Pages

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

BÃI CẠN HOÀNG NHAM NÓNG BỎNG: CON LỘ CHƯA AI QUA?


Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel Lê Quốc Tuấn, X-CafeVN chuyển ngữ
Một cái nhìn có tính giả thuyết về sự lưỡng tự của Hoa Kỳ đối với vùng Biển Đông có thể dẫn đến môộ xung đột quân sự như thế nào.
Khi Philippine và Trung Quốc chuyển sang thế thủ trên Bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough Shoal), có nhiều nỗi lo sợ rất thực rằng những tranh chấp này – một phần mở rộng hơn của các tranh chấp khác trong Biển Đông – có thể không chỉ dẫn đến mất ổn định trong khu vực, từ đó gây trở ngại đến tiến bộ kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà còn có thể đưa đến chiến tranh. Như sợi cao su đã dãn đến giới hạn của nó, tất cả những gì cần thiết để cuộc đối đầu Scarborough Shoal nổ tung chính là ở đây, một lỗi lầm không thể hóa giải được.
Mặc dù nguyên nhân có thể khác nhau, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng ra một kịch bản như thế sẽ diễn ra như thế này:
Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra:
Các màn ảnh truyền hình được chuyển đến đài BBC, CNN, MSNBC, và tất cả các đài tin ngắn trong nước và quốc ngoại. Như mọi tin tức quan trọng, các đài phát tin, trừ khi có mặt tại hiện trường với nhóm quay phim của mình, đều phát đi phát lại các đoạn video tương tự.
Ngồi ở đầu bàn trong Phòng Tình hình, Tổng thống Hoa Kỳ xem mãi những khúc phim tương tự như mọi người khác trên thế giới cùng đang xem: đó là một đoạn video mờ run rẩy của một con tàu bốc cháy được thực hiện bởi một trong những người vận hành tàu . Các thủy thủ trong thiết bị cứu hỏa vội vàng đến dập tắt ngọn lửa vốn đã khiến vỏ thép tàu hóa thành than. Đoạn phim, tuy đã bị kiểm duyệt nhưng vẫn có thể nhìn thấy được xác những thủy thủ chết. Khúc phim kết thúc với cảnh khác do người thủy thủ lia máy quay của mình đến một – hay đúng hơn là nhiều con tàu nữa- ở đường chân trời gần đó. Đấy là những hình dạng màu xám, khó nhận dạng chính xác vì chất lượng kém của cảnh quay. May mắn cho người xem ở trong nước, một đài tin tức đã đi trước bằng một hàng chữ in đậm bên dưới, khẳng định “Trung Quốc tấn công Philippine”.

Tổng thống thầm rủa chiếc tàu Trung Quốc đã nổ súng. Có thể đó là một sai lầm. Có lẽ đó chỉ đơn giản là một phát bắn cảnh báo bị lạc. Tuy nhiên, chắc chắn là người Trung Quốc không có ý định tấn công tàu Philippines, vốn sẽ được hiểu như là một hành động gây chiến tranh. Nhưng sự thực hiện không che giấu gì cả. Các phương tiện truyền thông bu vào sự cố ấy như bầy kên kên đến rửa xác.
Tổng thống quay sang hội ý với Hội đồng An ninh Quốc gia của mình. Vài giờ trước, ngay sau khi tin tức về cuộc tấn công về đến Manila, Tổng thống Philippines không bỏ phí thời gian, lập tức nhắc đến cam kết POTUS, Hiệp ước Phòng thủ Song phương với Philippine của Hoa Kỳ năm 1951. Như tổng thống Philippine nhấn mạnh điều V của Hiệp Ước Phòng thủ (MDT), “một cuộc tấn công vũ trang vào một trong các Bên hiệp ước được coi là tấn công vũ trang bao gồm … vào các lực lượng vũ trang, các tàu bè hoặc máy bay công cộng ở Thái Bình Dương”. Chắc chắn thế, đó là những gì đã xảy ra, ngoại trừ việc Tổng thống Mỹ, cũng như các cố vấn của ông, không thể tin rằng điều này là loạt súng khai hỏa cho một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Philippine. Sa lầy vào một cuộc chiến tranh khác là điều tệ hại nhất cho chính quyền của ông.
Không thể để cung cấp một câu trả lời thẳng cho đối tác Philippines, POTUS đơn thuần chỉ tái khẳng định sự hỗ trợ của quốc gia mình với Philippine, hòa bình và an ninh của Biển Đông. Những gì ông muốn nói nhưng không thể thành lời là cuộc tấn công này không phải là một hành động gây chiến, nhưng chỉ là một hành động không may, ngu xuẩn. Tất nhiên là không thể mong đợi Bắc Kinh tự bước ra và tuyên bố rằng “Rất tiếc, chúng tôi lỡ tay”. Làm thế hóa ra họ đi thừa nhận việc kém khả năng chỉ huy hải quân của mình và chuyện ấy thì không thể xảy ra được. Ngược lại, tổng thống Philippine cũng không thể để người dân của mình nhìn thấy là yếu kém hoặc thiếu quyết đoán, đặc biệt là sau một sự cố công khai như thế này.
Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân cung cấp một giải pháp quân sự kiểu nửa vời theo yêu cầu của Hiệp ước Phòng thủ: ông có thể có Hạm đội Bảy, đã hiện diện trong khu vực, tách ra một bộ phận nhỏ, di chuyển đến trên Bãi cạn Hoàng Nham, ngoài quần đảo Philippine. Ít nhất, điều này cũng sẽ mang đến cho tổng thống dáng vẻ tôn trọng những hiệp ước mà không cần phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, cũng như không phải dính tay đến các vấn đề chủ quyền ở trên Bãi cạn Hoàng Nham. Một động thái như vậy cũng sẽ giúp tổng thống có thêm thời gian để tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho một cuộc xung đột không cần thiết. Nếu bằng cách nào đó, có thể thuyết phục được Trung Quốc và Philippine hạ thấp lưỡi kiếm của họ xuống, thì đấy sẽ đúng là cách để vụ việc này có thể được giải quyết mà không cần phải đổ máu thêm.
Tổng thống gật đầu ưng thuận. Ông quay sang tổng trưởng Ngoại giao yêu cầu bà tiếp tục giữ liên lạc với hai Bộ trưởng Ngoại Giao Philippine và Trung Quốc để ngăn chặn sự việc xảy ra vượt khỏi tầm kiểm soát. Tổng trưởng ngoại giao đảm bảo với tổng thống là bà đã và vẫn tiếp xúc với các đối tác của mình tại Bắc Kinh và Manila, kêu gọi hai bên bình tĩnh và giải quyết vụ việc một cách hòa bình. Trong cuộc hội thoại của mình, Bộ trưởng Trung Quốc lấy làm tiếc về sự cố nhưng không xin lỗi, nhắc lại rằng Hoa Kỳ không cần phải tham gia, trong khi Ngoại trưởng Philippines nhiều lần nhấn mạnh rằng Washington phải hành động.
Bị mắc kẹt giữa một bên là ma quỷ và một bên là đại dương sâu thẳm, tổng thống đã có công việc phải làm của mình. Ông nhìn nét mặt các cố vấn, vẻ quyết tâm muốn giải quyết công việc một cách đúng đắn của họ và biết rằng mình đang có những đồng sự tốt. Tuy nhiên, trong tư cách là Tổng tư Lệnh, đêm nay ông chịu trách nhiệm cuối cùng cho bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Tình hình không hoàn toàn giống như trường hợp của Franklin D. Roosevelt với vụ Trân Châu Cảng, hay George HW Bush với cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait, nhưng vẫn là một thử thách. Với Philippine đã sẵn sàng đánh nhau với Trung Quốc và kéo Hoa Kỳ vào với mình, đây là một thử thàch mà ông không thể thất bại.
“Được.” Tổng thống điểm tĩnh nói, “chúng ta hãy bắt tay vào việc”.
Một tương lai bất định
Dĩ nhiên đây là một câu chuyện giả tưởng nhưng không phải là quá khó để có thể tưởng tượng một tương lai mà sự kiện đó sẽ diễn ra. Bản chất bấp bênh của cuộc đối đầu ở trên Bãi cạn Hoàng Nham giống như khí đốt rò rỉ, chỉ cần một tia lửa là nổ tung. Trong trường hợp của một cuộc chiến tranh, Phlippine, với khoảng cách quá lớn trong khả năng quân sự, chắc sẽ không chịu đối đầu chống lại Trung Quốc nếu không có Mỹ ủng hộ. Ngoài ra, người ta có thể cho rằng Tòa Bạch Ốc sẽ tận dụng mọi con đường có sẵn để tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc. Với các quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, dù cho các lời lẽ kình chống nhau có hùng hổ và hiếu chiến đến đâu, cả hai nước vẫn sẽ tránh một cuộc chiến tranh chống lại nhau bằng mọi giá.
Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, việc đáp ứng lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ quyết định tương lai của mình trong khu vực. Trung Quốc không muốn gì khác hơn là việc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng họ không thể làm như vậy bằng vũ lực. Thay vì trực tiếp thách thức Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng các tranh chấp trong Biển Đông để kiểm tra độ cam kết của Mỹ đối với khu vực. Nhiều nước nguyên đơn khiếu kiện có liên quan đã bày tỏ sự phản đối của họ đến phía Trung Quốc, nhưng lại chưa tìm đưọc những bảo đảm mà họ mong muốn ở Mỹ. Trong khi Washington đã không phải không nhìn thấy những tiến triển trong vùng Biển Đông, nhưng họ đã không thể thuyết phục các quốc gia có liên quan rằng Mỹ không nên bị loại ra ngoài. Với một nền kinh tế phát triển chậm và cảm nhận như bị sa lầy ở Trung Đông, trục chuyển sang châu Á Thái Bình Dương của Mỹ là chậm chạp trong việc thẩm thấu lòng tin ở các nước như Việt Nam.
Chẳng hạn như, một cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Philippine ở trên Bãi cạn Hoàng Nham sẽ là bài kiểm tra cuối cùng cho sự cam kết của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chỉ là việc Hoa Kỳ sẵn sàng trực tiếp thách thức Trung Quốc đến mức nào ? Washington không thể bỏ qua một cuộc đụng độ như vậy, cũng không thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột mà mình không có bất kỳ mong muốn tham gia. Không chắc rằng Bắc Kinh sẽ rút lại những tuyên bố của mình và tiếp tục thúc đẩy, kiểm tra giới hạn phản ứng của Mỹ. Nếu chứng minh được rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào diện mạo quyết đoán của mình, Trung Quốc sẽ thắng được trận chiến của ý chí.
Đúng thế, Hoa Kỳ có thể có một sự hiện diện ở Thái Bình Dương, nhưng việc có sẵn sàng nhập trận để chống lại Trung Quốc trong trường hợp không may vẫn còn là một câu hỏi. Trong khi một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai nước có thể là không thực tế, các nước láng giềng đang cảm nhận mối đe dọa của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Hoa Kỳ có thể tìm được vai trò cho chính mình trong việc thiết lập hoặc giúp đỡ hình thành một liên minh giữa các quốc gia Đông Nam Á, một liên mình có thể làm việc để thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực. Hiện nay, cơ hội đối thoại giữa các quốc gia Đông Nam Á bị giới hạn ở các diễn đàn khu vực, nơi nhiệm vụ và quyền hạn thay đổi có hiệu quả bị hạn chế. Một diễn đàn mới sẽ có được các quy tắc và trách nhiệm cụ thể có tiềm năng thay đổi không chỉ cảnh quan chính trị quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, mà còn cả việc tìm kiếm hòa bình giữa các nước láng giềng thông qua ngoại giao.
Tòa Bạch Ốc không nên bỏ mặc việc giải quyết những tranh chấp này vào các cơ may, bởi lẽ sẽ không có gì bảo đảm là kết quả sẽ được tốt nhất cho phía Mỹ hay tổng thể khu vực . Bất chấp những cố gắng xuất hiện như đứng ngoài các xung đột của mình, Hoa Kỳ phải lội vào các tranh chấp trong khu vực Biển Đông, không chỉ đơn giản là để thúc đẩy lợi ích của Mỹ (vì làm như thế sẽ chẳng giải quyết được gì), mà là để môi giới một số biện pháp hòa bình giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của họ .Nếu Hoa Kỳ tiếp tục trì hoãn, các kết quả của những tranh chấp này, bao gồm cả điểm quá nóng tại Bãi cạn Hoàng Nham, có thể xoắn ốc ra khỏi sự kiểm soát.

Không có nhận xét nào: