Pages

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Cách mạng

Đáy

“…Bọn trí thức còn nhát hơn quần chúng vì chúng nó vẫn còn một cái gì đó để mất, thí dụ như cái nhà đã được hóa giá, khả năng được phong chức giáo sư, được đi dự hội nghị ở nước ngoài…”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu đang rất lo âu về cuộc cách mạng dân chủ mà họ muốn phát động. Ông Dũng được mật báo là sắp có thay đổi lớn tại Trung Quốc. Sẽ có cách mạng dân chủ trong dịp đại hội đảng thứ 18. Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ tuyên bố đã hoàn tất nhiệm vụ lịch sử và tự giải tán để thành lập một đảng mới với danh xưng Trung Quốc Đa Nguyên Dân Chủ Đảng, các cựu đảng viên cộng sản có thể ghi tên gia nhập đảng mới này và sẽ được cứu xét tùy trường hợp cá nhân.
Lãnh đạo Trung Quốc cho biết thêm là họ dự tính trong số 80 triệu đảng viên cộng sản Trung Quốc sẽ có khoảng 40 triệu xin gia nhập đảng mới và sẽ chỉ có khoảng một triệu người được chấp nhận làm đảng viên và ba triệu người làm đoàn viên. Họ nhận định con số một triệu đảng viên là vừa đối với một chính đảng lành mạnh, 80 triệu người là một dân tộc chứ không còn là một đảng nữa; đây cũng là cơ hội để lành mạnh hóa đảng. Lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà họ coi là người thân tín của Trung Quốc, chuẩn bị để thích nghi với tình huống mới bằng mọi phương tiện. Họ nhấn mạnh rằng sẽ không có rủi ro chính quyền bị rơi vào tay các thế lực thù địch vì người Trung Quốc, nhất là trí thức, đã quen với văn hóa phục tùng; các thay đổi chế độ trong lịch sử Trung Quốc đều đã chỉ xảy ra bằng bạo lực, diễn biến hòa bình là giải pháp rất an toàn.
Ông Dũng và bộ tham mưu cho rằng một diễn biến tương tự cũng có thể có và nên có tại Việt Nam. Ông nói: “Đây là cơ hội bằng vàng để loại bỏ Nguyễn Phú Trọng và phe đảng Trương Tấn Sang”. Ông Phùng Quang Thanh nói: “Trung Quốc đã quyết định như vậy thì mình phải theo”. Ông Lê Hồng Anh quả quyết rằng kế hoạch này hoàn toàn khả thi vì ông Dũng đã nắm được cả quân đội lẫn công an và phần lớn bộ máy đảng. Vấn đề chỉ là tìm ra một lý cớ.
Cuộc thảo luận về phương thức thực hiện sau đó đưa đến kết luận là cần có một phong trào đấu tranh đòi dân chủ thật sôi nổi, nếu không thì không có gì biện minh cho quyết định giải tán đảng và nhiều đảng viên, kể cả những người ủng hộ ông Dũng, sẽ không hiểu và có thể phản đối, thậm chí có thể còn đấu tranh bảo vệ Đảng. Một ban công tác sách động được thành lập để tiếp xúc với giới trí thức phản kháng, hô hào họ đứng lên tranh đấu chống tham nhũng, chống Trung Quốc xâm lược, chống cưỡng chế và bênh vực dân oan, đòi tự do tôn giáo và trả tài sản cho các chùa, nhà thờ v.v.. Ông Dũng và bộ tham mưu tin chắc là nếu không bị đàn áp những cuộc biểu tình phản kháng sẽ lan rộng và sẽ nhanh chóng biến thành một phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Như thế sẽ không ai nghi ngờ rằng đây là một biến động do phe ông Dũng tạo ra, mọi người đều sẽ nghĩ rằng đây là tác dụng lây lan tự nhiên của làn sóng dân chủ mới sau Mùa Xuân Ả Rập và sự chuyển hướng đột ngột tại Miến Điện.
Một tháng sau ủy ban báo cáo rằng kết quả cuộc vận động không khả quan. Các nhóm Viện Nghiên Cứu Phát Triển, hay IDS, nhóm Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đóng Góp Cho Đại Hội Đảng, Nhóm Phản Biện Đường Sắt Cao Tốc đều đã giải thể. Các thành viên khi được tiếp xúc đều hốt hoảng cho rằng chính quyền muốn gài bẫy để trừng phạt họ. Họ quả quyết chỉ muốn đóng góp giúp cho Đảng mạnh thêm cho nên ngay sau khi thủ tướng ký Quyết Định 97 cấm phản biện họ đã thôi ngay. Khi được gợi ý là nên phản kháng thì họ đều cho là thủ tướng có ý định thử lòng họ để xem có cần trừng trị hay không và đều thề là sẽ trung thành với Đảng. Nhiều người còn cam kết từ nay sẽ không gặp những thành phần có vấn đề nữa để tránh mọi hiểu lầm. Nhóm Bauxit Việt Nam bây giờ đang co cụm lại, sự hưởng ứng lúc ban đầu không còn nữa. Sau những vụ bắt giam và xử án gần đây các trí thức đều nghĩ rằng chớ có dại dột mà phản đối Trung Quốc vì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trừng trị thẳng tay. Ủy ban nhận định đại bộ phận trí thức Việt Nam rất hài lòng với quan hệ xin-cho và chỉ ao uớc được Đảng trọng dụng chứ không hề có ý định chống đối; hơn nữa họ hoàn toàn không quan tâm đến khối dân oan. Chỉ còn một số nhỏ tiếp tục phản kháng nhưng bọn này là bọn phản động thực sự chống vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghĩ rằng phải có một biến cố thật nghiêm trọng để kích thích trí thức Việt Nam đứng dậy chống đối. Theo đề nghị của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ông công bố quyết định xây 14 lò phản ứng hạt nhân, ông tin chắc lần này nhất định trí thức Việt Nam sẽ đồng loạt đứng dậy phản đối quyết liệt, vô tình giúp ông thực hiện cuộc cách mạng dân chủ. Nhưng sau hơn một tháng tình hình vẫn hoàn toàn yên lặng. Ủy ban cho biết thêm là để kích thích sự chống đối họ đã phóng đại lên rằng thực ra 14 lò phản ứng này chỉ là bước đầu, sau đó sẽ còn thêm 14 lò khác, tổng cộng là 28 lò, đặt đất nước trước một nguy cơ hủy diệt gần như chắc chắn. Tuy vậy trí thức Việt Nam vẫn rất bình thản. Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam còn khẳng định là họ ủng hộ mọi quyết định lớn của Đảng và Nhà Nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất thất vọng, ông nói có lẽ phải thông báo nhượng toàn bộ thác Bản Giốc và Vịnh Hạ Long cho Trung Quốc mới có thể kích động được trí thức nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: “Vô ích! Bọn trí thức còn nhát hơn quần chúng vì chúng nó vẫn còn một cái gì đó để mất, thí dụ như cái nhà đã được hóa giá, khả năng được phong chức giáo sư, được đi dự hội nghị ở nước ngoài v.v. Chúng nó rất vô liêm sỉ”.
Ông Dũng và bộ tham mưu vẫn chưa tìm ra giải pháp.
Đáy

Không có nhận xét nào: