Doanh nghiệp Việt Nam đang ở giai
đoạn khó khăn
Chính phủ Việt Nam vừa đề xuất gói
“miễn, giảm, giãn thuế” với tổng trị giá 25.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khu
vực doanh nghiệp vốn đang ở thời kỳ khó khăn.
Đề xuất này do Bộ Tài chính nghiên cứu được
đưa ra trong lúc hàng nghìn doanh nghiệp gần đây tuyên bố giải
thể.
Trong phỏng vấn với BBC hôm 03/5, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, “theo con số thống kê bốn tháng đầu năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay ở Việt Nam là trì trệ”.
Trong phỏng vấn với BBC hôm 03/5, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, “theo con số thống kê bốn tháng đầu năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay ở Việt Nam là trì trệ”.
Ông Võ Trí Thành: Cách hỗ
trợ hiện nay vẫn phải quan tâm ổn định đến kinh tế vĩ mô tuy nhiên
phải có những nỗ lực nhất định cho khu vực sản xuất kinh doanh đang
đình trệ.
Cách hỗ trợ gồm hỗ trợ trực tiếp và
gián tiếp.
Hỗ trợ trực tiếp tức là giảm chi phí cho
doanh nghiệp và tiếp cận vốn tốt cho doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Giảm thì có những biện pháp như giảm dần
lãi suất, tất nhiên là chưa đi vào cuộc sống ngay ngày một ngày hai
được, nhưng điều kiện tiếp cận các nguồn vốn khác như ODA, trái phiếu
chính phủ.
Giảm chi phí còn bằng cách giãn, miễn
thuế cho doanh nghiệp.
Một nhóm khác liên quan đến việc kích cầu
ví dụ như kích cầu tiêu dùng, đầu tư.
Điều này liên quan đến gói của chính sách
tài khoá, liên quan đến thuế, xúc tiến thương mại bởi vì cầu đối với
Việt Nam vẫn có thể khai thác được.
Cái mà bộ tài chính đưa ra cũng quan trọng
nhưng đều là một trong những giải pháp ấy.
Có những giải pháp có thể có tác động
ngay nhưng có những giải pháp về một số nguyên tắc phải do quốc hội
quyết định, chẳng hạn như giảm mức thuế, nhưng trong tinh thần đưa Việt
Nam dần có phục hồi nhất định trong sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, nếu nhìn vào con số thống kê trong
quý I về tăng trưởng là 4 % mà dự báo hiện nay không chỉ của Việt Nam
mà rất nhiều tổ chức quốc tế khác về tăng trưởng cả năm có thể đạt
khoảng 5,5 %.
Con số này nói lên kinh tế phải đi lên dần
dần.
BBC:Vậy biện pháp này
của Nhà nước có thực chất hay không?
Biện pháp này có thực chất, Nhà nước đang
cố gắng làm và thậm chí quyết liệt và nhanh để đưa vào cuộc sống,
trong đó có nhiều biện pháp vừa đề cập.
Thế nhưng, một điều chắc chắn là mình làm
một gói không lớn như vào năm 2009 do ta cần quan tâm đến ổn định kinh
tế vĩ mô.
Mình cần đi vào nâng cao hiệu quả đầu tư
sản xuất kinh doanh, hay nói rộng hơn là tái cấu trúc nền kinh tế.
Nguồn lực của nhà nước thời điểm này và
thời điểm đó cũng có những cái khác nhau.
Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay và doanh
nghiệp thời điểm năm 2009 cũng khác nhau.
Ví dụ, năm 2009, tác động chủ yếu là do
thị trường bên ngoài, do khủng hoảng tài chính thế giới.
Lần này, do tổng cầu và khó khăn từ bên
trong nhiều hơn, mặc dù thị trường xuất khẩu cũng khó khăn nhưng cơ
hội tận dụng nó thì vẫn còn.
Chính vì vậy, bên cạnh biện pháp hỗ trợ
trực tiếp cho doanh nghiệp như cắt giảm chi phí tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp cận vốn thì kích cầu một phần nào đó thị trường trong
nước và việc khai thác thị trường bên ngoài qua xúc tiến đầu tư thương
mại cũng rất quan trọng.
Việt Nam vẫn cần tập trung vào ổn định
kinh tế vĩ mô, tránh việc không thực hiện một chính sách chặt
chẽ.
Chẳng hạn như, nếu nới lỏng quá mức thì
có thể kéo theo lạm phát quay trở lại vào thời điểm sau. Đây là điều
hoàn toàn không mong muốn.
Đây cũng là chính sách tương đối chặt chẽ
nhưng cách điều hành phải khéo léo hơn rất nhiều.
Tiền đề ổn định
BBC:Có ý kiến cho rằng
số lượng các doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng nhiều trong quý I là do
ảnh hưởng bởi việc tập trung ổn định phát triển kinh tế vĩ mô, ông
có nhận xét gì về điều này?
Điều này chỉ ảnh hưởng một phần.
Vấn đề đặt ra ở chỗ Việt Nam cần chuyển
đổi cách thức phát triển, một mô hình tăng trưởng khác, không thể chỉ
dựa vào vốn, dựa vào bơm tiền hay tín dụng để duy trì tăng trưởng ấy
được.
Việc thực hiện nghị quyết 11 thắt chặt có
ảnh hưởng, thường người ta hay nói là có sự đánh đổi nhất định trong
ngắn hạn giữa kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng .
“Nền kinh tế này cần phải chuyển đổi, và trong bước ngắn hạn chuyển đổi này thì cũng có những cái giá nhất định phải trả.”
Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý
kinh tế Trung ương
Tuy nhiên, trong bước sâu xa hơn là nền kinh
tế này cần phải chuyển đổi, và trong bước ngắn hạn chuyển đổi này
thì cũng có những cái giá nhất định phải trả.
Trong cách làm hiện nay phải làm sao cái
giá ấy là thấp nhất mà như tôi đã nói đó là nghệ thuật điều hành,
phải duy trì ổn định.
Đây là tiền đề rất quan trọng để nguồn
lực phân bổ hiệu quả chứ không phải là tăng trưởng bằng bất kỳ giá
nào.
Nhưng bên cạnh đó cũng không làm cho sản
xuất kinh doanh rơi vào đình trệ và đình đốn để có cơ mà hồi
phục.
Hồi phục phải dựa trên một nền tảng ổn
định kinh tế vĩ mô, để dần qua đó, hiệu quả phân bổ nguồn lực tốt
và khả năng cạnh tranh thực chất của nền kinh tế được cải thiện.
BBC:Xin ông cho biết, vấn
đề lớn nhất của khu vực doanh nghiệp hiện nay là gì và giải pháp cho
khu vực này ra sao?
Tôi nghĩ là doanh nghiệp hiện nay có hai
vấn đề.
Một là vượt qua giai đoạn khó khăn này
trong ngắn hạn.
Bên cạnh sự hỗ trợ ở mức khẩn trương,
quyết liệt nhưng có mức độ nhất định của nhà nước, bản thân doanh
nghiệp phải có những biện pháp từ khiá cạnh xử lý vấn đề liên quan
đến nội tại của doanh nghiệp đến vấn đề liên quan đến việc kết nối
với các doanh nghiệp khác như trong mạng sản xuất, trong chuỗi giá trị
hay vấn đề liên quan đến chỉnh sửa, điều chỉnh hay tìm kiếm thị
trường trong và ngoài nước.
Bên trong chính là nâng cao đến hiệu quả
quản trị và cắt giảm chi phí.
Nhưng vấn đề lớn hơn hiện nay là doanh
nghiệp phải nhìn nhận lại mình để có cách thức kinh doanh mới và
dài hạn hơn trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi rất mạnh.
Và bản thân Việt Nam muốn thay đổi tăng
trưởng hiệu quả hơn.
Giai đoạn khó khăn
BBC:Liệu gói tăng trưởng
25.000 tỷ này có phải là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang
có chiều hướng xấu?
Tình hình hiện nay ở Việt Nam là có nhiều
khiá cạnh của kinh tế vĩ mô được cải thiện, ví dụ như lạm phát giảm
nhanh, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện,
dự trữ ngoại tệ tăng nhưng rủi ro vẫn còn như lĩnh vực tài chính.
Nhưng bên cạnh đó, tổng cầu trong nước suy
giảm rất mạnh, kèm theo đó chi phí sản xuất vẫn rất cao.
Do vậy, hiện tượng đình trệ, thậm chí
nhiều khu vực đình đốn.
Điều này phản ánh rất rõ qua các chỉ số
như giảm nhập khẩu quá nhanh, đặc biệt nhập khẩu hàng nguyên vật
liệu, sản xuất cũng như thiết bị máy móc, tiêu dùng đầu tư, hoặc
giảm hoặc tống độ tăng giảm, tồn kho tăng rất nhanh.
Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất
khó khăn, tạm gọi là đình trệ trong sản xuất rất rõ, chính vì vậy
lựa chọn chính sách là do vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét