Pages

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

“TƯ DUY NHIỆM KỲ” CỦA VGCS LÀ CÁI GÌ ? “BOM TIÊN LÃNG” NỔ TRÚNG “TỬ HUYỆT” ?

Tổng Hợp Tin Tức ngày 8-2-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, VGCS bơ vơ “chết chẹt” trên chiến trường Kampuchea, phải xuôi theo một giải pháp quốc tế, không coi chúng như kẻ bại trận, để cho chúng còn có tư thế “thoát thân” nguyên vẹn. Hai siêu cường còn lại lúc đó, sau Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba (Kampuchea) – Mỹ và Tàu Cộng – đều vừa là “chủ cũ” vừa là “cựu thù” nóng hổi. VGCS từng là tay sai gián điệp Mỹ trước năm 1945; trở thành kẻ thù Mỹ trong Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai. Cũng thế, chúng từng là “con nuôi” của Tàu Cộng từ bẩm sinh, lại từng “rước voi” Tàu vào “nhân dân hóa” Miền Bắc VN, đưa đến cảnh “đấu tranh giai cấp” không tiền khoáng hậu từ 1950 đến 1956, mà hậu quả trước mắt là Vietnam Exodus I năm 1954, một triệu người VN “bỏ phiếu bằng chân”, bỏ Miền Bắc di cư vào Miền Nam. Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất, thắng Pháp ở Điện Biên Phủ là Tàu Cộng chứ không phải VGCS, cho nên, được tiếng là “thắng”, mà VGCS chỉ còn một nửa nước.
Đến khi Liên Xô/Tàu xung đột, đưa đến bắn giết nhau, VGCS chọn đứng về phe “cha đẻ” chống lại “bố nuôi”, ghi cả vào Hiến Pháp của Nước lẫn điều lệ đảng, coi “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Sau 1975, nhờ có Liên Xô “chống lưng” cho xé bỏ Hiệp Định Paris 1973, chiếm trọn VN, VGCS “tự kỷ ám thị”, nghĩ mình chính là “kẻ chiến thắng”, lên giọng “ba giòng thác cách mạng”, hô hào “tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”, siết chặt “chuyên chính” còn nặng nề hơn cả ở Miền Bắc trước đó. Ngoài hàng triệu quân-cán-chính VNCH bị đưa đi tù lao động khổ sai, hàng vạn gia đình “tư sản thành thị” bị đuổi đi “kinh tế mới”, tất cả doanh nghiệp tư bị cướp đoạt trong chiến dịch “đánh tư sản mại bản”. Nạn nhân trực tiếp, đông đảo nhất của chiến dịch này, là cộng đồng người gốc Hoa, khiến cho Tàu Cộng phải tỏ thái độ bênh vực “nạn kiều”. Đợt biểu dương “khí thế xã hội chủ nghĩa” này khiến cho phải xảy ra Vietnam Exodus II. Lại hàng triệu người bỏ nước ra đi. Dân ta còn truyền tụng muôn đời câu : “cái cột đèn mà có chân, nó cũng bỏ nước mà đi”. Riêng đối với Tàu Cộng, thái độ “phản chủ” này của VGCS khiến cho Đặng Tiểu Bình phải có biện pháp. Sau khi “nói lót” với Tổng Thống Carter, Đặng cho tấn công qua biên giới Tàu/Việt, nóí là “dạy cho bọn côn đồ một bài học”. Với quá khứ nặng nề như thế, khi “cha đẻ” là Liên Xô “chuyển sang từ trần”, trước mặt chỉ còn hai siêu cường đều là cựu thù, lại bẩm sinh là “công cụ tay sai”, không có khả năng tự chủ, VGCS vô cùng bối rối. Tài liệu nội bộ VGCS cũng như hồi ký, bút ký của nhiều nhân vật chủ chốt trong cuộc, ngày nay tiết lộ ra, cho biết lúc đó đã có những “tranh cãi ráo riết” trong hàng “chóp bu” về đề tài giữa Mỹ và Tàu, nên THEO ai ? Tình hình quốc tế lúc đó, với giải pháp ASPEN dành cho Kampuchea, với một dàn xếp quốc tế tương tự, VGCS đã có cơ hội chẳng theo ai cả, lợi dụng tình huống Mỹ/Tàu vẫn chỉ là “đồng minh giai đoạn”, để nhờ Mỹ “chống lưng” cho quay về với dân tộc. VGCS đã không nhìn thấy (hay cố tình bỏ lỡ) cơ hội ấy, một phần do “tâm lý thừa sai”, phần lớn do “tính toán lú lẫn”. Bàn đi tính lại, chúng cho rằng “dù sao Trung Quốc cũng là một nước xã hội chủ nghĩa” và Mỹ vẫn là “đế quốc” không nên tin cậy. Vì thế, ở Thành Đô, Tàu chỉ cho chúng “chuyển sang hoà bình” (đầu hàng) như một nước với một nước, và chúng luôn mãi “nài nỉ” xin cho được “thỏa thuận chung” như một đảng cộng sản với một đảng cộng sản. (Hồi ký Trần Quang Cơ). Đã rõ ràng : chúng cho rằng “THEO Mỹ thì mất đảng”; mất nước hay không,“chưa biết”. Ngược lại, chúng tính toán với nhau rằng : “THEO Tàu, chắc chắn còn đảng”; và nước còn hay mất không thành vấn đề, vì dưới danh nghĩa “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, coi như Tàu Cộng thay chân Liên Xô lãnh đạo cộng sản toàn thế giới “tiến lên”, VN chỉ là “một bộ phận”, bên kia biên giới hay bên này biên giới, “ai quản lý cũng vậy thôi”. Tài liệu Internet mới đây tiết lộ thêm về một “nhận thức chung động trời” khác : ở Thành Đô, VN đã bị VGCS “cúng cụ” cho Tàu, thành một “khu tự trị” của Tàu (như Hongkong và Đài Loan); Tàu cho “ba mươi năm để cụ thể hóa”. Nếu thời hạn này là có thật, ta hiểu rõ hơn tâm lý “vội vã vơ vét” của VGCS suốt 20 năm vừa qua. Ta cũng hiểu rõ thêm tại sao Phạm Văn Đồng – một “lão thành” chóp bu việt gian bán nước, can dự chuyện “cúng cụ” ấy – suốt những năm cuối đời đã vào chùa “tụng kinh gõ mõ”. Chẳng lẽ y biết “sám hối” ?
Sau khi Liên Xô sụp đổ, học giả kinh tế Janos Kornai đã viết nhiều biên khảo, in sách, đi dạy ở nhiều đại học danh tiếng thế giới, nói về Chủ Nghĩa Xã Hội Thị Trường – Market Socialism – từ Lenin cho đến Gorbachev. Ông gọi nó là một ngõ cụt. Với kinh nghiệm “hậu cộng sản” nơi quê nhà – nước Hungary – ông cho rằng các nước vỡ ra từ đế quốc Liên Xô không nên “vương vấn” với mô hình “xét lại” của chủ nghĩa Xã Hội Thị Trường. Ông sang tận Hà Nội và Bắc Kinh, hội luận với các giới chức “thẩm quyền”, và rất khiêm nhượng, bảo thẳng rằng ông chỉ “gợi ý”, không nói “ai đúng ai sai”, vì “khi có người tin chắc rằng 2×2 = 8, mà quý vị chấp nhận 2×2 = 6, là đã có tiến bộ; nếu quả quyết 2×2 phải là 4, e mất lòng”. Sách của Kornai đã được Nguyễn Quang A dịch ra tiếng Việt, xuất bản, đem giảng dạy ở “trường đảng”, hy vọng tẩy rửa được “chất thải lú lẫn” trong “tư duy” của các “nhà lý luận” VGCS. Dường như hy vọng ấy đã trở thành vô vọng, khi đại hội XI đảng VGCS theo khuyến cáo của “đại gia lú lẫn” Nguyễn Đức Bình, quay về với cương lĩnh 1991, bị coi như “văn tự bán nước” cho Tàu Cộng. Chóp bu VGCS sau đại hội XI, từ 15 tên bớt xuống còn 14, nhưng ba cánh công an, bộ đội, và “lú lẫn” đều “nhân đôi”, chứng tỏ VGCS “kiên định” với chủ trương “thứ nhất rỉ tai (tuyên truyền), thứ hai mã tấu (khủng bố)”. Đồng thời, cỗ máy khủng bố của VGCS đưa khẩu hiệu “còn đảng còn mình”, trong khi thẳng tay đàn áp những người biểu tình “chống giặc Tàu cướp nước”. Cung cách “đối phó sảng” cùng với thái độ và tuyên truyền “tiền hậu bất nhất”, chứng tỏ VGCS đang chịu đựng một thứ “sức ép thời gian” – time pressure – nào đó. Sức ép ấy đến từ đâu ?
Phân tích của Kornai, cơ bản dựa trên “mâu thuẫn bất tương dung” giữa hai khái niệm “chủ nghĩa xã hội” (chủ nghĩa cộng sản “nói tránh” đi) và “thị trường”. Cộng sản chủ trương “tiêu diệt tư sản” trong khi thị trường sống và phát triển với “tư sản” tích lũy thành “tư bản”. Nói khác đi, khi “thỏa hiệp” hay “chung sống” với tư sản, trước sau cũng “hóa thân” theo chủ nghĩa tư bản. Vấn đề chỉ là thời gian. Nếu không “tự diễn biến” thì sẽ phải đối diện với “cách mạng”. Khi đã học sách Kornai, hơn ai hết, VGCS biết rõ “quỹ thời gian” dành cho “còn đảng còn mình” không có bao nhiêu, lại còn bị thời hạn “30 năm cụ thể hóa” của Tàu ám ảnh, càng lâu chúng càng “sốt vó”. “Tư duy nhiệm kỳ” từ đó mà nảy sinh. Núp dưới chiêu bài “tập trung phương tiện sản xuất” vào tay “nhà-nước chuyên chính”, chúng giành “độc quyền chiếm dụng” mọi nguồn tài nguyên quốc gia, chia nhau hưởng dụng. Ta đã thấy, từ khi đi vào “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, VGCS “buôn dân bán nước” trắng trợn đến mức nào. Tài nguyên quốc gia, từ “rừng đầu nguồn” đến “mỏ Tây Nguyên”, “dầu hỏa Biển Đông, biến thành “tiền rừng bạc bể”, chui vào túi tham của các “đại gia” như thế nào. Rồi “xuất khẩu lao động”, buôn người, bán “cô dâu”, bóc lột lao động nội địa … Theo nguyên tắc “ăn đều, chia sòng (phẳng)” của “xã hội đen”, chúng cho cấp dưới toàn quyền “xử lý” mọi “phương tiện sản xuất”, cụ thể là hầm mỏ, rừng, đất đai, hạ tầng cơ sở… Luật Đất Đai chúng vẽ ra để “hợp pháp hóa” việc “cướp ngày” của chúng. Luật này sửa đi, chữa lại xoành xoạch, không phải để “giảm đau xót” cho nạn nhân bị cướp, mà để cho việc cướp đoạt của chúng có bộ mặt “hợp tình hợp lý” hơn. Nạn cướp đoạt này đẻ ra nạn Dân Oan, một ngữ vựng chỉ có ở Việt Nam, đố ai dịch được ra tiếng nước ngoài cho sát nghĩa. Đời cha “ăn” nhiều sinh “bội thực”, khó tránh đời con “đặt vấn đề”. Chúng phải giới hạn “quỹ thời gian ăn” của quý vị “lão thành”. Từ đó, khi còn trong “nhiệm kỳ”, quan chức nào cũng có tâm lý “vội vã vơ vét”; hơn thế, nhiệm kỳ sắp “cạn”, quan chức nào cũng tìm cách “cơ cấu” cho đội ngũ “năm xê” – con cháu các cụ cả – có cơ hội tiếp nối “truyền thống vơ vét”. Cho đến khi “hội chứng Kornai” phát tác.
Không cần viện dẫn sách Kornai, chỉ cần nhìn vào “cấu trúc” kinh tế Tàu Cộng và VGCS với những “lên ngoạn mục” và “xuống không phanh” của chúng, đủ nói rằng mọi sự đã được miêu tả cặn kẽ qua các phân tích của ông. Khi báo động về nhu cầu “tái cấu trúc”, bọn chóp bu VGCS đã nêu ra 3 “căn bệnh trầm kha” của kinh tế VN : 1/ Lợi ích nhóm; 2/ Tư duy nhiệm kỳ ; 3/ Đầu tư công kém hiệu quả. Thật ra, cả 3 bệnh trầm kha đó vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau. Hơn nữa, chúng là căn bệnh của cả chế độ, không phải của riêng kinh tế. Kornai không muốn làm “nhà tiên tri”, chỉ muốn đóng vai “gợi ý và cảnh báo”, lại “không bảo đảm đúng sai”, nhưng thực tế bên Tàu cũng như ‘bên ta” đang chứng tỏ những cảnh báo “vô tội vạ” kia đang tạo thành một “hội chứng” đe dọa sự tồn vong của bọn “cộng sản sống sót”, Tàu Cộng cũng như VGCS. Tàu có khả năng “chỉnh đốn”, may ra “thoát hiểm”, vì Tàu có khả năng tự chủ; VGCS thì không. Muốn thoát hiểm, trước hết VGCS phải tìm cách “thoát thân” khỏi thân phận “thừa sai” của Tàu, lấy lại “tự chủ”. Một là chúng – với thân phận “ký sinh”, quen “sao chép” chủ nhân – không có khả năng làm thế. Hai là – vốn coi “mẫu quốc” Tàu như “chỗ dựa thiết thân”, có “vận mệnh tương quan” (theo lời Hồ Cẩm Đào) – chừng nào Tàu còn “quậy phá” ngang ngửa với Mỹ, VGCS còn “cố bám”, kéo dài “tư duy nhiệm kỳ”, cha truyền con nối “vơ vét”. Trong sách Highway and Byways – Đường Cái Quan và Các Ngõ Tắt – Kornai đã tính trước mọi nẻo đường “cộng sản sống sót” có thể đi vào để quay về với chủ nghĩa tư bản. Mau hay chậm, dễ hay khó, tùy theo chúng chọn đi đường cái quan hay đi ngõ tắt. Đã vào kinh tế thị trường, trước sau, điểm đến vẫn phải là chủ nghĩa tư bản; không có đường nào quay về chủ nghĩa Xã Hội Thị Trường, dù sơn phết cho nó bất cứ thứ “đặc thù” nào… Cưỡng lại, thế tất bùng nổ cách mạng. Thất bại kinh tế, thế tất dẫn đến bất ổn xã hội. Tàu Cộng cũng như VGCS đang đứng trước nguy cơ suy bại. Từ khi Cách Mạng Hoa Nhài rồi Mùa Xuân Ả Rập bung ra ở nửa bên kia Trái Đất, bọn “cộng sản sống sót” ở Châu Á lên cơn sốt rét. Chúng càng “đối phó sảng” càng tạo thêm điều kiện cho cách mạng mau bùng nổ.
“Bom Tiên Lãng” so với những vụ xuống đường khiếu kiện của Dân Oan, đình công của thợ thuyền hàng chục năm nay, hay “chống Tàu cướp nước” suốt năm vừa qua, có người cho chỉ là “tiếng pháo đẹt”, nhưng nó đánh trúng “tử huyệt tham nhũng” của chế độ. Hơn thế, nó khuếch đại tâm lý “tức nước vỡ bờ”, đưa thông điệp “không diễn biến hòa bình, sẽ có diễn biến không hòa bình”. Dù cho VGCS giải quyết vụ này cách nào, bất quá “hy sinh” vài tên “tép riu”, nguy cơ sụp đổ vẫn còn nguyên vẹn.

Không có nhận xét nào: