câu trả lời là “Không”, họ sẽ chịu thua hay là trong cái bong bóng của mình và kệ cho những đòn vọt họ vẫn sẽ mơ tưởng đến “tình anh em cộng sản” đã từ lâu tan biến. Trong vài ngày nữa, ta sẽ bắt đầu nghe thấy câu trả lời. Mà chẳng quá mộng mơ.” (Nguồn Boxitvn)
Anh tham gia các phong trào: phản biện dự án Bô Xit Tây Nguyên, đòi tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ. Anh tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Truờng Sa. Bị ngăn cản, anh thẳng thắn trao đổi với những nguời lãnh đạo TP HCM:
"Trong bối cảnh ấy, tôi lại càng sửng sốt khi thấy chính quyền tìm cách giảm nhẹ trách nhiệm của Trung Quốc. Hãy nói chuyện “tàu lạ” với ngư dân Trung Bộ, họ sẽ sửa ngay “tàu Trung Quốc”. Họ chẳng “lạ” gì, sự thật rành rành đối với họ. Tại sao phải giấu cả tên bọn hung thủ mà không ai không biết? Tại sao còn bắt cả báo chí phải dùng chữ “lạ” ở đây? Cái gì hại đến khả năng tự vệ là có hại cho đất nước“ (Nguồn: Hãy lên tiếng dõng dạc và minh bạch.)
Anh bỏ tiền túi, lăn lộn đến vùng biển đảo để giúp đỡ bà con ngư dân. Anh đã tìm mọi cách vận động để làm ra bộ phim “Nỗi Đau Mất Mát” nhằm đánh động dư luận về tình cảnh khốn khó cũng như tinh thần kiên cuờng bảo vệ chủ quyền của bà con ngư dân miền Trung. Thật trớ trêu, bộ phim do chính Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ủng hộ và đài truyền hình TPHCM giúp đỡ lại bị cấm lưu hành tại Việt Nam. Tôi biết André rất bị "sốc", vì anh đến với Việt Nam, đến với bà con ngư dân vì một tình yêu chân thật, không hề mang một mục đich chính trị nào.
Trên các blog, đã có nhiều nguời thốt lên: "Ông Tây này còn yêu Việt Nam, còn dám đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, còn dám đòi quyền sống, quyền đựoc nói cho nguời Việt hơn cả dân mình!"
Tôi đã hiểu anh hơn, cũng có thể vì anh và tôi gần như cùng thế hệ. Tuy nhiên không phải tất cả các câu hỏi đều đã đuợc giải đáp, nhất là với các bạn trẻ sinh ra sau chiến tranh. Do vậy tôi rất ủng hộ ý kiến của các bạn trong ban điều hành X-cafe, khi muốn mời anh André Menras Hồ Cuơng Quyết vào thảo luận với diễn đàn về những gì anh đã cảm nhận đuợc qua các chuyến đi ở Việt Nam, về đất nuớc, con nguời, về những nguy cơ và vận hội của dân tộc Việt. Là một trí thức phuơng Tây, đã lăn lộn ở Việt Nam qua cả hai chế độ, chắc chắn anh có cái nhìn rất thú vị.
Tôi thật không ngờ, mặc dù rất bận rộn về việc chuẩn bị mang bộ phim "Nỗi Đau Mất Mát“ về chiếu tại Pháp và châu Âu, anh vẫn vui vẻ nhận lời tham gia đối thoại với diễn đàn. Anh André có thể hiểu hết các câu hỏi bằng tiếng Việt, nhưng anh thuờng viết tiếng Việt không dấu. Do vậy ban biên tập X-Cafevn sẽ giúp anh trong việc chỉnh sửa các câu trả lời và cả phiên dịch ra tiếng Việt, trong truờng hợp anh André viết băng tiếng Pháp cho thoát hết ý. Anh André hoàn toàn có quyền sửa online các lỗi dịch, nếu anh phát hiện ra. Nỗi quan tâm lớn nhất của anh André hiện nay là giúp đỡ bà con ngư dân miền Trung đánh cá ở Hoàng Sa, là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Theo anh, thông qua tình yêu nuớc, những vấn đề về dân chủ, về hòa giải dân tộc, tiến bộ xã hội sẽ có những đáp số chung. Do vậy anh cũng rất mong chúng ta tập trung trao đổi về đề tài này.
Tôi cũng mong muốn các thành viên diễn đàn đón tiếp anh André với tinh thần mến khách và thật sự tôn trọng anh, một khách mời của tất cả chúng ta.
Anh André cũng sẵn sàng đem bộ phim "Nỗi đau mất mát" của mình đến các thành phố Châu Âu để chiếu và quyên góp ủng hộ ngư dân miền Trung. Bạn nào có khả năng tổ chức các buổi chiếu phim như vậy có thể liên hệ luôn với anh qua diễn đàn này hoăc qua http://www.facebook.com/hocuongquyet
Xin cảm ơn anh André và các bạn.
---------------------------------
Thành viên và khách mời có thể tham gia đặt câu hỏi cho ông André Hồ Cương Quyết ở đây

Diễn đàn sẽ lần lượt đăng những trả lời của ông André Menras Hồ Cương Quyết đến các câu hỏi của những thành viên và khách viếng thăm diễn đàn X-Cafevn.
Thành viên tim hiểu hỏi:
Chào ông André Menras HCQ, trước hết cám ơn ông đã nhận lời tham gia cuộc trò chuyện này cùng chúng tôi.
Xin được gởi đến ông vài câu hỏi.
1. Ông có biết hoặc có thu lượm hình ảnh, tư liệu nào về cuộc sống của người dân ở các đảo, trong bộ phim "Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát", thời kỳ trước 75 không?
2. Trong phim tôi thấy ông có nhắc đến những lần thảm sát tại nơi ông ghé thăm, nhưng ngoài điều ấy ra tôi không thấy ông mô tả cuộc sống ngư dân với biển thời gian ấy. Vì sao?
3. Ông có thể mô tả nỗi đau/ cú shock của ông (nếu có) sau việc bộ phim của ông không được chiếu tại VN không? Vì sao ông cảm thấy đau/ hay shock ?
Cám ơn ông
Tim hiểu
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
1) Je suis désolé, j’ignore comment vivaient ces pêcheurs avant 1975. Je suis simplement allé une fois en mer en 1969, de Da Nang où j’enseignais le Français à Saigon avec une chalutier de pêche. Cette expédition de 4 jours le long de la côte m’a montré que les patrouilleurs américains étaient bien présents dans l’espace maritime côtier, que les contrôles étaient fréquents et assez tendus. Par contre, fait étonnant, on ne m’a jamais demandé mon identité. Pour revenir aux pêcheurs , je peux dire qu’en ce temps là, leurs activités étaient sous haute surveillance.
2) Au sujet du massacre qui a eu lieu à Binh Chau , village de pêcheurs,( lang gang ca), huyen de Binh Son, province de Quang Ngai : j’en parle dans le film . Sur cette plage, en 1968, 40 habitants du village ont été massacrés collectivement par les soldats Sud-coréens alliés des américains. Il ne faut pas oublier que la même année , à 10 kms de là, les Gis américains ont massacré 504 civils , pour la plupart des femmes, vieillards et enfants , à My lai ( Son My). Car cette zone-là était une zone de résistance très déterminée. Le but de mon film n’était pas de parler de la guerre , de la résistance, mais je voulais au passage montrer que ces gens avaient déjà beaucoup souffert pour leur pays et avaient payé très cher leur patriotisme. Comme aujourd’hui ils paient cher ce patriotisme en allant pêcher à Hoang Sa. Ces hommes et ces femmes sont des gens fiers et courageux.
3) Oui, j’ai été profondément choqué et indigné par cette interdiction, par la forme violente qu’elle a prise, par l’absence d’explication claire de la part des responsables, par le fait qu’elle va totalement à l’encontre des intérêts des pêcheurs du Centre Vietnam et du peuple vietnamien, parce qu’elle fait finalement le jeu des dirigeants chinois et de leur politique expansionniste en mer du Sud Est asiatique, parce qu’elle traite des vietnamiens patriotes comme s’ils étaient des ennemis du Vietnam. C’est absolument inacceptable dans la mesure où c’est un acte délibéré, certainement décidé en haut lieu par des dirigeants qui restent masqués car ils savent bien que leur position est insoutenable, injustifiable. En effet, s’il s’était uniquement s’agit de démarches administratives, d’autorisation à demander pour projeter le film, pourquoi personne ne m’a convoqué pour en parler, pour me guider dans les démarches à effectuer selon la loi ? Personne, absolument personne, ni de la police , ni des autorités administratives , ni des autorités politiques n’a osé se montrer pour en parler avec moi. La décision d’interdire est donc essentiellement politique, unilatérale et violente. Elle traduit une coupure énorme entre les dirigeants politiques et leur peuple, en particulier les intellectuels. Comme je n’osais pas y croire, j’ai envoyé une lettre à ceux que je croyais être mes amis, notamment au Président du Comité populaire, en demandant des explications amicales et une réparation pour cette injuste agression : je n’ai jamais eu de réponse, ni d’invitation à venir en parler amicalement ! C’est désolant et honteux ! ( je joins à cette réponse la lettre que j’ai envoyée aux autorités du UBND TP HCM et un article plus sentimental où j'exprime ma peine)
Bản dịch của thành viên hdat: (đã được ông Hồ Cương Quyết xem qua, sửa chữa và đồng ý):
1) Tôi xin lỗi, tôi không biết các ngư dân sống trước năm 1975 như thế nào . Tôi chỉ đi biển một lần trên một tàu đánh cá vào năm 1969 , từ Đà Nẵng, nơi tôi giảng dạy tiếng Pháp vào Sài Gòn. Chuyến đi 4 ngày dọc theo bờ biển cho tôi thấy sự hiện diện liên tục của các tàu tuần tra Mỹ với tình trạng khá căng thẳng. Ngược lại, điều làm tôi ngạc nhiên là chẳng có ai hỏi giấy tờ tôi. Quay lại nói về các ngư dân. Tôi có thể nói rằng thời gian này, hoạt động của họ được canh chừng chặt chẽ.
2) Về vụ thảm sát đã diễn ra tại làng chài Bình Châu, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi: tôi là người nói trong phim. Trên bãi biển này vào năm 1968, 40 người dân bị tàn sát bởi những người lính Hàn Quốc, đồng minh của Hoa Kỳ. Chúng ta không được quên rằng cùng năm đó, ở Mỹ Lai chỉ cách nơi này 10 km, lính Mỹ đã tàn sát 504 thường dân, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Vì vùng này là vùng hai bên đánh nhau quyết liệt. Mục đích của bộ phim của tôi đã không nói về các cuộc chiến, mà tôi muốn chuyển đến người xem rằng người Việt tại vùng này đã chịu nhiều đau khổ cho đất nước và đã họ trả giá đắt cho lòng yêu nước. Cũng như bây giờ họ còn phải trả giá đắt cho lòng yêu nước khi đi đánh cá ở Hoàng Sa. Những người đàn ông và phụ nữ này là những người có lòng tự hào và lòng dũng cảm.
3) Đúng, tôi đã bị sốc mạnh và rất tức giận bởi lệnh cấm (phim) này, bởi các hình thức bạo lực đã được sử dụng, bởi thiếu những giải thích rõ ràng từ chính quyền, bởi vì nó hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của ngư dân miền Trung nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung và cuối cùng bởi vì nó chỉ là các trò chơi của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và chính sách bành trướng của họ tại Biển Đông Nam Á, một chính sách đối xử với những người Việt Nam yêu nước như là những người phản lại chính Tổ quốc họ. Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được vì nó là một hành động cố ý, chắc chắn được quyết định từ lãnh đạo cấp cao. Họ không dám làm công khai bởi vì họ biết rằng họ không có lý.
Thực ra, nếu chỉ có vấn đề thủ tục hành chánh, xin phép để chiếu phim, tại sao không có ai nói với tôi và hướng dẫn cho tôi làm những gì theo quy định ? Chẳng có ai cả, công an không, các cơ quan hành chánh hoặc cơ quan chính trị cũng không, không người nào dám tiếp chuyện tôi. Quyết định cấm chắc chắc mang màu sắc chính trị, từ một phía và không có chút nhân nhượng nào. Nó phản ánh một hố sâu rất lớn giữa các nhà lãnh đạo chính trị và người dân của họ, đặc biệt là trí thức. Lúc đầu tôi đã không dám tin điều đó, nên tôi đã gửi một lá thư cho những người tôi nghĩ là bạn bè, bao gồm cả Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, ôn tồn yêu cầu một lời giải thích và hy vọng bãi bỏ lện cấm bất công này.Tôi chẳng nhận được câu trả lời mà ngay cả lời mời để đến nói chuyện như bạn bè cũng không! Thật là buồn và xấu hổ ! (Tôi đính kèm đây lá thư tôi đã gửi cho các cơ quan của UBND TP HCM và một bài viết trong đó tôi chỉ có thể nói nguyện vọng tình cảm của mình):


Thành viên Mai Trang hỏi:
Xin ông Andre cho biết nỗi đau của ngư dân tại Hoàng Sa , so sánh với nỗi đau của người Việt tại miền Nam trước 75 và sau 75 ?
Cái nỗi đau nào đau hơn thưa ông ?
Pardon moi, je ne parles pas francais .
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Pas de problème de langue quand c’est le cœur qui parle vrai. Je ne peux parler que de ce que j’ai vu de ce que je pense de façon tout à fait personnelle. Ce que je peux dire de la situation des pêcheurs qui pratiquaient la pêche côtière dans la région de Da Nang où je me trouvais en 1968-1969 c’est que la pression sur eux était énorme. D’abord c’était celle de la guerre au quotidien. Et, ceux qui ont vécu la guerre dans cette zone du Vietnam, savent bien qu’elle était terrible. Je rappelle que Da Nang était une des bases militaires US les plus importantes du Vietnam que de cette base partaient les bombardiers, les avions mitrailleurs, les épandeurs de dioxyne…Chaque nuit les maquisards tiraient des salves de roquettes sur cette base, à partir des villages environnants, par-dessus les habitations de la ville qui de trouvaient entre les deux. Le matin au réveil , il m’arrivait de trouver du plâtre sur le haut de ma moustiquaire : il était tombé du plafond pendant la nuit, suite aux déflagrations des roquettes.
Les contrôles policiers et militaires, les perquisitions, les arrestations étaient chose ordinaires. Tout mouvement, déplacement de personne faisait l’objet de suspicion, de surveillance, surtout s’il s’agissait de paysans. Dans cette situation, les pêcheurs qui se déplaçaient le long de la côte en dehors des barrières de contrôle faisaient l’objet de la part des gardes-côtes de perquisitions régulières. Et c’est vrai que certains d’entre eux participaient à la résistance et transportaient d’autres choses que du poisson... Quelques fois, les patrouilles maritimes « confisquaient » une partie de leurs prises de pêche. Quelquefois les hélicoptères US « jouaient » à descendre très bas au-dessus des chalutiers pour les secouer jusqu’à la limite du chavirement. Les pêcheurs sont des hommes habitués à affronter la mer dans toute sa violence. Ils font face aux tempêtes, à la dureté d’un métier plein de dangers où l’on est souvent seul. Alors, ces hommes, souvent très pauvres, sont fiers. Ils n’ont pas peur. Et chaque mauvaise action ou agression de la part de la flotte côtière envers eux ne faisait qu’augmenter leur colère et leur envie de chasser hors de leur pays les militaires étrangers qui étaient venus y apporter le feu et la mort.
Juste pour illustrer leur psychologie, je vous raconte une anecdote personnelle qui m’est arrivée un matin de novembre 1968 à Da Nang, sur la plage de My Khe, où je me baignais, près de la colline Son Tra. Assez bon nageur, malgré les vagues assez fortes, j’ai nagé vers le large jusqu’à une centaine de mètres de la plage. Lorsque j’ai voulu revenir vers le rivage, j’ai senti un très fort courant qui m’entraînait au le large. J’avais beau forcer sur mes bras et accélérer les battements de jambes, je n’avançais que très peu. C’est alors qu’un petit chalutier est passé à quelques dizaines de mètres. Je me suis mis à l’appeler en criant très fort et agitant les bras. Le pêcheur qui me regardais a détourné son regard et a continué son chemin, comme s’il ne m’entendait pas, comme si je n’existais pas. Il ne pouvait pas ne pas avoir compris que j’étais en difficulté dans cette zone de forts courants qu’il connaissait bien. Mais pour lui, j’étais un soldat américain et m’abandonner à mon sort c’était sa façon à lui de faire la guerre. Je le comprends bien. Heureusement pour moi, il me restait juste l’énergie nécessaire pour reprendre pied sur le sable.
Aujourd’hui, je suis revenu à My Khe, tirer le filet avec les pêcheurs, plaisanter avec eux. Ils sont toujours aussi pauvres mais les bombes ne pleuvent plus sur leur tête et n’enlèvent plus leurs enfants. C’est un progrès essentiel.
Cependant il faut dire que leur sort n’est pas réjouissant, ni l'avenir de leurs enfants. La plage est de plus en plus privatisée, livrée aux capitaux étrangers pour la plupart. Des resorts géants s’emparent du sable et des terres alentour, interdisent l'accès aux habitants et aux pêcheurs. De Son Tra à Hoi An, c’est une succession de murs, de barbelés, de miradors. J’ai pu mesurer des kilomètres de murs avec, inscrits dessus, des caractères chinois. Les espaces dont disposent encore les pêcheurs pour jeter l’ancre sont de plus en plus réduits. Ils sont repoussés de la plage par les requins de l’immobilier. De mi-mai à fin août, les patrouilleurs chinois leur interdisent la haute mer. Chaque jour l’argent des resorts leur interdit toujours plus la plage. Ils vivent en paix mais pour quel avenir ? Cette année, des pêcheurs de Da Nang ont vendu leurs gros chalutiers à des pêcheurs de Binh Dinh. Ils cessent leur activité. Près d’un millier de jeunes de la province de Quang Ngai, fils de pêcheurs, ont abandonné la profession de leur père, trop dangereuse et trop pénible, sans protection, pour aller dans les hauts plateaux se louer pour la culture du Thé et du café. Petit à petit, dans cette zone qui fait face à Hoang Sa, terrain de pêche traditionnel des habitants du Centre Vietnam, la mer se vide des pêcheurs Vietnamiens alors que, dans le même temps, on rencontre de plus en plus souvent des chalutiers chinois près des côtes du Vietnam. Certains ont été vus il y a peu de temps à 20 lieues nautiques de Ly Son.
Si l'Etat , le pouvoir central n'adopte pas une politique cohérente , totale, de réel soutien et de protection à l'égard de ces hommes qui au mépris de leur vie vont affirmer la souveraineté du Vietnam sur cet espace insulaire et maritime , alors le Vietnam perdra sa mer. Et, sans la mer, il n'a pas d'avenir.
Je vous envoie deux photos pour illustrer ma réponse. Une trouvée sur google map et l’autre prise par moi sur la route qui longe la mer, de Da Nang à Hoi An.
Bản dịch của thành viên hdat (đã được ông Hồ Cương Quyết xem qua, sửa chữa và đồng ý):
Ngôn ngữ không quan trọng khi chúng ta nói thật từ trái tim. Tôi chỉ nói những gì tôi thấy, những gì tôi nghĩ và mang tính chất cá nhân. Những gì tôi có thể nói về tình hình ngư dân đánh bắt ở khu vực ven biển Đà Nẵng là họ bị áp lực rất lớn. Tôi đã ở đó trong hai năm 1968-1969. Thứ nhất, chiến tranh xảy ở đây mỗi ngày. Sau đến, những người sống ở đây cũng nhận thức rằng chiến tranh gắn liền với khủng khiếp. Đà Nẵng là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ ở Việt Nam, từ đây các máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay rải chất Dioxyn ... đã cất cánh. Mỗi đêm du kích bắn rốc két từ các làng xung quanh vào căn cứ. Chúng bay ngay trên nhà dân trong thành phố. Có sáng, khi tỉnh dậy tôi thấy mảnh vỡ từ trần nhà rơi trên màn ngủ do chấn động của những quả rốc két gây ra.
Các vụ cảnh sát hay quân đội lục soát hay bắt bớ xảy ra thường lệ. Mọi cử động, mọi di chuyển của người dân đều là đối tượng giám sát, nghi ngờ, đặc biệt nếu đối tượng là nông dân. Trong tình huống này, các ngư dân xuất hiện ở dọc bờ biển bên ngoài hàng rào kiểm soát đều được coi là đối tượng của những người lính gác biển và họ thường xuyên bị lục soát. Thực ra, có những người trong số họ tham gia kháng chiến và mang theo người những thứ không phải là cá ... Đôi khi tuần tra trên biển "tịch thu" một số lượng cá của họ. Đôi khi máy bay trực thăng Mỹ "chọc" các tàu đánh cá bằng cách bay xuống thật thấp làm chúng lắc lư đến như sắp bị lật. Ngư dân là những người quen đối phó với mọi nguy hiểm trên biển. Họ phải đối mặt với bão, nghề của họ thật cơ cực và đầy nguy hiểm. Và nhiều khi họ chỉ có một mình. Do vậy, họ thường rất nghèo, nhưng họ lại có đầy lòng tự hào. Họ không sợ nguy hiểm. Vì vậy mà những hành động này của lính gác bờ biển hay của hạm đội bên ngoài chỉ làm tăng lòng tức giận của họ và họ mong muốn đuổi những người lính nước ngoài đi. Họ cho rằng những người lính này đã mang khói lửa và chết chóc đến quốc gia của họ.
Để minh họa cho tâm lý của họ, tôi kể với bạn một câu chuyện xảy ra với bản thân khi đang bơi ở bãi biển Mỹ Khê, gần đồi Sơn Trà - Đà Nẵng, vào một buổi sáng tháng 11 năm 1968. Là một người bơi lội khá, bất chấp những con sóng khá mạnh, tôi đã ra xa bờ đến cả trăm mét. Khi muốn quay trở lại bờ, tôi cảm thấy một luồng nước đẩy tôi ra xa thêm. Mặc những đập tay, đạp chân mạnh và nhanh hơn nhưng tôi bơi đi được rất ít. Lúc đó, một tàu đánh cá nhỏ đi qua cách tôi mấy chục mét. Tôi la hét rất lớn và vẫy tay. Chủ thuyền nhìn tôi nhưng sau đó quay mặt đi và tiếp tục con đường của mình, như thể ông không nghe thấy tiếng kêu của tôi, như thể là tôi không tồn tại. Ông ta không thể không biết tôi gặp khó khăn. Ông ta chắc chắn biết rõ khu vực này với các luồng nước mạnh. Nhưng đối với ông ta, tôi là một người lính Mỹ, và việc ông ta bỏ mặc số phận của tôi được coi là một cuộc chiến chống lại tôi. Tôi hiểu điều đó. May mà, tôi vẫn còn chút sức để tới được nơi chân chạm đất.
Ngày nay, trở về Mỹ Khê, tôi kéo lưới với ngư dân, nói đùa với họ. Họ vẫn còn nghèo nhưng không còn bom rơi xuống đầu họ và con cái của họ không còn bị chết bởi chiến tranh. Đấy mới là điều quan trọng.
Tuy nhiên phải nói rằng số phận của họ cũng chẳng phải vui vẻ gì, tương lai con cái họ cũng vậy. Ngày càng nhiều nhà đầu tư vào mua bãi biển. Các khu nghỉ mát khổng lồ hình thành trên bãi biển và khu vực xung quanh. Các cư dân và ngư dân bị cấm vào. Từ Sơn Trà đến Hội An là một chuỗi các bức tường, dây kẽm gai, tháp canh. Tôi đã thấy trên bức tường, dài hàng ki lô mét có ghi các ký tự Trung Quốc. Không gian để có thể thả neo cho các ngư dân càng ngày càng giảm. Họ bị đẩy ra xa bãi biển bởi những con "cá mập" bất động sản. Từ giữa tháng Năm đến cuối tháng Tám, tuần tra Trung Quốc cấm họ ra biển. Ngày càng nhiều nhân viên của khu nghỉ mát không cho họ lai vãng đến gần. Họ sống trong hòa bình nhưng tương lai sẽ ra sao? Năm nay, ngư dân Đà Nẵng đã phải bán tàu đánh cá loại lớn cho ngư dân Bình Định. Họ không thể hành nghề được nữa. Cả ngàn thanh niên của tỉnh Quảng Ngãi, con của các ngư dân, đã rời bỏ nghề nghiệp của ông cha vì quá nguy hiểm và quá cơ cực mà lại không được bảo vệ. Họ phải đi lên các vùng cao làm thuê cho trong các vườn chè, vườn cà phê. Trong khu vực đối diện với Hoàng Sa, nơi đánh cá quen thuộc của người dân miền Trung Việt Nam, chúng ta thấy ngày càng ít ngư dân Việt Nam. Trong khi đó, tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ngay gần bờ biển Việt Nam. Thời gian gần đây, những tàu này được nhìn thấy chỉ cách Lý Sơn khoảng 20 hải lý.
Nếu Nhà nước, chính quyền trung ương không có một chính sách hợp lý, toàn diện, minh bạch để giúp đỡ và bảo vệ các ngư dân, những người bất kể nguy hiểm thách thức tính mạng sẵn sàng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các vùng hải đảo, thì Việt Nam sẽ mất biển. Không còn biển, Việt nam không có tương lai.
Tôi gửi cho bạn hai bức ảnh để minh họa cho câu trả lời của tôi. Một từ google-maps và một tôi chụp trên đường đi dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến Hội An:



Tiếp :

Thành viên Diên Vỹ hỏi:
Xin hỏi ông André HCQ:
Theo thông tin được biết thì cuốn phim của ông được sự ủng hộ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Thế thì sau khi cuốn phim không được chiếu ở VN, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết có phản ứng hoặc nhận xét gì về việc này hay không?
Có những ai trong chính quyền âm thầm ủng hộ việc làm của ông nhưng vì vị trí tế nhị của họ nên không thể công khai? Họ có thái độ gì về sự kiện cấm chiếu phim không?
Cám ơn ông.
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Comme vous le comprenez, ce film ne touche pas que la situation tragique des pêcheurs même si c’est cela l’essentiel qu’il se propose de montrer. Ce film est clairement situé dans le cadre des relations très contradictoires entre le Vietnam et la Chine, entre le Parti Communiste chinois et le PCV. Parler des pêcheurs c’est aussi dénoncer l’agression chinoise, sa sauvagerie, son caractère illégitime. Aider les pêcheurs à coller à leur mer et à leurs îles c’est les aider à gagner leur vie mais aussi c’est la meilleure façon de résister à l’agression de Pékin. Montrer le triste sort des familles et la façon dont elles vivent c’est aussi montrer qu’elles ne sont pas assez aidées, protégées, que la stratégie de défense de la mer du Vietnam n’est pas suffisante pour prétendre faire face à la cohérence, la globalité, la puissance de la stratégie chinoise. C’est mettre le doigt sur un point faible de la politique vietnamienne actuelle.
Ce que je veux dire par là , c’est que les origines et les implications de la situation humaine des pêcheurs est éminemment politique et que c’est un débat et peut-être aussi un combat à l’intérieur du Vietnam, des organes dirigeants du PCV et de l’Etat. Si le Président m’a soutenu, c’est d’abord qu’il a de l’amitié pour moi, pour ce que j’ai fait dans le passé aux côtés de la majeure partie du peuple vietnamien. C’est aussi qu’il sait que je ne suis pas intéressé par l’argent, qu’on ne peut m’acheter, me manipuler, que je n’appartiens à aucun clan, à aucun parti, que je n’ai aucune ambition politique, que je suis sincèrement dévoué à l’indépendance du Vietnam et à l’amitié que j’ai nouée avec les pêcheurs. Que je ne trahirai jamais cela.
Alors, je pense que, dans la situation présente, son intervention pour m’aider a été courageuse et je le respecte pour cela. Je ne me permettrai pas de lui demander des détails sur ses relations qui ne concernent que lui.
Si vous suivez bien l’actualité vietnamienne vous pourrez déceler, même dans les informations filtrées que donnent les journaux officiels que la ligne politique avec la Chine n’est pas uniforme. Elle est très nuancée, selon qui déclare quoi. Et , surtout, elle est changeante. En particulier ces derniers temps avec les luttes patriotiques qui sont apparues à Saigon ,à Ha Noi et dans d’autres villes de province. Il y a aussi des points où l’influence économique et donc politique chinoise est très forte et des endroits où elle l’est moins…Où les dirigeants vietnamiens y sont plus ou moins sensibles … Après l’interdiction du film , j’ai fait l’objet de deux très beaux articles , très élogieux, de mon combat pour Hoang Sa, pour les pêcheurs, dans les numéros de printemps du magazine Thanh Nien et Nguoi Lao dong…Vous savez que les articles doivent avoir le feu vert des rédactions, elles mêmes contrôlées strictement par le très politique Bo Thong tin Van hoa…et donc, les dirigeants politiques…J’ai donc pris ces articles comme des messages indirects de soutien à ce que je faisais … D’autres signes montrent qu’il faut se garder d’être manichéens : tout n’est pas et n’a jamais été tout noir ou tout blanc. On ne doit jamais accuser, condamner des gens en bloc, définitivement. On doit toujours laisser des portes ouvertes car la réalité change et les gens aussi. Nous avons besoin d’unité pour gagner et nous devons tout faire, malgré les très grands obstacles pour en garantir un minimum. Dans la longue résistance à la pression chinoise où nous sommes engagés, il nous faut beaucoup de clairvoyance, d’intelligence et de tolérance pour toujours aller à l’essentiel : ici, dans le cas du film : la protection concrète des pêcheurs pour qu’ils continuent d’occuper notre mer et pour le Vietnam, l’affirmation toujours plus forte à l’intérieur du pays et sur la scène internationale des droits souverains du Vietnam sur Hoang Sa. En gardant toujours le cap d’une lutte basée sur le respect du droit international et avec des actions pacifiques. Sans quoi, la loi de la jungle prévaudra et sur ce terrain, les dirigeants chinois sont les plus forts.
Bản dịch của thành viên hdat:
Như các bạn biết, bộ phim này không chỉ nói về hoàn cảnh khốn khổ của ngư dân mặc dù đây là chủ đề khởi đầu của nó. Bộ phim này rõ ràng là nằm trong bối cảnh quan hệ đầy mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Phim nói về những ngư dân, nhưng nó cũng tố cáo dã tâm xâm lược của Trung Quốc, với tính hoang dã rừng rú bất hợp pháp của nó. Giúp đỡ ngư dân bám biển và các đảo chẳng những giúp họ kiếm sống mà còn là cách tốt nhất để chống lại sự xâm lược từ Bắc Kinh. Hoàn cảnh cuộc sống đáng buồn của các gia đình ngư dân cho thấy rằng họ không được hỗ trợ, bảo vệ đầy đủ, rằng chiến lược bảo vệ biển của Việt Nam là không đủ để đối phó với Trung Quốc khi họ tập trung toàn bộ sức mạnh cho vấn đề. Điều này là để xác định một trong các điểm yếu của chính sách Việt Nam hiện nay.
Qua bộ phim tôi muốn nói rằng nguồn gốc và tác động của tình hình hiện tại lên các ngư dân hoàn toàn mang tính chất chính trị, và sẽ sinh ra các cuộc tranh luận và có thể là một cuộc đấu tranh nội bộ ở Việt Nam, ở các cơ quan cao cấp của Đảng cộng sản và các cơ quan của chính quyền. Nếu Chủ tịch (Nguyễn Minh Triết) đã hỗ trợ tôi, thứ nhất là do tình bạn mà ông ta dành cho tôi, cho những gì tôi đã làm trong quá khứ sát cánh với hầu hết những người Việt Nam. Thứ đến là ông ta biết rằng tôi không quan tâm đến tiền bạc, không ai có thể mua hay điều khiển được tôi, tôi không thuộc bất cứ một băng đảng nào, tôi không có tham vọng chính trị, tôi thực sự chân thành đối sự độc lập của Việt Nam và tình bạn của tôi với các ngư dân. Tôi sẽ không bao giờ phản bội nó.
Do vậy, tôi nghĩ rằng trong tình hình hiện nay, sự can thiệp của ông ta đã khuyến khích tôi và tôi tôn trọng ông ta vì điều đó. Tôi không cho phép bản thân mình đòi hỏi các chi tiết về các mối quan hệ riêng của ông ta.
Nếu bạn đọc tin tức Việt Nam bạn có thể phát hiện ngay cả trong những thông tin được chọn lọc trên các tờ báo chính thức rằng đường lối, chính sách đối với Trung Quốc cũng không nhất quán. Nó rất mơ hồ, tùy thuộc vào người nói. Và, trên tất cả, nó có thể hiểu sao cũng được. Đặc biệt là gần đây với các cuộc biểu tình yêu nước đã diễn ra ở Sài Gòn, Hà Nội và thành phố khác. Có nơi mà Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng kinh tế và chính trị và cả có nơi mà họ có ít ..., nên các nhà lãnh đạo Việt Nam có nhiều hay ít quan tâm ...
Sau khi bộ phim bị cấm, có hai bài rất hay nói về cuộc đấu tranh của tôi cho Hoàng Sa, cho các ngư dân, được đăng trên số đầu Xuân của tạp trí Thanh Niên và Người Lao Động, ... bạn biết, các bài viết phải có được sự đồng ý của ban biên tập dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chính trị là Bộ Văn Hóa Thông Tin ... tức là các nhà lãnh đạo chính trị ... Tôi coi các bài này là thông điệp gián tiếp của chính quyền hỗ trợ cho những gì tôi đã làm ... Còn có những dấu hiệu khác, nhưng cần phải cẩn thận không được chủ quan vì : không có gì hoàn toàn trắng cũng như không có gì hoàn toàn đen. Không bao giờ nên buộc tội ai một cách chắc chắn. Mọi cánh cửa nên mở rộng vì hoàn cảnh có thể thay đổi, con người cũng vậy. Chúng ta cần đoàn kết để giành chiến thắng và chúng ta phải làm tất cả mọi thứ để vượt qua những trở ngại dù rất lớn để có được kết quả ban đầu dù nhỏ. Trong cuộc kháng chiến dài chống áp lực Trung Quốc, mà chúng ta nguyện tham gia, chúng ta cần phải khôn khéo, có tầm nhìn xa và lòng bao dung để luôn luôn tập trung vào vấn đề chính, ví dụ như trong phim : bảo vệ một cách cụ thể các ngư dân, những người làm sống biển, là khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa chẳng những cho người dân trong nước mà cho cả Quốc tế thấy. Cuộc đấu tranh của chúng ta luôn luôn dựa trên cơ sở tôn trọng hòa bình và các hiệp ước quốc tế. Nếu không, luật rừng sẽ thắng thế và trong lĩnh vực này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc mạnh hơn ai hết.

Thành viên Wasabi hỏi:
Tui vào đây chơi, nên làm biến đặt câu hỏi lung tung mấy nhân vật khách mời của cà. Nhưng hôm nay phá lệ cho dzui.
1/ Mr Ho, ông có cảm giác như thế nào khi nhiều người Việt Nam nói tiếng Tây như gió thì đó là một chuyện bình thường, còn một người Tây nói được tiếng Việt thì được nhiều người Việt hâm mộ? Mr Ho có nghĩ đó là bản tính của dân tộc nhược tiểu vui mừng khi có người của xứ văn minh hiểu được văn hóa của họ?
2/ Mr Ho, ông có cảm thấy ông đang bị đảng cộng sản Việt Nam lợi dụng ông để tuyên truyền không? Tuyên tryền về thứ gì, đó là tuyên truyền cho những người con đất Việt bỏ xứ đi hàng chục năm, nay tới tuổi về hưu thì nên quây về cố hương, vì người Tây còn yêu văn hóa và nước Việt thì người việt tại sao không.
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
1/ Votre question est une bonne question. Sur le plan technique, je pense que tout d’abord la langue vietnamienne est plus difficile à parler pour un occidentale qu’une langue occidentale pour un Vietnamien. Pour de nombreuses raisons en particulier celle des accents qui, enchaînés sur des monosyllabes ne permettent pas l’erreur sur le ton employé , sous peine de véritables catastrophes qui, pour certaines font rire et pour d’autres font pleurer. Je me souviens de Mac Namara qui devant les troupes d’élite de l’armée du Sud à Saigon, a voulu conclure son discours par la formule que lui avait écrite ses conseillers : « Việt Nam Muôn Năm!“ et le malheureux avait déclaré le plus sérieusement du monde: Vịt Nam muốn nằm!, ce qui n’était pas franchement une invitation au combat.Il m’arrive moi aussi d’avoir des accidents de prononciation assez spectaculaires. Si vous ajoutez à cette difficulté celles dues aux prononciations régionnales ( allez donc parler aux pêcheurs du Quang Ngai si vous êtes de Saigon ou de Ha noi !) et aux termes particuliers à chaque terroirs, on comprend que des occidentaux à l’appareil phonatoire et auditif déjà bien formaté aient du mal à se faire comprendre quand ils tentent de courageuses phrases en Vietnamien!
Mais il y a un deuxième aspect culturel et psychologique, à votre question. Une langue est le reflet d’une culture. Pratiquer cette langue c’est pénétrer plus profondément dans cette culture et , inversément, si vous êtes déjà familiarisé avec la culture, vous comprendrez et pratiquerez plus aisément la langue. Pour parler, bien parler une langue, il fait aimer les gens du pays et vouloir aller vers eux, y être bien accueilli...Bien parler une langue étrangère c’est souvent un acte d’amour. C’est essentiel.
Enfin, selon moi , la langue est aussi le reflet d’une économie. Plus un pays est fort économiquement et plus sa langue a des chances de rayonner. Pourquoi le français, langue de référence il y a seulement quelques décades est en sérieuse perte de vitesse par rapport à l’anglais (américain) aujourd’hui? Parce que l’économie de la France est sérieusement sur le déclin et que l’économie américaine ( même si actuellement elle est en pleine régression) a carrément dominé le monde ces au cours des deux dernières décennies. Ainsi, si le Vietnam se développe au niveau économique et de façon indépendante, si le Vietnam produit, exporte, augmente ses échanges sur des bases nationales , alors le Vietnamien sera de plus en plus parlé par des étrangers. C’est une réalité objective. On constate déjà dans le vietnam actuel une progression sensible du nombre de jeunes étrangers qui se lancent sans complexe dans l’apprentissage et la pratique de la langue vietnamienne, alors que certains Viet Kieu qui avaient eu ttendance à la délaisser pour leurs enfants, reviennent vers elle, créent des cours de vietnamien dans le pays , la ville où ils vivent…
2/ Cher ami, jamais personne ne m’a dicté ce que je devais faire. A aucun moment de ma vie. Tout ce que je fais est volontaire , indépendant. Mon compte bancaire a toujours été pauvre et ma maison très modeste. Je me suis battu aux côtés de ceux que vous appelez les Viet Cong parce que c’était la seule façon de faire cesser cette sale guerre dont la principale cause était l’agression étrangère. Les bombes et les produits chimiques ont arrêté de pleuvoir sur le Vietnam, on n’enferme plus des centaines de milliers de pauvres gens derrière des barbelés, même s’il existe hélas actuellement des emprisonnés politiques ( ce qui est inacceptable) il n’y aucune comparaison avec les dizaines de milliers d’entre eux pendant l’ancien régime, les tortures , les cages à tigre… Non, je ne regrette pas une seule seconde le combat que j’ai mené, y compris mes années de jeunesse passées en prison, car je pense qu’il a fait avancer le Vietnam et qu’il a apporté un soulagement à son peuple. Actuellement, il qu’il s’agit d’aller plus loin vers une société civile et de droit, vers la défense de l’indépendance et de l’unité acquises, je ne me laisserai manipuler par aucun de ceux qui prennent pour prétexte la question des pêcheurs pour attaquer le régime. J’ai beaucoup de choses à reprocher au régime actuel, y compris des choses graves. Mais comme je l’ai dit à Dien Vy, il faut être positif pour aller à l’essentiel et faire avancer notre objectif commun. Je pourrais vous raconter bien des atrocités que j’ai vécues personnellement ainsi que mes amis sous l’ancien régime. Beaucoup de Vietnamiens , hélas, pourraient sans mentir parler des jours , des années terribles et humiliantes qu‘ils ont vécus dans des camps de rééducation , des errances en mer, des camps d’accueils à l’étranger, du déracinement déchirant avec le pays natal, la famille…les amis Je pense qu’il ne faut rien oublier mais je pense aussi que rester sur ces pages du passé ne règlera jamais les problèmes du présent qui eux sont là , devant nous. Alors, pour moi, il n’y a pas de propagande ( c’est un mot que je n’aime pas). Il y a seulement la réalité telle que je la vis et c’est cela qui me guide et c’est cela que je raconte. Je ne prétends pas détenir la vérité mais, malgré mes rides je peux dire que je n’ai jamais trahi mes vingt ans, que l’idéologie chez moi ne prendra jamais le pas sur l’humain et que je suis fier, chaque matin de me regarder dans la glace.
Bản dịch của thành viên hdat:
1/ Bạn đã đặt một câu hỏi hay. Thứ nhất, tôi nghĩ nói chung người phương Tây gặp khó khăn khi nói tiếng Việt hơn là người Việt nói một ngôn ngữ phương Tây. Có nhiều lý do, trong đó đặc biệt là cách nói, âm điệu lên xuống với các từ được nối thành câu, không cho phép có lỗi, nếu không sẽ là thảm họa, có khi làm cho bạn cười và lại làm cho người khác khóc. Tôi nhớ rằng khi MacNamara đứng trước những người lính hàng đầu của VNCH muốn kết thúc bài phát biểu của mình với câu tiếng Việt mà các cố vấn đưa cho ông ta : "Việt Nam muôn năm" và ông ta đã không may phát âm thành: Vịt Nam muốn nằm, hoàn toàn không có nghĩa cổ vũ cho các trận đánh. Ngay cả tôi cũng đã gặp nhiều "tai nạn" ngoạn mục khi phát âm. Thêm vào đó là sự khác nhau giữa các địa phương, chẳng hạn như bạn ở Sài Gòn hay Hà nội mà đi nói chuyện với các ngư dân ở Quảng Ngãi thì sẽ thấy. Vì vậy, mà chúng ta hiểu rằng tại sao mà những người phương Tây mặc dù được học với các dụng cụ âm thanh tân tiến mà còn phải dũng cảm lắm khi nói một câu tiếng Việt.
Thứ hai là vấn đề về văn hóa và tâm lý. Ngôn ngữ là một sự phản ánh của văn hóa. Thực hành ngôn ngữ là thâm nhập sâu hơn vào nền văn hóa và ngược lại, nếu bạn đã quen thuộc với nền văn hóa, bạn sẽ hiểu và sử dụng ngôn ngữ dễ dàng hơn. Muốn nói chuyện, nói chuyện tốt một ngôn ngữ, thì phải yêu người dân của đất nước đó và được họ chấp nhận ... Khi nói một tiếng của một dân tộc nào tốt, bạn đã thể hiện tình yêu của mình với dân tộc đó. Điều này rất quan trọng.
Và cuối cùng, tôi nghĩ rằng ngôn ngữ cũng là một sự phản ánh của một nền kinh tế. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh thì ngôn ngữ của họ cũng có nhiều cơ hội tỏa sáng. Tại sao tiếng Pháp, cách đây chỉ vài chục năm còn là thứ tiếng chuẩn mà nay đã bị tiếng Anh (Mỹ) bỏ xa ? Bởi vì nền kinh tế của Pháp suy giảm trầm trọng và nền kinh tế Mỹ (mặc dù hiện tại nó đang trong tình trạng trì trệ) đã ngự trị thế giới trong hai thập kỷ qua. Vì vậy, nếu Việt Nam phát triển kinh tế một cách độc lập, nếu Việt Nam tăng sản xuất, xuất khẩu, thương mại của mình, thì tiếng Việt sẽ được nhiều người nước ngoài sử dụng hơn. Nó là một thực tế khách quan. Hiện ở Việt Nam số thanh niên nước ngoài học và thực hành tiếng Việt đã gia tăng đáng kể. Trong khi đó, một số Việt Kiều một thời gian "lãng quên" tiếng Việt với con cái, nay mở lại những lớp học tiếng Việt ở quốc gia, thành phố nơi họ sinh sống.
2/ Bạn ạ, không ai có thể ra lệnh cho tôi phải làm gì. Bất kể khi nào trong cuộc đời tôi. Tất cả những gì tôi làm là tự nguyện không phụ thuộc vào ai. Tài khoản ngân hàng của tôi luôn luôn ít ỏi và ngôi nhà của tôi cũng khiêm tốn.
Tôi đã chiến đấu bên cạnh những người mà bạn gọi là Việt Cộng bởi vì nó là cách duy nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà nguyên nhân chính là sự xâm lược của nước ngoài. Bom và hóa chất đã ngừng rãi trên Việt Nam, hàng trăm ngàn người không còn bị chặn sau những hàng rào dây thép gai. Mặc dù hiện nay tình trạng chính trị bị đầu độc (điều không thể chấp nhận) thì cũng không thể so sánh với hàng chục ngàn người dưới chế độ cũ (VNCH) bị tra tấn, nhốt trong chuồng cọp ... Không, tôi không hối tiếc một giây nào về cuộc chiến mà tôi tham gia, với cả những năm thời trai trẻ của tôi trong nhà tù, bởi vì tôi nghĩ rằng nó đưa Việt Nam tiến về phía trước và giảm những nỗi đau của người dân.
Hiện nay, vấn đề là đưa Việt Nam tới một xã hội dân sự và pháp luật, để bảo vệ độc lập và sự thống nhất đã đạt được. Tôi sẽ không để bất cứ ai lợi dụng vấn đề ngư dân để chống lại chính quyền. Tôi cho rằng chế độ hiện hành có nhiều điều sai trái, bao gồm cả những điều nghiêm trọng. Nhưng, như tôi đã nói ở phần trả lời cho bạn Diên Vỹ, nên có cái nhìn tích cực đến những điều cơ bản và tập trung cho mục tiêu chung của chúng ta.
Tôi có thể kể cho bạn biết những tội ác của chế độ cũ (VNCH) mà cá nhân tôi và bạn bè đã có kinh nghiệm. Nhiều người Việt Nam, than ôi, không cần phóng đại cũng có thể nói ngày qua ngày, năm qua năm về những cái gì khủng khiếp và nhục nhã mà họ đã trải qua trong các trại cải tạo, lênh đênh trên biển, trong các trại tị nạn chuyển tiếp, tan nhà tan cửa, mất bạn bè gia đình ...
Tôi nghĩ rằng không có gì nên quên, nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu ở lại trên các trang sử này của quá khứ, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề của hiện tại và của tương lai. Vì vậy, đối với tôi, đây không phải là tuyên truyền (một từ tôi không thích). Chỉ có thực tế như tôi đã thấy và đó là những gì chỉ đường cho tôi và đó là những gì tôi nói. Tôi không nói là sự thật thuộc về tôi, nhưng với những nếp nhăn trên trán, tôi có thể nói rằng tôi không bao giờ phản bội thời trai trẻ 20 tuổi của tôi với một tư tưởng không bao giờ đứng trên quyền lợi của người khác và tôi tự hào về mình mỗi sáng khi tôi nhìn vào gương.

Thành viên Cafe001 hỏi:
Xin trân trọng và cảm phục kính chào bác Hồ Cương Quyết, một công dân Việt Nam thực sự yêu nước Việt Nam bằng hành động thiết thực và hữu ích.
Thưa bác, cho phép tôi được hỏi ba câu hỏi:
1- Trong quá trình bác làm phim về Hoàng Sa, bác có được sự hỗ trợ (hoặc sự cản trở) nào không từ phía chính quyền Việt Nam?
2- Về bản chất, sự tham gia vào "chiến cuộc" của bác ở miền Nam trước đây và đối với Hoàng Sa hiện nay có khác nhau gì không?
3- Bác nhận xét như thế nào về lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay .
Chân thành cám ơn bác trước.
Kính chúc bác cùng gia đình dồi dào sức khỏe và vạn sự như ý.
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
1. La télévision d’HCM ville m’a aidée à réaliser ce film, fourni une équipe (cameraman, preneur de son, interprète, chauffeur , voiture) pour aller tourner le film à Ly Son et Binh Chau ( Quang Ngai). Elle a mis à ma disposition ses studios et un monteur d’images et de son . Ce qui veut dire qu’elle a supporté l’essentiel des frais matériels sans lesquels je n’aurais pas pu réaliser ce film.
Par la suite, je n’ai reçu aucune aide pour m’aider à le projeter.
2. Il n’a aucune différence sur le fond entre mes combats passés et mes combats actuels pour Hoang Sa. Ils sont non violents. Se basent sur le respect des droits des peuples et des droits de l’homme. Tous sont animés de mon attachement particulier au Vietnam et à son peuple.
3. Beaucoup de gens parlent des jeunes vietnamiens d’aujourd’hui. Certains disent souvent qu’ils sont différents de la génération précédente. Naturellement et heureusement ! . Qu’ils ont grandi dans des univers complètement différents. D’autres disent qu’ils ne sont guidés que par la consommation, par l’argent, par l’apparence extérieure, qu’ils imitent docilement la (les) jeunesse (s) des pays occidentaux, que leurs racines culturelles sont fragilisées, qu’ils sont les produits d’une société où la loi du plus fort est celle du plus riche, d’une éducation qui ne favorise ni l’esprit critique ni la recherche personnelle libre, ni l’expression, ni la libre création. Certainement, il ya une part de vrai dans tout cela. Mais on ne peut pas parler des jeunes en général. Il ya ceux des villes, ceux des villages, ceux des hameaux, ceux de la mer , ceux des zones de montagnes reculées. Selon où on est né et où on vit, l’environnement humain et culturel est différent et les jeunes sont différents.
Mais ce qui les unit tous, c’est l’attachement au pays natal, à la famille. On voit bien le grand mouvement national qui secoue la période du Tet. Certains ont économisé toute l’année pour rentrer quelques jours au pays natal ! Non, quoique disent certains et malgré tous les défauts que l’on peut trouver aux jeunes d’aujourd’hui (dont ils ne sont pas toujours responsables) , l’attachement des jeunes à la terre natale et au pays natal reste encore très fort. Et je suis convaincu que s’ils le sentent en danger, ils seront prêt à le défendre.
Bản dịch của thành viên hdat:
1. Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đã giúp tôi để làm cho bộ phim này, cung cấp một đội ngũ (người quay phim, người thu âm thanh, phiên dịch viên, lái xe, ô tô) để quay bộ phim ở Lý Sơn và Bình Châu (Quảng Ngãi). Họ để tôi sử dụng các phòng làm phim và người sửa hình ảnh và âm thanh. Điều này có nghĩa rằng họ đã gánh chịu nhiều phí tổn nguyên vật liệu, mà không có chúng thì tôi không thể làm được bộ phim này.
Sau đó, tôi không nhận được bất cứ giúp đỡ nào để chiếu phim.
2. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các trận đấu trong quá khứ và trận đấu hiện nay cho Hoàng Sa, tất cả đều là bất bạo động. Chúng dựa trên sự tôn trọng quyền của các dân tộc và nhân quyền. Tất cả đều từ sự gắn bó đặc biệt của tôi với đất nước và người dân Việt Nam.
3. Nhiều người nói về giới trẻ Việt Nam ngày nay. Một số người nói họ khác các thế hệ trước. Tự nhiên và vui vẻ! Bởi vì, họ lớn lên trong thế giới hoàn toàn khác.
Những người khác nói rằng họ bị lèo lái bởi ham muốn hưởng thụ, bởi tiền bạc, bởi bề ngoài, họ bắt chước thanh thiếu niên ở các nước phương Tây. Gốc rễ văn hóa của họ đang bị lung lay. Họ là các sản phẩm của một xã hội, nơi mà kẻ mạnh nhất là những kẻ giàu có. Họ chịu một nền giáo dục không khuyến khích tư duy phê phán, không tự do tìm tòi, không sáng tạo. Chắc chắn có những thanh niên như thế. Nhưng chúng ta không thể nói như vậy cho toàn bộ giới trẻ nói chung. Có những người ở thành phố, những làng mạc, những thôn, xóm, những người sống trên biển, những người ở các vùng núi xa xôi. Tùy thuộc vào nơi được sinh ra, nơi sống, môi trường con người xung quanh và văn hóa khác nhau mà những người trẻ cũng trở thành khác nhau.
Nhưng cái mà có thể qui tụ được tất cả là sự gắn bó quê hương, gia đình. Chẳng hạn chúng ta thấy số lượng người di chuyển nhiều như thế nào nhân dịp Tết. Nhiều người đã phải tiết kiệm cả năm để có được một vài ngày xum họp gia đình! Không, dù có những người chỉ trích và mặc dù tất cả các lỗi có thể được tìm thấy trong thanh thiếu niên ngày nay (họ không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm), thì sự gắn bó của những người trẻ tuổi với nơi sinh ra, với quê hương vẫn còn rất mạnh. Và tôi tin rằng nếu cảm thấy bị đe dọa, họ sẽ sẵn sàng bảo vệ mảnh đất quê hương của họ.

Thành viên Neo hỏi:
Cách mạng thường hay ăn thịt chính con đẻ của mình, thưa bác HCQ, có khi nào bác đang nghĩ là bác đang bị "ăn thịt" ?
Neo
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Qui voudrait d’une peau aussi vieille et aussi épaisse que la mienne ?
Si vous prenez l’expression « bi an thit » dans le sens « être supprimé, dévoré », C’est vrai que l’expérience révolutionnaire a hélas témoigné de périodes de luttes cruelles pour le pouvoir. Car il ne s’agit plus là de révolution mais de pouvoir. Ce sont d’ailleurs souvent les plus sincères, quelquefois les plus populaires, qui ont été victimes de ces purges. Mais, si vous êtes honnêtes vous devez aussi remarquer que chez les antirévolutionnaires et même chez ceux qui se disent démocrates, les purges sont choses courantes quand on côtoie les sphères du pouvoir. Le danger commence quand le pouvoir est concentré dans les seules mains d’un individu où d’un petit groupe d’individus, quand il n’y a pas contrôle démocratique véritablement indépendant du pouvoir, avec des moyens politiques, juridiques, financiers et même militaires et de police. Ceci me semble vrai partout dans le Monde et ne concerne pas seulement que les révolutions.
Personnellement, comme je n’ai aucune ambition de pouvoir et que mon action n’est pas un problème d’Etat, je ne pense pas que cela me concerne. Et puis, je vous l’ai dit, je suis indigeste.
Bản dịch của thành viên hdat:
Ai muốn ăn bộ da dày của người vào tuổi tôi ?
Nếu bạn dùng "bị ăn thịt" cho "bị giết, bị ăn thịt," thì đúng, vì kinh nghiệm cách mạng đáng tiếc được chứng minh qua các thời kỳ đấu tranh gay gắt tranh giành quyền lực. Bởi vì nó không phải là một cuộc cách mạng mà chỉ là tranh giành quyền lực. Chẳng những vậy, những người nhiệt huyết nhất, cả khi được nhiều người yêu mến nhất lại là những nạn nhân của những cuộc thanh trừng. Nhưng nếu bạn trung thực, thì bạn cũng thấy trong hàng ngũ những người phản cách mạng và thậm chí những người tự gọi mình là dân chủ, các cuộc thanh trừng cũng diễn ra phổ biến một khi có dính dáng đến quyền lực. Nguy hiểm bắt đầu khi quyền lực được tập trung trong tay của một cá nhân, hay một nhóm nhỏ, khi không có sự kiểm soát dân chủ thực sự độc lập với quyền lực bao gồm chính trị, pháp lý, tài chính và thậm chí cả quân sự và cảnh sát. Điều này có vẻ đúng trên toàn thế giới và không chỉ là với các cuộc cách mạng.
Cá nhân mà nói, vì tôi không có tham vọng quyền lực và hành động của tôi không phải là một vấn đề để chính quyền quan tâm, tôi không nghĩ nó liên quan gì đến tôi. Và sau cùng, tôi đã nói với bạn, tôi không thể bị tiêu hóa.

Thành viên GroundCrew hỏi:
Thưa ông André Menras ,
Sau khi ông vi phạm pháp luật ở nước VNCH bằng cách trưng cờ của kẻ thù trên một tượng đài chiến sĩ của chúng tôi . Ông bị chính phủ nước tôi xét xử , kết án, bị giam sau đó bị trục xuất về Pháp .
Sau đó ông đã viết một cuốn sách lên án chế độ lao tù của VNCH .
Chẳng bao lâu sau đó, quân đội Bắc Việt xâm chiếm VNCH gây ra làn sóng thuyền nhân trốn chạy khỏi chế độ tàn ác Cộng Sản và gần một triệu người bị giam cầm không có án, không có xét xử có người bị giam hơn mười năm, hoặc đã chết trong các trại tù cải tạo .
Ông có suy nghĩ gì về chế độ lao tù của Cộng Sản Việt Nam ? Cộng Sản Việt Nam có đáng bị lên án như ông đã từng lên án VNCH ?
Là một người cổ võ cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam một tổ chức của Cộng Sản Bắc Việt .
Ông có nghĩ là ông cũng có một phần trách nhiệm cho những tội ác mà Cộng Sản gây ra cho người dân miền Nam Việt Nam?
Kính ông .
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Cher monsieur, j’aurais préféré que nous parlions des pêcheurs et de la façon de les aider. Mais je ne me déroberai pas à vos accusations. Je reconnais dans vos propos les termes de la propagande saïgonnaise que j’entendais dans ma jeunesse de la part du pouvoir militaire et policier que j’ai combattu pendant les deux ans que j’ai passés à Da Nang et à Saigon. Je reconnais aussi les mots de mes juges du tribunal militaire de la 3ème région devant lequel j’ai comparu en 1971… Cela me rajeunit. Et me donne aussi la cher de poule.
Si vous voulez parler d’un régime pénitentiaire cruel, de tortionnaires, de voyous, violeurs , assassins, maquereaux ,qui faisaient régner leur loi sur les prisonniers politiques en prison, Si vous voulez parler de tabassages quotidiens, d’enfants emprisonnés pour raisons politiques de femmes accouchant en prison etc.…etc.…je vous invite à lire le livre que j’ai écrit en 11 jours et nuits à ma sortie de Chi Hoa . Tout cela je l’ai vu, vécu et quelque fois enduré. Et je n’étais pas à Con Dao ni à Phu Quoc où ce fut pour beaucoup l’enfer sur terre. Vous connaissez le bon mot que certains utilisent aujourd’hui au sujet de Con Dao ? Con Dao : 23 mille citoyens et 3000 votants. La raison : 20000 sont couchés pour l’éternité dans le cimetière An Duong. Mon ami de Da Nang le vieux Phan Van Ba décédé en août dernier, a passé 17 ans de sa vie dans ce bagne dont 10 ans dans les cages à tigre ! J’ai côtoyé une seule fois en prison des soldats du nord en attente de déportation pour le bagne de Phu Quoc. Tous mes amis prisonniers politiques ou combattants, étudiants , professeurs avocats, guérilleros étaient du sud. Souvent de Saigon même.
Non monsieur, s’il vous plaît, ne comparez pas ce qui n’est pas comparable. Ne mélangez pas tout. Parmi mes gardiens, il y avait des bêtes fauves qui faisaient souffrir par plaisir. Beaucoup ne méritaient pas de vivre et ils ont pourtant survécu. Un des « gardiens » de Con Dao vit encore aujourd’hui sur cette île aux côtés de ses petits enfants. Il en est de même pour un des plus cruels tortionnaires de la prison « Cay Dua » à Phu Quoc. Il vit actuellement à Tien Giang, dans sa famille…
Je pense qu’il faut en tout point garder les proportions. Autant je ne peux pas accepter que des gens, fonctionnaires ou militaires aient été détenus après 1975, dans des camps de rééducation pendant des mois et des années et que certains y soient morts, autant je ne puis accepter que vous compariez leur situation avec celle des prisonniers politiques du régime de Saigon. Si vous le faite, c’est par ignorance ou par mauvaise foi.
Quand à votre autre accusation d’avoir violé les lois de VNCH, excusez-moi de le dire si brutalement : où est la loi quand, dans le village de Nam Co, vous passez en moto et voyez sur le bord de la route, au milieu d’une nuée de mouches, le ventre ouvert au couteau et les tripes à l’air, une cigarette placée en biais dans la bouche, le cadavre exposé d’un jeune paysan pour terroriser la population ? Où est la loi quand vous voyez les GIs libérateurs qui allument joyeusement les toits des paillottes d’un petit village devant les femmes qui pleurent, les vieux qui baissent la tête, les enfants qui hurlent ? Où est la loi lorsque les soldats Sud-Coréens ont pénétré dans le village où je bivais le thé offert par une famille de paysans et où ils ont violé une jeune fille pendant que deux d’entre eux montaient la garde, prêts à tirer , au seuil de la hutte ? Des scènes comme celles là je les ai photographiées, gravées dans mes yeux, dans ma mémoire de jeune enseignant républicain et civilisé. Pas de loi monsieur ! Sauf celle du M16, des B52, du Napalm, des rafles et de la torture.
J’ai vite compris que la seule loi qui était possible pour le jeune homme civilisé que j'étais ,c’était celle de la lutte pour arrêter tout ça. Mon acte, absolument indépendant, non violent et accusateur n’a été dicté que par une loi : celle de ma conscience. Car, si je n’avais rien fait, elle ne m’aurait jamais laissé en paix.
Et, si vous parlez de responsabilité permettez-moi de vous interroger. Vous sentez-vous vous-mêmes personnellement responsables des atrocités commises par les tortionnaires des prisons de VNCH, des Gis américains à My Lai ? Pensez-vous que continuer sur cette voie aurait pu arrêter la guerre, après cent ans de barbaries coloniales françaises, après les massacres de Ngo Dinh Diem, la destruction des forêts, la pollution chimique des fleuves ? Jamais ! la guerre aurait continué, indéfiniment car le peuple du Vietnam est un peuple fier qui n’aurait accepté de tutelle étrangère. Et les frères, les cousins, les beaux frères auraient continué à s’entretuer. Alors, si vous me posez la question de la responsabilité, je dis oui, je suis en partie responsable d’avoir mis fin à cela. J’espère avoir répondu à vos questions.
Bien à vous.
Bản dịch của thành viên hdat:
Thưa ông, tôi thực muốn chúng ta nói chuyện vê ngư dân và các biện pháp làm thế nào để giúp đỡ họ. Nhưng tôi không bỏ qua những lời cáo buộc của ông. Tôi nhận ra những lời nói tuyên truyền của chế độ Sài Gòn, mà tôi đã nghe trong thời thanh niên từ quân đội và cảnh sát, và tôi đã chiến đấu chống lại họ trong hai năm ở Đà Nẵng và Sài Gòn. Tôi cũng nhận ra những lời nói của các vị thẩm phán trong tòa án quân sự ở vùng 3 chiến thuật khi tuyên án tôi vào năm 1971 ... Điều này làm tôi trẻ lại. Và nó cũng làm tôi nổi da gà.
Nếu ông muốn nói về một chế độ nhà tù tàn ác, nơi những kẻ tra tấn, côn đồ, kẻ hiếp dâm, giết người, ma cô áp dụng những luật riêng của chúng lên trên các tù nhân chính trị. Nếu ông muốn nói về sự đánh đập hàng ngày, trẻ em bị bỏ tù vì lý do chính trị, phụ nữ sinh con trong tù, vv ... vv.. ... tôi mời ông đọc cuốn sách tôi đã viết trong 11 ngày và đêm sau khi tôi rời khám Chí Hòa. Tất cả các điều này tôi đã thấy, đã sống và đôi khi phải chịu đựng. Đấy là tôi còn không trải qua Côn Đảo và Phú Quốc, nơi mà nhiều người nói là địa ngục trên trần gian. Ông có biết, ngày nay có người nói về Côn Đảo ra sao ? Côn Đảo: 23 000 dân và 3 000 cử tri. Lý do: 20000 mãi mãi nằm trong nghĩa trang An Dương. Một người bạn cũ của tôi ở Đà Nẵng Phan Văn Ba đã chết vào tháng Tám vừa qua. Ông ta đã mất 17 năm của cuộc đời trong nhà tù này, trong đó có 10 năm trong chuồng cọp! Tôi có gặp một lần duy nhất nhiều tù binh Bắc Việt trước khi họ được đưa ra Phú Quốc. Tất cả bạn bè của tôi, những tù nhân chính trị hoặc quân nhân, sinh viên, giáo viên, luật sư, du kích đều là người Nam. Phần lớn là người Sài Gòn.
Không thưa ông, xin vui lòng không so sánh những gì không thể so sánh. Không nên trộn lẫn tất cả. Một trong những ngườc gác tôi, ông ta như là một con thú hoang lấy đau khổ của người khác làm niềm vui. Có người không xứng đáng để sống mà họ vẫn sống sót. Một trong những người gác tù Côn Đảo vẫn sống hiện nay trên đảo cùng với con cháu. Ông ta là một trong những kẻ tra tấn tàn ác nhất trong nhà tù "Cây Dừa" tại Phú Quốc. Ông ta hiện đang sống tại Tiền Giang, cùng với gia đình của mình ...
Tôi nghĩ rằng nên có cách nhìn hai chiều. Cũng như, khi tôi không thể chấp nhận rằng nhiều người, các viên chức, binh lính bị giam giữ sau năm 1975 ở các trại cải tạo trong nhiều tháng và năm và một số đã chết ở đó, thì tôi cũng không thể chấp nhận rằng ông so sánh tình hình của họ với các tù nhân chính trị của chế độ Sài Gòn. Nếu ông làm điều đó thì chứng tỏ ông không có thiện ý.
Khi ông buộc tội tôi vi phạm luật pháp của VNCH, xin lỗi tôi nói thẳng, đó là luật pháp gì ? ở làng Nam Co, khi đi xe máy qua người ta thấy bên lề đường một xác chết giữa một đám ruồi, bụng bị rạch bởi dao , ruột phơi ra và một điếu thuốc được gắn trên miệng. Xác người nông dân trẻ được trưng bày để khủng bố những người khác ? Pháp luật ở đâu khi ông nhìn thấy những lính giải phóng GI có bộ mặt rạng rỡ lúc châm lửa lên những mái nhà tranh trong một ngôi làng nhỏ trước phụ nữ đang khóc, người già cúi đầu, trẻ con la hét ? Pháp luật ở đâu khi các binh lính Hàn Quốc vào làng, nơi tôi được mời uống trà trong một gia đình nông dân và họ đã cưỡng hiếp một cô gái trong khi hai trong số đó đứng canh gác, sẵn sàng để bắn vào cửa những túp lều? Những cảnh như thế này tôi đã chụp ảnh, đã khắc sâu trong tâm trí của tôi, trong bộ nhớ của một giáo viên trẻ đến từ một đất nước có nền Cộng hòa và đã được xã hội hóa. Không có pháp luật thưa ông! Ngoại trừ luật của M16, B52, Napalm, của các cuộc tấn công và các cuộc tra tấn.
Tôi sớm nhận ra rằng luật duy nhất cho một người trẻ như tôi đã quen với một xã hội phát triển là theo đuổi cuộc chiến để ngăn chặn tất cả những điểu kể trên. Hành động của tôi, hoàn toàn độc lập, bất bạo động đã được quyết định bởi một luật, đó là lương tâm của tôi. Vì nếu tôi không làm gì, cái luật này sẽ chẳng để tôi yên.
Nhân ông nói về trách nhiệm pháp lý, xin cho tôi hỏi ông. Ông có cảm thấy bản thân cá nhân chịu trách nhiệm về tội ác của những kẻ tra tấn trong nhà tù của VNCH, của người lính Mỹ ở Mỹ Lai? Ông có nghĩ rằng tiếp tục con đường này sẽ dẫn đến kết thúc chiến tranh, sau một trăm năm nô lệ dã man với thực dân Pháp, sau các vụ thảm sát của Ngô Đình Diệm, phá rừng, làm ô nhiễm hóa học các con sông? Không bao giờ! Chiến tranh sẽ tiếp tục mãi mãi vì Việt Nam là một dân tộc tự hào và sẽ không chấp nhận bất cứ sự giám hộ nào của nước ngoài. Rồi anh em, họ hàng sẽ tiếp tục giết nhau. Vì vậy, nếu ông hỏi tôi câu hỏi về trách nhiệm, tôi nói có, tôi có một phần trách nhiệm chấm dứt những điều đó. Tôi hy vọng đã trả lời câu hỏi của ông.
Chúc ông tốt lành.

Tiếp :

Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:

Kính chào ông Andre Menras ,

Đầu tiên xin gửi đến ông lời cám ơn về công khó của ông khi thực hiện cuốn phim Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát , vì nó giúp cho nhiều người trong đó có tôi hiểu rõ thêm về hoàn cảnh khó khăn và cuộc sống đau buồn của ngư dân biển VN bị Trung Cộng bắt bớ, giết hại . Thứ hai kính chúc ông và gia đình một Năm Mới an lành và hạnh phúc .

Tôi xin được hỏi ông 4 câu hỏi sau :

1- Nguyên do nào , động lực nào thúc đẩy ông thực hiện đoạn phim tài liệu này ? Ông mong rằng nó sẽ đem lại được hiệu quả nào nếu nó được trình chiếu rộng rãi tại VN ?

Ông Hồ Cương Quyết trả lời:

Nguyên văn:

Je vais essayer de répondre à ces deux questions dans une même réponse.
Il y de cela 7 ans environ, en lisant le journal Thanh Nien à Nha Trang, j’ai lu la nouvelle de pêcheurs du Quang Ngai arrêtés et capturés par les Chinois (« tau la ») dans les eaux proches de Hoang Sa. J’ai posé des questions à mes amis anciens prisonniers politiques sous l’ancien régime et j’ai vu qu’ils étaient gênés pour me répondre.
Certainement, ils ne voulaient pas me faire de peine ou me mettre en colère, car ils connaissent bien mon caractère. Ces silences embarrassés ont aiguisés ma curiosité et j’ai senti, comme un enfant auquel les adultes cachent des choses interdites, qu’il fallait que je les découvre. A cette époque, je ne lisais pas les pages d’internet. Je me suis donc mis à poser des questions autour de moi, aux gens de la rue : aux vendeurs de journaux, cyclos, vendeuses de soupe, collègues enseignants…partout, j’ai rencontré de la gêne à parler de cela, de la tristesse, et j’ai compris que la discussion sur ce sujet n’était pas encouragée par les autorités. Par contre, j’ai aussi constaté que les gens savaient, sans connaître les détails, que les pêcheurs du Centre Vietnam souffraient des agressions de la Marine de guerre chinoise. Alors, j’ai poussé mes recherches plus avant : lecture de documents historiques sur les questions de souveraineté, lecture de documents juridiques, observation plus attentive et plus suivie de l’actualité. Des nouvelles perçaient de temps en temps dans les journaux concernant les pêcheurs et les protestations du porte –parole du Ministère des affaires étrangères du Vietnam étaient publiées dans la presse. Mais on ne parlait pas du tout ou rarement de la situation concrète des pêcheurs et de leurs familles. Au cours des dernières années, la situation s’est aggravée. Les autorités chinoises ont multiplié les agressions, ont accru leur violence et leur présence illégale dans zone maritime sous souveraineté vietnamienne…La presse vietnamienne a pu donner certaines informations, mais a été généralement réduite au silence quant aux commentaires. Des journalistes honnêtes et patriotes ont payé cher leur courage. Des bloggers aussi. Je me suis mis à internet et à lire des pages « xau », des blogs, et j’ai fait le tri des informations, des commentaires. J’ai compris que ce problème qui était d’abord une question humaine concernant la protection des travailleurs de la mer exerçant paisiblement leur métier dans une zone sous la souveraineté de leur Etat, devenait une question de liberté d’information, de liberté d’expression, bref : de démocratie. D’un autre côté, j’ai aussi bien mesuré que la première protection des pêcheurs et de leurs familles devait venir de leur propre peuple, de la solidarité de tout le peuple vietnamien. Sans elle, pas question d’appeler avec succès la solidarité internationale pour mettre pacifiquement un coup d’arrêt aux agressions chinoises et à leur appétit expansionniste. Or, cette solidarité populaire au Vietnam était strictement, quelquefois violemment empêchée par la rétention des informations imposée par le pouvoir. C’était un peu comme si dans une famille le voisin pénètre chez vous, vient étrangler vos enfants et si vous, le père de famille, leur interdisez de crier de peur qu’il ne casse les vases et brise le mobilier. Tous les arguments que certains de mes amis proches du pouvoir pouvaient me donner sur cette question « nhay cam », sur les négociations en cours qu’il ne fallait pas gêner, sur la puissance de guerre de l’armée chinoise, sur ses représailles économiques certaines qu’elle pouvait exercer, sur le nécessaire « cong hien » à payer à Pékin pour avoir droit à la paix…Aucun de ces arguments ne m’a convaincu. Au contraire, même quand ils étaient avancés par des dirigeants vietnamiens honnêtes et sincèrement patriotes, j’ai toujours considéré ces arguments comme des jugements à courte vue. D’abord, car, ils ne tenaient jamais compte du fait que les dirigeants chinois avaient nécessairement besoin de la paix et d’une bonne image pour continuer leur essor économique, garant de calme et de stabilité politique à l’intérieur de leur propre pays. Ils ne pouvaient pas se payer le faux pas d’une guerre dangereuse pour eux, avec un pays dont le peuple a montré qu’il peut et sait se battre patriotiquement contre des forces étrangères apparemment de beaucoup supérieures aux siennes. Je ne serai jamais un va-t- en guerre : pour avoir connu la guerre et ses horreurs, sachant que ce sont toujours les plus pauvres qui en endurent les plus terribles conséquences, je suis un homme de paix. Et je pense que se mobiliser pour dénoncer le plus fort possible les actes d’agression de Pékin, loin d’être un acte de guerre qui selon certains « jette de l’huile sur le feu », est, au contraire un acte fondamentalement pacifique. A condition que cette mobilisation soit ferme et très large, en un mot : populaire. Et cela passe par l’information concrète, totale et sans censure de la réalité vécue par les pêcheurs.
Je n‘ai jamais non plus accepté une analyse dont la conclusion est : la négociation avec la Chine n’est pas l’affaire du peuple dans son ensemble, c’est celle du Parti (et quand je dis Parti ici, je veux dire un petit nombre de dirigeants qui « négocient » sans contrôle aucun avec un petit nombre de dirigeants chinois). La terre et la mer du Vietnam sont l’affaire de chaque Vietnamien et de tous les Vietnamiens ! Comme le sort de nos compatriotes pêcheurs est l’affaire de chaque citoyen du Vietnam. Tous doivent connaître dans le détail leur situation, les entendre raconter leur vie et leurs difficultés quotidiennes pour que tous soient mobilisés pour aider, pour protéger, pour faire face au danger commun. Interdire les informations à ce sujet, c’est affaiblir le Vietnam qui a toujours tiré l’essentiel de sa force de son propre peuple.
J’ai aussi découvert que d’un côté, la Chine, à partir d’un système politique, administratif, juridique et militaire solidement construit, employait des moyens de propagande énormes auprès de son peuple et à l’étranger pour tromper l’opinion et isoler le Vietnam alors que les dirigeants vietnamiens ne créaient même pas les conditions de faire connaître à l’intérieur de leur propre pays les arguments historiques et juridiques qui justifient ses revendications souveraines pour Hoang Sa et Truong Sa. Pas de programme réel et solide dans les écoles pour que les jeunes apprennent à connaître l’histoire, la géographie de ces archipels qui appartiennent à la patrie. La plupart des étudiants de Ly Son que j’ai rencontrés ne connaissent même pas la situation et le nom des îles de l’archipel Hoang Sa où leur père, leurs oncles et leurs grands frères vont pêcher ! Seuls des efforts sérieux sont faits dans ce sens à Da Nang, et , à un degré moindre, à Quang Ngai. Il faut en féliciter les dirigeants locaux. Il n’y a pas encore de loi sur la mer présentée et votée par l’assemblée nationale…Bref, plus je me passionnais pour cette question, plus je mesurais son importance et plus je découvrais qu’en procédant si timidement, le Vietnam ne pourrait jamais gagner la dure bataille qui l’oppose à l’expansionnisme de Pékin, que les îles avaient déjà été volées et que la mer allait aussi devenir celle des pêcheurs chinois. Alors j’ai écrit de nombreux articles, certains ironiques, d’autres amers et même accusateurs. Mais si écrire des articles, rechercher des documents est très important, cela ne suffit pas. Il faut agir concrètement. C’est ce qui m’a décidé à me rendre à Ly Son, à Binh Chau, principales bases de départ des chalutiers pour Hoang Sa, afin de rencontrer les pêcheurs, voir comment ils vivaient et dans quelles conditions ils devaient travailler. J’avais déjà à ce moment là ma nationalité vietnamienne et ma CMND. J’avais donc le droit de me rendre sur l’île, sans formalité particulière. Je l’ai fait, en bénéficiant partout où j’allais de la bienveillante attention des différents services de sécurité qui me suivaient attentivement, sans doute pour me « protéger » des méchants pêcheurs…J’ai tout de suite senti que, malgré le respect extérieur que les autorités me témoignaient, j’étais un personnage gênant, voire suspect. J’avais décidé d’aller pêcher dans la zone de Hoang Sa comme membre de l’équipage d’un chalutier pour réaliser un reportage sur les conditions de vie de ces pêcheurs en haute mer, près des îles. Ma santé physique et mon expérience de la mer me le permettaient. J’ai donc trouvé un patron pêcheur qui a accepté de m’emmener à condition que je paie les frais. Mais quand nous sommes tous les deux allés à Quang Ngai au centre provincial des « Bien Phong » pour m’inscrire sur le registre des pêches, personne n’a voulu me recevoir. Par la suite, mon ami pêcheur, très embarrassé, est venu me rendre mon argent disant que sa femme n’était pas d’accord. Pauvre homme ! J’ai bien compris qu’il s’était mis en danger. J’ai écrit un long article sur cette histoire qui a été publié par Bauxite Vietnam : « Hoang Sa : sep di vang ! ». Je suis revenu plusieurs fois (5 fois en tout) à Binh Chau et Ly Son. J’ai dormi et mangé chez les pêcheurs, posé et tiré les filets avec eux. Je n’ai jamais pu réaliser mon souhait parce que les « an ninh » ou « cong an » ou « bien phong », sans jamais m’interdire quoi que ce soit, ont fait pression dans mon dos sur les pêcheurs pour faire échouer mon projet. A partir de là, suite à une rencontre que j’ai sollicitée avec M. Nguyen Minh Triet, alors président de la République en exercice, est née l’idée du film « Hoang sa Vietnam : Noi Dau Mat mat ».

Bản dịch của thành viên hdat:

Tôi sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi cùng lúc.

Cách đây khoảng 7 năm, khi đọc tờ báo Thanh Niên tại Nha Trang, tôi thấy ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc (“tàu lạ”) bắt trong hải phận gần Hoàng Sa và đưa đi. Tôi hỏi một số bạn, các cựu tù nhân chính trị dưới chế độ cũ và thấy họ gặp khó khăn khi trả lời. Chắc chắn, họ không muốn làm tổn thương tôi hay làm cho tôi tức giận, vì họ biết tính cách của tôi. Nhưng, sự im lặng càng làm tôi tò mò và tôi cảm thấy họ coi mình như một đứa trẻ mà họ là người lớn muốn che giấu những điều cấm kỵ, và tôi muốn khám phá ra nó. Vào thời điểm đó, tôi không đọc các trang mạng Internet. Vì vậy, tôi bắt đầu đặt câu hỏi xung quanh tôi, những người gặp ngoài đường như : người bán báo, người đạp xích lô, người bán phở, đồng nghiệp dạy học, …. nghĩa là khắp nơi, họ tuy đều buồn nhưng đều không dám nói. Tôi hiểu rằng các cuộc nói chuyện về vấn đề không được chính quyền khuyến khích. Ngược lại, tôi phải công nhận rằng người dân đều biết tuy không chính xác rằng ngư dân ở miền Trung bị Hải quân Trung Quốc tấn công. Vì vậy, tôi tiếp tục tìm kiếm sâu hơn: đọc các tài liệu lịch sử về vấn đề chủ quyền, đọc các văn bản pháp lý, tập trung chú ý hơn và theo sát các tin tức. Thỉnh thoảng cũng có các tin tức trên báo mà phải để ý mới thấy nói về ngư dân và phản ứng của phát ngôn viên Bộ ngoại giao. Nhưng họ chẳng nói hay gần như không nói về tình hình thực tế của ngư dân và gia đình họ. Trong những năm cuối, tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Chính quyền Trung Quốc tăng cường các cuộc tấn công, với bạo lực gia tăng lên cũng như sự hiện diện bất hợp pháp trong hải phận thuộc chủ quyền Việt Nam …

Báo chí Việt Nam chỉ cung cấp một vài thông tin nhất định và nhìn chung im lặng, đặc biệt về bình luận. Những nhà báo trung thực và yêu nước đã trả giá đắt cho sự can đảm của họ. Bloggers cũng vậy. Tôi bắt đầu đọc các trang mạng “xấu”, blog, và tôi đã sắp xếp thông tin, bình luận. Và tôi nhận ra rằng vấn đề này lúc đầu chỉ là một vấn đề đời sống liên quan đến việc bảo vệ những người dân hành nghề trên biển một cách hòa bình trong một khu vực thuộc chủ quyền của một đất nước, đã trở thành một vấn đề về tự do thông tin, tự do phát biểu, hay nói ngắn gọn : vấn đề dân chủ. Mặt khác, tôi đo lường được rằng bảo vệ ngư dân và gia đình họ là vấn đề của chính họ, và chỉ có nhờ vào sự đoàn kết của tất cả người dân Việt Nam. Nếu không có nó, thì cũng chẳng mong gì kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn một cách bất bạo động các cuộc tấn công của Trung Quốc, bọn bành trướng lòng tham không đáy. Nhưng tình đùm bọc vẫn có giữa những người Việt Nam lại bị hạn chế, đôi khi còn bị ngăn cản vì các tin tức không được phổ biến bởi ngay chính quyền. Nó cũng như một người hàng xóm xâm nhập vào nhà của mình rồi xiết cổ trẻ con, mà người cha cấm chúng không được kêu cứu vì sợ kẻ kia làm vỡ bình hoa hay làm bể đồ đạc. Nhiều bạn bè tôi làm việc cho chính quyền đã đưa ra những lý lẽ về vấn đề “nhạy cảm” rằng nó đang được đàm phán và không nên làm ảnh hưởng, về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, về khả năng trả thù về kinh tế, về sự cần thiết của “cống hiến” đối với Bắc Kinh để được bình yên, … Chẳng có cái nào có thể thuyết phục được tôi. Ngược lại, ngay cả những lý do đó được đưa ra bởi các lãnh đạo Việt Nam yêu nước một cách trung thực và chân thành, thì tôi cũng coi chúng là là những quyết định thiển cận. Thứ nhất, bởi vì, họ không muốn thấy rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất cần một sự yên tĩnh nhằm tạo ra hình ảnh tốt để tiếp tục tăng trưởng kinh tế của họ, đảm bảo tính ổn định chính trị ngay trong đất nước của họ . Họ không thể không tính đến giá phải trả cho một cuộc chiến tranh nguy hiểm đối với một quốc gia mà ai cũng biết rằng người dân nước đó có thể chiến đấu chống lại các quân đội nước ngoài rõ ràng mạnh hơn họ rất nhiều. Tôi sẽ chẳng bao giờ là người hiếu chiến vì tôi đã biết thế nào là chiến tranh và những hình ảnh kinh hoàng của nó. Tôi cũng biết rằng, những người nghèo nhất luôn là những người gánh chịu hậu quả khủng khiếp nhất. Tôi là một người của hòa bình. Và tôi nghĩ rằng biểu tình tố cáo hành vi xâm lược ở Bắc Kinh, dù mạnh nhất, chẳng những còn xa là một hành động chiến tranh theo một số người nói “đổ thêm dầu vào lửa”, mà thực ra là một hành động cơ bản cho hòa bình. Với điều kiện là những cuộc biểu dương như vậy phải kiên quyết và rộng rãi, hay nói cách khác là có tính quần chúng. Và điều này đòi hỏi thông tin cụ thể, đầy đủ và không bị cắt xén về sự thực của ngư dân.

Tôi cũng không bao giờ chấp nhận lập luận với kết luận: đàm phán với Trung Quốc không phải là vấn đề của người dân nói chung mà chỉ là của Đảng (khi tôi nói Đảng ở đây, thực ra chỉ là một số ít các nhà lãnh đạo những người đàm phán mà không có sự kiểm soát cũng như với một số ít nhà lãnh đạo Trung Quốc). Đất và biển của Việt Nam là vấn đề của mỗi cũng như của mọi người Việt Nam! Cũng như vậy, số phận của ngư dân, đồng bào chúng ta, thuộc về trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Tất cả đều phải biết mọi chi tiết về tình trạng của ngư dân, lắng nghe họ nói về cuộc sống vật lộn hàng ngày mà có thể huy động để chẳng những giúp đỡ, bảo vệ họ, mà còn chống lại mối nguy hiểm chung. Việc cấm thông tin về vấn đề này chỉ làm cho Việt Nam yếu đi, một đất nước vẫn có được sức mạnh nhờ tất cả đồng lòng.

Mặt khác qua đó, tôi cũng khám phá ra rằng, Trung Quốc, từ một hệ thống chính trị, hành chính, pháp lý và quân sự được xây dựng vững chắc, lại sử dụng các phương tiện tuyên truyền mạnh mẽ chẳng những trong nước mà còn cả với quốc tế để lừa dối dư luận và cô lập Việt Nam trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam lại không tạo ra các điều kiện để thông báo ngay trong đất nước của mình các tài liệu lịch sử và pháp lý để chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Không có chương trình nào vững chắn và thực tế trong nhà tường dạy giới trẻ tìm hiểu về địa lý, lịch sử của các quần đảo, một phần của Tổ quốc. Hầu hết các sinh viên mà tôi đã gặp tại Lý Sơn thậm chí không biết tình hình và tên của các hòn đảo của Hoàng Sa, nơi mà cha, chú bác và anh em họ đi đánh cá! Chỉ ở Đà Nẵng người ta mới cố gắng quan tâm đến vấn đề này, và ở Quảng Ngãi với một mức độ thấp hơn. Chúng ta phải chúc mừng các nhà lãnh đạo địa phương này. Hiện vẫn chưa có luật biển được đệ trình lên quốc hội … Tóm lại, tôi càng thích thú đến vấn đề này, tôi càng thấy tầm quan trọng của nó và tôi còn phát hiện ra rằng với những hiểu biết của mình còn ít ỏi thì Việt Nam không bao giờ có thể giành chiến thắng trong trận chiến cuối cùng chống bọn bành trướng Bắc Kinh, rằng các đảo đã bị đánh chiếm và hải phận cũng sẽ thuộc về sở hữu thực sự của ngư dân Trung Quốc. Vì vậy, tôi đã viết nhiều bài viết, một số với mỉa mai, với cay đắng và thậm chí cả với những lời buộc tội. Nhưng nếu chỉ viết bài, chỉ tìm tài liệu tuy là rất quan trọng, thì cũng không đủ. Chúng ta phải có hành động cụ thể. Đó là những gì thúc đẩy tôi quyết định đi đến Lý Sơn, đến Bình Châu, nơi các tàu thuyền đánh cá xuất phát đi ra Hoàng Sa, để gặp gỡ ngư dân, xem sống ra sao và làm việc trong điều kiện nào. Tôi đi vào thời điểm mà tôi đã có quốc tịch Việt Nam, có thẻ CMND (chứng minh nhân dân). Nhờ vậy, tôi có quyền đến các đảo mà không cần bất kỳ thủ tục đặc biệt. Tôi đã đi nhiều nơi như vậy, và chỗ nào cũng được hưởng sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan an ninh đi theo chắc để “bảo vệ” tôi trước những ngư dân xấu bụng … Ngay lập tức, tôi cảm thấy rằng, mặc dù chính quyền tỏ ra tôn trọng tôi bề ngoài, nhưng thực ra đối với họ tôi chỉ là kẻ gây phiền nhiễu , một kẻ đáng nghi ngờ. Tôi quyết định xuống một tàu đánh cá ra khu vực Hoàng Sa như một ngư dân để làm một phóng sự về cuộc sống của các ngư dân trên biển cạnh các hòn đảo. Sức khỏe và kinh nghiệm về biển cho phép tôi làm được điều đó. Tôi tìm được một chủ thuyền đồng ý cho tôi đi cùng với điều kiện phải trả lệ phí. Nhưng khi hai chúng tôi đã đến Quảng Ngãi, trạm “Biên phòng” của tỉnh để ghi danh vào sổ đăng ký ngư dân, không ai muốn tiếp tôi. Sau đó, chủ thuyền với bộ mặt ngượng nghịu đến trả lại tiền tôi và nói rằng vợ ông ta không đồng ý. Tội nghiệp ông ấy! Tôi hiểu rằng ông đã tự tạo ra nguy hiểm cho bản thân. Tôi đã viết một bài viết dài kể về câu chuyện này và nó đã được đăng trên Bauxite Việt Nam, “Hoàng Sa: sếp đi vắng! “. Tôi đã quay lại Bình Châu Lý Sơn nhiều lần (5 tất cả). Tôi ngủ và ăn ở các nhà ngư dân, kéo và xếp lưới với họ. Tôi không thể thực hiện những gì tôi muốn vì luôn có “an ninh”, “công an” hay “biên phòng” tuy không cấm tôi, nhưng sau lưng tôi họ làm sức ép lên các ngư dân để làm hỏng dự định của tôi. Từ những sự việc này, và sau một cuộc gặp gỡ theo đề nghị của tôi với ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước lúc đó, tôi có ý tưởng làm bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”.



Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:

2- Ông có nghĩ là nhà nước VN sẽ cấm chiếu không , hay ông thực sự ngạc nhiên vì sự cấm đoán này ? Ông có dự định sẽ vận động hay đấu tranh như thế nào để nó được trình chiếu rộng rãi tại VN không ? Hay ông chấp nhận sự cấm đoán này và chỉ tìm cách phổ biến nó ở hải ngoại thôi ?

Ông Hồ Cương Quyết trả lời:

Nguyên văn:

J’ai été étonné de cette interdiction que je trouve violente, insultante pour moi et mes amis patriotes présents ce soir là, injuste pour les pêcheurs, très négative pour l’image du pouvoir et des forces de police au Vietnam et à l’étranger et enfin totalement contre- productive car elle a fait grimper en flèche le nombre de visiteurs du Film sur Youtube, provoqué la réaction de l’AFP et d’un bon nombre de journaux et revues étrangères. En un mot, je la qualifierai de brutalement imbécile. A moins que ce ne soit un stratagème pour faire au film une énorme publicité que nous n’aurions pas eu les moyens de lui offrir, car ce soir- là à Saigon, seulement une centaine d’amis devaient assister à sa projection privée. Si c’était là le but publicitaire visé, je dois remercier les cong an et ceux qui ont commandé leur intervention.
Mon but n’a jamais été de partir en guerre contre les autorités Saïgonnaises ni contre ceux qui ont donné cet ordre d’interdiction. Mon but aujourd’hui n’est pas de leur faire un procès. J’ai dit et écrit ce que j’en pensais. Je le maintiens et je laisse aux responsables toute la responsabilité de leur décision. Mais, ce que je puis affirmer, c’est qu’ils vont tout droit dans le mur car plus ont interdit et plus on pousse les gens à lutter contre l’interdit, surtout s’il est injuste. Si les censeurs avaient pu prouver que ce film est un film de propagande contre le régime, s’ils avaient pu montrer qu’il fait du mal aux pêcheurs, s’ils avaient pu trouver dans ce film des propos insultants pour la Chine ou le peuple chinois, s’ils avaient pu y trouver des informations fausses, alors , ils auraient eu des raisons d’interdire sa projection. Mais il n’y a rien de tout cela. Et, en admettant que je n’ai pas demandé l’autorisation de projection (privée) selon la loi vietnamienne, ils auraient pu me guider pour en faire les démarches s’ils avaient vraiment voulu que le film soit projeté. Visiblement ils ne le voulaient pas ! La question que je me pose est « ils » c’est qui ? A qui profite le fait que ce film soit interdit de projection au Vietnam ? J’ai un élément de réponse qui est : aux dirigeants de Pékin. Mais la réponse est-elle si simple ? L’interdiction ne profite-t-elle pas à d’autres qui sont, eux, Vietnamiens ? L’Histoire finira bien par nous le dire. Quoi qu’il en soit, pour un Vietnamien digne de ce nom l’interdiction et son procédé est inacceptable. Et je suis absolument sûr qu’un jour ce film documentaire sera projeté au Vietnam où il a déjà beaucoup été vu par internet. En attendant, je ferai tout pour qu’il soit le plus largement vu à l’Etranger.

Bản dịch của thành viên hdat:

Tôi ngạc nhiên với lệnh cấm và thấy nó thật quá đáng, nó xúc phạm đến tôi và cả những người bạn yêu nước đêm đó, nó không công bằng cho ngư dân, nó tạo hình ảnh tiêu cực cho chính quyền và công an chẳng những ở Việt Nam và ở cả nước ngoài và cuối cùng nó hoàn toàn phản tác dụng bởi vì nó làm tăng số lượng người truy cập trên YouTube, gây nên phản ứng của AFP, một số tờ báo và tạp chí nước ngoài. Hay nói gọn là ngu ngốc và tàn nhẫn. Trừ khi đây là một mưu đồ để quảng cáo cho bộ phim để nhiều người xem, vì chúng tôi không có khả năng thực hiện. Đêm đó ở Sài Gòn, chỉ khoảng trăm bạn bè đã đến tham dự buổi chiếu tư nhân. Nếu đây là mục đích quảng cáo, thì tôi phải cảm ơn công an và những người lên án lệnh cấm.

Mục tiêu của tôi là không bao giờ phát động một cuộc chiến chống lại chính quyền thành phố Sài Gòn hay chống lại những người ra lệnh cấm. Mục tiêu của tôi ngày nay không phải là kiện họ ra toà. Tôi nói và viết những gì tôi nghĩ. Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình và để cho những người đó chịu trách nhiệm cho hành động của họ. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng họ đang lao thẳng đầu vào tường . Họ càng cấm, họ càng đẩy con người chống lại các lệnh cấm, đặc biệt khi chúng phi nghĩa. Nếu người kiểm duyệt có thể chứng minh rằng bộ phim này là một bộ phim tuyên truyền chống chế độ, nếu họ có thể cho thấy rằng nó làm tổn thương các ngư dân, nếu họ có thể tìm thấy trong bộ phim này những gì xúc phạm đến Trung Quốc, đến người Trung Quốc, nếu họ có thể tìm thấy các thông tin sai lệch, thì họ mới có lý do để cấm chiếu nó. Nhưng họ chẳng tìm ra được bất cứ lý do gì. Và, giả sử tôi đã không có giấy phép chiếu (tư nhân) theo pháp luật Việt Nam, họ có thể hướng dẫn cho tôi làm các thủ tục nếu họ thực sự muốn bộ phim được chiếu. Có thể thấy rằng họ không muốn! Tôi tự hỏi mình “họ” là ai? Ai được lợi khi bộ phim bị cấm chiếu ở Việt Nam? Tôi có một câu trả lời đó là: các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. Nhưng câu trả lời chẳng nhẽ đơn giản như vậy ư? Hay lệnh cấm lại làm lợi cho chẳng ai khác ngoài chính những người Việt Nam ? Lịch sử sẽ cho chúng ta biết câu trả lời cuối cùng. Dù sao, đối với một người xứng đáng với danh Việt Nam, thì lệnh cấm và những hành động lúc đó là không thể chấp nhận được. Và tôi hoàn toàn chắc chắn rằng một ngày nào đó bộ phim tài liệu này sẽ được trình chiếu chính thức tại Việt Nam, ngay cả khi nó đã được coi nhiều trên mạng. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ làm mọi thứ để cho nó chiếu rộng rãi nhất ở nước ngoài.



Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:

3- Tiền từ thiện thâu được từ việc trình chiêu cuốn phim này sẽ do ai bảo quản và sẽ được sử dụng như thế nào ? Nếu được dùng để giúp đỡ những ngư dân được phỏng vấn trong phim thì ông sẽ làm gì để bảo đảm tiền đến được tận tay họ mà không bị ăn chặn?

Ông Hồ Cương Quyết trả lời:

Nguyên văn:

L’association dont je suis président, l’ADEP France Vietnam ( Hoi huu nghi phat trien tra doi su pham Phap Viet) a déjà engagé depuis plus d’un an un programme d’aide aux veuves et aux orphelins des pêcheurs. Pour l’achat de produits de première nécessité, aliments , médicaments, pour des bourses d’études annuelles. En mai dernier j’ai pu aider 6 veuves de pêcheurs récemment disparus disparus et le Loup de mer Mai Phung Luu (22trieu VND). En novembre, j’ai pu encore leur transmettre 66 trieu VND). Nous avons déjà réuni une nouvelle somme s’élevant à 70 trieu dongs. Et j’espère bien que chaque projection du film s’accompagnera d’une collecte importante. Ainsi nous aiderons efficacement les familles qui en ont le plus besoin. Cette aide va être clairement consignée dans la page Web de l’association www.adepfrancevietnam.fr email : adep@adepfrancevietnam.fr . Les sommes données, les noms des récipiendaires (avec les reçus signés et datés), les noms des donateurs (pour ceux qui le désirent) y seront clairement consignés. Enfin et surtout je dois dire que les autorités ne nous ont jamais fait de difficulté pour transmettre directement, sans aucun intermédiaires, les sommes que nous avons toujours données sur place. Je dois dire aussi que, grâce au film et aux lettres des enfants de pêcheurs, le grand quotidien Thanh Nien a publié une série de cinq articles et a appelé ses lecteurs à participer à une campagne de solidarité matérielle. Les lecteurs ont été très généreux. J’espère que cela ne fait que commencer.

Bản dịch của thành viên hdat:

Hiệp hội mà tôi làm chủ tịch, ADEP Pháp Việt Nam (Hội Hữu Nghị phát triển trao đổi sư phạm Pháp Việt) đã tham gia từ hơn 1 năm vào chương trình giúp những góa phụ và trẻ mồ côi của ngư dân để mua nhu yếu phẩm thiết yếu, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, học bổng hàng năm. Tháng Năm năm ngoái tôi đã giúp được 6 quả phụ của những ngư dân vừa mất tích và con sói biển Mai Phụng Lưu (22 triệu đồng). Tháng mười một, tôi cũng chuyển đến cho họ 66 triệu đồng. Chúng tôi vừa quyên góp được thêm 70 triệu đồng. Và tôi hy vọng sau mỗi buổi chiếu phim sẽ quyên góp được một số tiền lớn. Như vậy, chúng tôi có thể giúp một cách hiệu quả các gia đình, những người thật sự cần nó. Sự trợ giúp này sẽ được ghi rõ trong trang web của hiệp hội www.adepfrancevietnam.fr email: adep@adepfrancevietnam.fr. Số tiền quyên đóng góp, người thu nhận (biên nhận có chữ ký và ngày), tên của người giúp đỡ (cho những ai muốn) đều được ghi rõ ràng. Cuối cùng, tôi phải nói rằng chính quyền chưa bao giờ gây bất kỳ khó khăn khi chúng tôi giao quà trực tiếp, không qua trung gian. Chúng tôi đưa tiền ngay tại chỗ. Tôi cũng muốn nói rằng thông qua phim ảnh và các thư của con em ngư dân, tờ báo hàng ngày Thanh Niên xuất bản một loạt năm bài báo và kêu gọi độc giả tham gia chiến dịch giúp đỡ về vật chất. Độc giả đã rất hào phóng. Tôi hy vọng đây chỉ là khởi đầu.



Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:

4- Trước kia ông tranh đấu chống lại chính phủ VNCH , cho rằng CS và Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ đem lại độc lập tự do hạnh phúc thực sự cho người dân 2 miền Nam Bắc . Bây giờ sau 37 năm dưới sự cầm quyền của đảng CS , ông có suy nghĩ gì về đời sống của người dân VN ngày nay , so với trước năm 1975 ?

Thành thật cám ơn ông .

Ông Hồ Cương Quyết trả lời:

Nguyên văn:

Comme je l’ai déjà dit et expliqué dans mes précédentes réponses on ne peut comparer la vie de la très grande majorité des Vietnamiens pendant la guerre avec la vie aujourd’hui. (Je n’ai connu que celle du Sud mais je pense qu’au Nord cela devait aussi être très dur).
Ce que l’on peut dire si on est honnête c’est que Vietnam en paix est incomparablement plus facile à vivre que l’enfer qu’il était avant 1975 et même immédiatement après, pour la majorité du peuple. Ce que je puis dire aussi c’est que le Vietnam se développe rapidement selon les critères officiels utilisés pour mesurer ce développement. Cependant, ces critères économiques, très généraux et facilement faussés, traduisent quelquefois très mal la réalité. Pour que ce développement soit solide et durable, le Vietnam doit relever nécessairement certains défis : réduire vraiment le fossé encore très grands entre les pauvres et les riches,(or , il semble s’aggraver), rétablir la justice sociale en instaurant un droit concret à l’école gratuite, à la santé et au logement pour les plus pauvres. C’est à ces premiers critères selon moi qu’on doit juger la force et la modernité d’une société. Le Vietnam doit aussi vaincre « l’ennemi intérieur » qui est la corruption, véritable gangrène qui pourrit le système de haut en bas. Et il faut commencer par le haut ! En même temps, le Vietnam doit garantir son indépendance si chèrement acquise par les générations précédentes : en protégeant ses terres, aux frontières et dans le pays ; en protégeant sa mer et ses îles ; en protégeant ses matières premières et en évitant de les brader à l’Etranger (bauxite des hauts plateaux, charbon et autres minerais, bois, vendus en contrebande à travers des frontières très perméables…). C’est aussi de cela que dépend l’avenir du pays. Le Vietnam doit protéger son environnement des pollutions industrielles sauvages qui prennent souvent racine dans la corruption et le profit immédiat de quelques uns. Tous ces défis ne peuvent être relevés que si la majorité du peuple participe activement à ces nouveaux combats. Et c’est là le plus grand défi que le Vietnam doit maintenant relever : le défi démocratique. Le mieux vivre durable et le bonheur sont à ce prix.
Bien sûr, par ces appréciations personnelles, je ne veux donner aucune leçon. Si on analyse bien l’actualité et les « affaires » malodorantes et choquantes qui surgissent de temps à autres à la surface des sociétés occidentales comme celle de la France et des USA par exemple, on voit bien que ces pays ont eux-aussi, des défis démocratiques à relever. Ne parlons pas de la société chinoise qui est l’anti-démocratie d’où l’humain est exclu. Ce que je veux dire simplement, pour répondre à votre dernière question, c’est qu’après les immenses sacrifices consentis par des générations pour avoir droit à une société civile, libre, où il fait bon vivre de son travail, après ce que le Vietnam a représenté d’espoir pour les jeunesses du Monde entier, nombreux sont les gens comme moi qui pensent que le peuple du Vietnam mérite mieux que ce qu’il a .
Je vous remercie de vos questions.

Bản dịch của thành viên hdat:

Như tôi đã nói và giải thích trong các câu trả lời trước đây, chúng ta không thể so sánh cuộc sống của đại đa số người Việt Nam trong chiến tranh với cuộc sống hôm nay. (Tôi chỉ biết miền Nam, nhưng tôi nghĩ miền Bắc cũng khó khăn như vậy).

Nếu chúng ta nói một cách trung thực, đa số người dân cho rằng ở Việt Nam trong hòa bình cuộc sống chắc chắn dễ dàng hơn là cuộc sống dưới địa ngục trước năm 1975 và thậm chí ngay sau khi đó. Tôi cũng có thể nói là Việt Nam đang phát triển nhanh chóng theo các tiêu chí chính thức được sử dụng để đo lường sự phát triển. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế, rất chung chung và dễ dàng bị bóp méo, đôi khi thể hiện sai thực tế. Để phát triển chắc chắn và vững bền, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức nhất định : giảm khoảng cách vẫn còn rất lớn giữa người nghèo và người giàu (mà, điều này đang có vẻ tồi tệ hơn), khôi phục lại công bằng xã hội như học miễn phí, y tế và nhà ở cho người quá nghèo. Đây là tiêu chí, mà tôi nghĩ để đánh giá sức mạnh và hiện đại của một xã hội. Việt Nam cũng phải vượt qua những “nội thù” đó là tham nhũng, nó làm hư thối cả hệ thống từ trên xuống dưới. Và nó phải bắt đầu từ cấp trên! Đồng thời, Việt Nam cần đảm bảo vệ nền độc lập mà các thế hệ trước đã trả giá đắt để đạt được : bảo vệ đất, bảo vệ biên giới, bảo vệ hải phận và hải đảo, bảo vệ tài nguyên, tránh bán tháo chúng cho nước ngoài (bauxite Tây Nguyên, than và khoáng sản khác, gỗ,) …, hàng giả được chuyển dễ dàng qua biên giới. Tương lai đất nước phụ thuộc vào những điều này. Việt Nam phải bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm công nghiệp hoang dã thường bắt nguồn từ tham nhũng và lợi ích trực tiếp của một vài cá nhân. Tất cả những thách thức chỉ có thể được vượt qua nếu đa số người dân cùng tham gia vào cuộc chiến mới này. Và đây là thách thức lớn nhất mà Việt Nam hiện nay phải đối mặt: thách thức của dân chủ. Đó là cái giá trả cho một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.

Tất nhiên, đây chỉ là những đánh giá cá nhân, tôi không muốn đưa ra bất kỳ bài học nào. Nếu chúng ta phân tích kỹ những tin tức, những “vụ việc” bốc mùi và gây sốc đôi khi xuất hiện ngay trong xã hội ví dụ như Pháp hay Mỹ chẳng hạn, thì rõ ràng là bản thân các nước này cũng có những thách thức dân chủ. Tất nhiên chẳng cần nói đến xã hội Trung Quốc là một chế độ phản dân chủ, nơi mà con người bị không có giá trị gì. Tôi muốn nói một cách đơn giản, trả lời cho câu hỏi cuối cùng của bạn là sau những hy sinh to lớn của nhiều thế hệ để đạt được một xã hội văn minh, tự do, nơi mà con người có thể sống nhờ công sức của mình, từ những gì mà Việt Nam đã đại diện cho hy vọng của thanh niên của thế giới, nhiều người như tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam xứng đáng hơn những gì hiện tại.

Cám ơn các câu hỏi của bạn.

Còn Tiếp

Không có nhận xét nào: