Pages

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Việt Nam tìm kiếm các mối giao dịch vũ khí với phương Tây

Tim Hepher & Peter AppsReteurs

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ



Một số giám đốc và các nhà phân tích quốc phòng cho biết hôm thứ Sáu rằng Việt Nam đang mở rộng mối quan hệ với nhiều công ty quốc phòng phương Tây khi các tranh chấp trong vùng Biển Đông ngày càng gia tăng, cho thấy việc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở khu vực này.

Quốc gia bị cai trị bởi Đảng Cộng sản này là một trong những nước Đông Nam Á tìm cách mở rộng khả năng giám sát và tuần tra trên biển, làm loé lên việc cạnh tranh khốc liệt trong khu vực về các giao dịch vũ khí ước tính trị giá lên đến vài trăm triệu đô la.

“Việt Nam đang chào đón các nhà cung cấp phương Tây, trường hợp này rất hiếm thấy cách đây hai hoặc ba năm trước,” bà Marie-Laure Bourgeois, Phó Chủ tịch công ty Thales thuộc Pháp tại khu vực Nam Á, và đây cũng là nhà cung cấp quốc phòng điện tử lớn nhất châu Âu.


“Gần đây tại khu vực Biển Đông đã dấy lên tình trạng căng thẳng dữ dội và điều này đang đã làm tăng nhu cầu mua bán các hệ thống giám sát. Các nước trong khu vực muốn đảm bảo rằng họ có đầy đủ phương tiện để biết những gì đang xảy ra trên biển và trên không.”


Đối thoại về Chính trị-an ninh-quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ tư tại Washington. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN)



Việt Nam đang có mặt trong các vụ tranh chấp lãnh hải cùng với Trung Quốc và 4 quốc gia khác, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines, và Đài Loan. Khu vực này được cho là có lượng dầu mỏ và lượng dự trữ khí đốt chưa được khai thác, cũng như đây là vùng biển đánh cá có nhiều giá trị.

Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mang tính địa lý rộng nhất, bao gồm tất cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và hầu như tất cả vùng Biển Đông.

Mối lo ngại về một cuộc đối đầu vô tình hoặc thậm chí là thù địch đã tăng vọt vào tháng Năm vừa qua khi Việt Nam và Trung Quốc có những lời lẽ cáo buộc về hành vi vi phạm chủ quyền. Vấn đề hiện nay đã phần nào nguội đi nhưng khu vực này vẫn nhộn nhịp với nhiều giao dịch từ các thiết bị phát hiện tàu ngầm cho đến tàu ngầm.

“Các quốc gia (Đông Nam Á) đang tăng cường khả năng quân sự của họ, vì họ có đủ khả năng cũng như là một phần của chiến lược bảo vệ các rủi ro đối với Trung Quốc và các nước khác”, ông Nigel Inkster, nguyên Phó Giám đốc tình báo của Anh, được gọi là MI6, cho biết.

“Mặc dù khu vực Đông Nam châu Á không thích nghe nhiều về điều này, nhưng rõ ràng hiện nay cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra trong khu vực”, ông Inkster cho biết thêm. Ông Inkster hiện là người đứng đầu các mối đe dọa xuyên quốc gia và rủi ro chính trị tại London thuộc Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược.

Các cuộc hội đàm mua bán

Một nửa lưu lượng đường thủy và các tàu chở dầu trên toàn cầu đều phải đi qua khu vực tranh chấp này, do đó làm tăng thêm các cơ sở cũng như nhu cầu trong việc giám sát, và các trưng bày dự kiến sẽ được diễn ra tại phòng triển lãm Singapore vào tuần tới.

Việt Nam lâu nay có truyền thống mua các thiết bị do Nga chế tạo bao gồm cả sáu tàu ngầm hạng Kilo trong thời gian gần đây, nhưng hiện nay Việt Nam đang ngày trở thành một thị trường nóng cho các nhà cung cấp khác như một cách để “đề phòng Trung Quốc”, ông James Hardy, biên tập viên của Jane Defence Weekly tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết.

Israel được xem như là nước đứng đầu trong việc giành chiến thắng các cuộc đấu thầu mà Thales đã đưa ra, nhưng còn nhiều giao dịch khác vẫn còn chờ ở phía trước.

“Những cuộc thảo luận với các nhà chức trách đã diễn ra, cho biết rằng Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào các thiết bị của Nga. Chúng tôi đã tham gia vào các cuộc thảo luận khác về các thiết bị radar và hiện vẫn chưa kết thúc,” Bourgeois cho biết vào trước đêmcuộc triễn lãm được bắt đầu từ ngày 14-19 tháng Hai.

Israel và Việt Nam đã tăng cường tiếp xúc song phương trong thời gian gần đây, nhưng để có bất kỳ một thoả thuận quốc phòng nào thì vẫn phải chờ thêm vài tháng nữa, một nguồn tin ở Israel Aerospace Industries nói với Reuters khi được hỏi ý kiến về các vấn đề trên.

Hôm thứ Năm vừa qua, một công ty của Israel đã công bố hợp đồng trị giá 150 triệu USD để cung cấp thiết bị radar cho một quốc gia châu Á nhưng đã không xác định là nước nào.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell cho biết tại Hà Nội hồi tuần trước rằng, Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền trước khi hai nước tiến đến các mối quan hệ quân sự gần gũi hơn.

Alexandra Ashbourne-Walmsley, một nhân viên tư vấn quốc phòng cho biết rằng “các căng thẳng cùng với sự giàu có trong khu vực Đông Nam Á đã biến thị trường này trở nên ngày càng hấp dẫn đối với các công ty quốc phòng, đặc biệt nơi mà Hoa Kỳ tự ngăn cản sự tham gia của họ”.

Vào cuối tháng Mười Hai vừa qua, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được dư luận dự kiến rộng rãi ​​sẽ trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc vào cuối năm 2012, đã lên tiếng kêu gọi cải thiện mối quan hệ với Việt Nam. Ông nói rằng hai nước nên xử lý các khác biệt một cách đúng đắn và cần phải làm nhiều hơn nữa để xây dựng lòng tin.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao phương Tây và các giám đốc công ty quốc phòng cho biết trước khi cuộc triêễn lãm diễn ra tại Singapore rằng những phức tạp chồng chéo và thiếu tính bền vững tại đây đã khiến các nước tăng thêm ngân sách quốc phòng cũng như bày tỏ mối quan tâm mua bán vũ khí.

Những bài học về mối đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz của Iran cũng không làm mờ đi vấn đề này nghiêm trọng này.

Ông Inkster nói rằng, “Việt Nam muốn cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ cũng như nhiều cường quốc phương Tây khác và đang đầu tư rất nhiều chất lượng trong việc phát triển nguồn lực ngoại giao liên quan đến vấn đề này”.

“Hiện vẫn chưa rõ rằng tình hình trong khu vực Đông Nam Á có dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hay không nhưng hiện nay khu vực này có rất nhiều căng thẳng khó lường.”

(Một số chi tiết được viết thêm bởi John Ruwitch và Dan Williams; Chỉnh sửa bởi Robert Birsel và Andrew Heavens)

© 2012 Bản tiếng Việt TCPT

Không có nhận xét nào: