Sáu mươi tám năm sau khi Stalin giải tán Quốc Tế 3 Cộng Sản, ở Hà Nội, bọn “cộng sản sống sót” bế mạc đại hội XI của chúng, hát vang bài “Anh-téc-na-xồ-na-lờ” và phất cờ búa liềm. Người ta bảo là “chúng đánh mất đồng hồ”. Thật ra, chúng có đồng hồ đâu mà mất. “Cách mạng” của chúng “vượt thời gian” nên không cần đồng hồ. Chúng “làm lịch sử” cho “thiên đường mù”, thì lịch sử cả loài người chỉ bắt đầu “từ khi có đảng” và chỉ “hiện hữu” theo “minh họa” của “lý luận cách mạng”.
Hai mươi năm sau khi “thành trì cách mạng” của chúng là đế quốc Liên Xô sụp đổ, bọn “cộng sản sống sót” ở Hà Nội đem “Bài học từ sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô” ra phân tích và cho rằng đó chỉ là “một tổn thất”; chúng tiếp tục “tiến lên”, làm “cách mạng thế giới”, cứ như là chuyện LX sụp đổ không hề xảy ra. (báo Quân Đội Nhân Dân – 24-8-2011). Chúng cho rằng chỉ cần “nắm chắc lực lượng vũ trang… bảo vệ chính trị nội bộ trong quân đội và công an … thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với lực lượng vũ trang” … (cũng bài báo trên), thì chúng có thể kéo dài “chuyên chính xã hội chủ nghĩa” đến hàng thế kỷ, nhân danh “thời kỳ quá độ”. Xem ra, “tư duy cộng sản” làm ra vẻ như muốn “sống mãi” trong những cái đầu “đậu hũ thúi” của chúng. Ở đâu ra cái loại “tư duy nặng mùi” như thế ?
Thời 1990-91, sau khi Liên Xô sụp đổ, phải sang Tàu lạy lục để được “thuần hóa” (chữ củaTrần Quang Cơ), ở Thành Đô, chúng từng phân vân hỏi nhau : “Nên coi Trung Quốc là Hán tộc bành trướng (như Lê Duẩn “phán”) hay là nước xã hội chủ nghĩa anh em ? (như “bác Hồ dạy”). Cuối cùng Nguyễn Văn Linh (tặc lưỡi) “… dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Tóm lại, “là gì thì là”, Tàu vẫn là chỗ dựa duy nhất còn lại cho bọn “chó mất chủ” cộng sản vn rúc vào, để mà “còn đảng còn mình”. Bản án “bán nước cầu sinh” thành hình và “căn cước việt gian” của chúng được “chủ mới” Tàu tái cấp phát. Dư luận phản kháng trong nước mô tả cảnh này, bảo rằng “đảng ta” đã đưa cái “cổ vịt” cho Tàu tròng thòng lọng nô lệ vào. Lại bảo rằng bọn “chó mất chủ” (của Liên Xô) đã được “chủ mới Tàu” đeo cho cái “cổ dề” – collier – máng toòng teng cái “thẻ bài chó” – dog tag – ghi rõ ràng “16 chữ vàng”, trên đó, 4 chữ cuối cùng là quan trọng nhất : hợp tác toàn diện – full cooperation – nghĩa là “bảo gì làm nấy”, không được “có ý kiến”. Trong hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ ”, Trần Quang Cơ viết :”… Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa dối ta. (Exodus tô đậm). Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội thay thế cho Liên Xô, làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm giải pháp Đỏ”. Tại sao chúng phải “ta tự lừa dối ta” để “mắc sai lầm Thành Đô”? Vì nuôi “ảo tưởng” coi Tàu như “thay thế cho Liên Xô, làm chỗ dựa” cho chúng sống sót. Vắn tắt là “tái nô dịch chủ” – đổi chủ, tiếp tục làm nô lệ. Nói khác đi, đó chính là bẩm sinh việt gian – không thể một ngày không có chủ. Với “căn cước” này của chúng, ta hết còn ngạc nhiên về câu “vênh váo vô trách nhiệm” của Lê Duẩn năm xưa, khi Tàu Cộng chưa phản Liên Xô, theo Mỹ : “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Nhưng nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước “trình độ lú lẫn” hết chỗ nói của việt gian cộng sản (VGCS) : đến lúc ấy – Mỹ/Tàu đã thành “đồng minh” – mà chúng còn cho rằng Tàu Cộng sẽ “thay thế cho Liên Xô, làm chỗ dựa” cho chúng, tiếp tục chống Mỹ. Chẳng phải “sai lầm” hay “bị mắc lừa” gì cả; chẳng qua chúng cố tình “tự lừa dối”, dùng danh nghĩa “đồng chí anh em” để khuất lấp tội bán nước cho Tàu, cầu sống sót mà thôi. Chẳng qua, tấm gương cộng sản Rumania bị dân chúng “săn đuổi như săn chó dại” khi sụp đổ (Nguyễn Văn Linh – Tạp Chí Cộng Sản) đã khiến chúng “tính toán lú lẫn” về hậu quả của “sự đã rồi” – fait accompli – khi Tàu công khai “hưởng dụng” những gì chúng đã “cúng cụ”, và chúng phải đối diện với làn sóng “phẫn nộ”, quốc dân VN đứng lên “hỏi tội bán nước” của chúng. Đã theo chân Tàu vào “kinh tế thị trường”, hội nhập, mong “sống chung với tư bản”, mà không chịu “tự cải tạo”, tẩy rửa cho sạch “tư duy hai phe” của thời Chiến Tranh Lạnh, thì khẩu hiệu “đổi mới hay là chết” trở thành vô nghĩa, thành “nói một đàng, làm một nẻo”. Qua khẩu hiệu “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, VGCS bộc lộ đầy đủ “tư duy lú lẫn” của chúng. Ra đời với “căn cước giả mạo”; vào đời với vô số căn cước dùng để “đội lốt”; tùy tình hình, thuở sơ khai, với xã hội bưng bít, tuyên truyền một chiều còn hiệu nghiệm, cộng sản “tráo trở căn cước” rất lành nghề. Nhưng nay, với cách mạng tin học, văn hóa “xã hội mở” – open society – buộc mọi “sự thật” phải hiện nguyên hình. Văn hóa Nhân Chủ của loài người Thế Kỷ 21 không dung thứ bọn “dã thú đội lốt người”. Trước sau, lần lượt, qua “diễn biến hòa bình” hay “không hòa bình”, Văn Hóa ấy đương nhiên loại trừ mọi chế độ ‘dã thú ăn thịt đồng loại” – predatory regimes. Tình hình thế giới thời gian gần đây cho thấy đó là Xu Thế Thời Đại. Nó khôntg thể đảo ngược. Và nó làm cho bọn “cộng sản sống sót” ở Châu Á nóí chung, Việt Nam nói riêng, suốt mấy năm qua, tay “sờ lên gáy” mà run sợ.
Khi Mỹ/Tàu đang từ “đối tác chuyển sang đối đầu” vả Biển Đông VN trở thành “điểm nóng va chạm”, VGCS đương nhiên lâm thế “chết chẹt”. Tại sao ?
Trước hết, VGCS phải bộc lộ chân tướng, phải trình làng căn cước thật, không còn có thể dùng căn cước giả, đội lốt này nọ như từ trước đến nay được nữa. Khổ nỗi, với căn cước thật, là bẩm sinh bán nước, tất cả “đèn màu sân khấu” trở nên trơ trẽn, tuồng tích “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” của VGCS trở thành “diễu dở”. Cái câu “vênh váo cương ẩu” của Lê Duẩn năm nào, (“… ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”) nay trở thành câu thú tội “đánh giặc thuê”, bán nước.
Tàu/Mỹ đang là “đồng minh trở thành đối thủ”, thì “tư duy hai phe” trong đầu VGCS thời Chiến Tranh Lạnh, vốn chưa tẩy sạch, đương nhiên được đem “hâm nóng lại”, dùng lại. Khốn nỗi, căn cước “bán nước từ khuya” đã bại lộ rồi, mà trong tranh chấp Biển Đông VGCS không dám nêu đích danh Tàu Cộng ra để tố cáo – cứ ấp úng với “nước lạ”, “tàu lạ”… – thì việc “bại lộ chân tướng” của chúng đã đến mức hết đường cứu vãn. Đem con dâu và con trai của Nguyễn Cơ Thạch ̣(người bị cho “ra rìa” vì cản trở việc “bán nước cho Tàu” năm xưa ở Thành Đô) là Phương Nga và Phạm Bình Minh ra nói vài câu “ngang ngược”, mong khuất lấp tội bán nước, lập tức gặp phải “tác dụng ngược” từ phía Lòng Dân : Tuổi Trẻ và Trí Thức VN ào ào “xuống đường hưởng ứng” thái độ “chống Tàu” của “đảng ta”, khiến cho VGCS lâm cảnh “tang gia bối rối”. Tình hình biến chuyển với “tốc độ điện tử” của “thời đại công nghệ thông tin cao cấp”, trở nên “vô cùng phức tạp” và “khó nắm bắt” (theo lời “tổng bí” Trọng), khiến cho các chuyên gia đội lốt” ở Hà Nội không còn biết “lúc nào đội lốt nào” cho khỏi “bị vênh”. Dẹp biểu tình là “xác nhận” tội ‘bán nước từ khuya”. Nhẹ tay hay làm ngơ cho biểu tình, e “biến chất” thành “hỏi tội chế độ” và “hỏi căn cước đảng”, rất khó “đáp ứng”. Thế là“đối phó sảng”, với mọi thứ căn cước “thật giả lẫn lộn” tùy tiện đưa ra … chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm. Lòng Dân “phẫn nộ” bùng lên đến mức người “tuổi trẻ yêu nước” Việt Khang, sinh ra và lớn lên trong môi trường “điều kiện hóa mọi mặt” do chính VGCS nhào nặn, phải thét vang : “Anh Là Ai ?” và “Việt Nam Tôi Đâu ?”. Tiếng thét Việt Khang hòa âm với “tiếng bom Đoàn Văn Vươn”, tạo thành “bản án chung thẩm” : “Ý đảng” (VGCS) đã “tha hóa tuyệt đối” – absolutely alienated – với Lòng Dân VN. Nói khác đi, các thứ “đốn” của VGCS không cách chi “chỉnh” được. Càng “chỉnh” càng “đốn”. Từ khi “tự dối mình và dối người” để sống sót (không bị “săn đuổi như săn chó dại”), VGCS dư biết cái ngày “bại lộ chân tướng” trước sau cũng sẽ đến, cho nên “ý đảng” là “liều chết cố bám” được lúc nào hay lúc ấy. Cái gọi là “tư duy nhiệm kỳ” từ đó nảy sinh : thời gian ngắn ngủi còn quyền thế trong tay, chúng “chia đều cho nhau” cơ hội “vơ vét vội vã”, vô hiệu hóa sức phản kháng của Lòng Dân theo sách lược tổ truyền “thứ nhất rỉ tai, thứ hai mã tấu”, phối dụng tuyên truyền với đàn áp. Chúng công khai dùng lợi quyền củng cố lòng “trung với đảng” của bộ máy áp chế qua bài báo đã dẫn ở trên : “thực hiện tốt các chính sách ưu đãi các lực lượng vũ trang”. Điểm “ách tắc” cơ bản trong “phương án cố bám” này nằm trong hai chữ “chia đều”. Với tâm lý được điều kiện hóa theo lý tưởng “chia đều”, bộc lộ qua câu hát của bài Quốc Tế Ca (“… bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”), tên cộng sản nào , từ bên Nga, bên Tàu, sang “bên ta” cũng xem “lợi quyền vật chất hưởng thụ tức thì” to hơn quả núi. Do đó, trong chế độ tem phiếu với nhau, chúng so đo, kèn cựa nhau từng miếng thịt, nắm xôi; “lý tưởng chia đều” trở thành đề tài mỉa mai. Chế độ “đặc quyền đặc lợi” đã thành hình. Khi đã có chữ “đặc” thì không thể có chữ “đều”. Tùy theo cái “vòi bơm” các thứ “đặc” ấy hướng về phía nào, nút bấm mau hay chậm, “rò rỉ dọc đường” nhiều hay ít, mà các “nhóm lợi ích” mọc ra, miệng cứ hô hoán “chia đều”, nhưng không ngừng “cạnh tranh bất chính” chiếm phần hơn về mình, từ “thị phần” cho đến “lợi nhuận”. Càng ngày càng xuất hiện nhiều thứ “căn bệnh trầm kha” mà “tổng bí” Trọng cho là “đe dọa làm sụp đổ chế độ”. Bọn “cường hào ác bá đỏ” đã tha hóa tột độ với xã hội chúng ký sinh. Cho dù chúng đã “bớt lú lẫn”, nhìn ra căn bệnh, mong tìm thuốc chữa, nhưng ai cũng thấy rõ bệnh hoạn của chúng quả thật không có thuốc chữa.
Trong vụ “bom Tiên Lãng”, Ba Dũng loay hoay “tháo ngòi” một quả bom đã nổ rồi. Kết quả là tạo cơ hội “luồn lách luật” cho bọn “sứ quân đỏ” ở Hải Phòng “chữa cháy bằng cách đổ thêm dầu vào lửa”. Đám cháy bùng ra cả nước, đe dọa làm sụp đổ chế độ. Bọn Thành Ủy Hải Phòng trước sau đều làm theo “đúng ý đảng” (“vơ vét vội vã” theo “tư duy nhiệm kỳ”), nên Ba Dũng không thể “thi hành kỷ luật” chúng, chỉ “hi sinh” vài tên tép riu vì đã “sơ xuất” gây tâm lý quần chúng “bất lợi cho cách mang”. Dân Oan, từ khi “ý đảng” là biến “của riêng” của dân thành “của chung” của chế độ, rồi dùng “ảo thuật” của Luật Đất Đai biến của ấy thành “của riêng” của các tập đoàn “Tư Bản Đỏ”, đã không ngừng đấu tranh, phơi bày “tử huyệt” chính khả dĩ đưa đến sụp đổ chế độ, nằm ngay nơi Quyền Tư Hữu Đất Đai. Gần như cùng lúc với Bom Tiên Lãng, hai bài hát “Dân Tộc Tôi Ở Đâu?” và “Anh Là Ai?” của Việt Khang hòa âm thành tiếng thét của cả một dân tộc bấy lâu bị áp chế đang “gọi nhau đứng dậy” vì … “Tôi Không Thể Ngồi Yên”. Việt Gian Cộng Sản đang sống những ngày tàn của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét