Pages

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Philippines muốn thử độ tin cậy của hiệp ước phòng vệ chung với Mỹ

Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok

Philippines và Hoa Kỳ vừa kết thúc cuộc gặp cấp cao 2+2 giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước vào ngày 30 tháng 4 vừa qua.

AFP
Từ trái Bộ trưởng BQP Philippines Voltaire Gazmin, bộ trưởng bộ ngọai giao Philippines Albert Del Rosario, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và bộ trưởng BQP Hoa Kỳ Leon E. Panetta chụp ngày 30 thàng 4, 2012 tại Washington DC
Trong bản tuyên bố chung sau cuộc gặp, Mỹ tiếp tục khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh Philippines nhưng cũng nhấn mạnh thái độ trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Kết quả cuộc gặp cấp cao hai nước lần này có ý nghĩa thế nào đối với Philippines trước tình hình gia tăng căng thẳng trên biển Đông? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Rommel Banlaoi, giám đốc viện nghiên cứu hòa bình, bạo động khủng bố của Philippines.Ông đồng thời cũng là người điều hành Trung tâm thông tin tình báo và an ninh quốc gia tại Philippines.


Bảo vệ đồng minh nhưng vẫn giữ thế trung lập?


Việt Hà: thưa ông, xin ông cho biết kết quả đối thoại lần này có điểm gì mới thể hiện qua bản tuyên bố chung giữa hai nước?

Rommeal Banlaoi: thực ra thì không có gì mới chỉ trừ một điểm là cả hai nước khẳng định lần nữa tầm quan trọng của liên minh đặc biệt trong bối cảnh Hoa Kỳ đặt trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã trở lại châu Á. Theo tôi Hoa Kỳ đã cam kết mạnh mẽ với đồng minh của mình và cũng nói với chính quyền Phi trong bối cảnh tranh chấp về chủ quyền thì Hoa Kỳ sẽ không đứng về bất cứ bên nào. Tuy nhiên Hoa Kỳ lại sẵn sàng tăng cường khả năng tuần tiễu tại khu vực biển của chúng tôi và vì vậy chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp Philippine tăng cường khả năng quốc phòng như các thiết bị quốc phòng như tàu tuần tiễu dạng Hamilton, máy bay để chúng tôi có khả năng phòng vệ, đảm bảo an ninh quốc gia.
Theo tôi Hoa Kỳ đã cam kết mạnh mẽ với đồng minh của mình và cũng nói với chính quyền Phi trong bối cảnh tranh chấp về chủ quyền thì Hoa Kỳsẽ không đứng về bất cứ bên nào.
GS.Rommel Banlaoi

Việt Hà: ông có nói đến khả năng Hoa Kỳ sẽ giúp Philippines trong lĩnh vực quân sự, vậy cụ thể Philippines mong muốn có những trợ giúp quân sự cụ thể nào từ Hoa Kỳ?



Lá cờ Philippines (T) và lá cờ Mỹ (P) trong lễ khai mạc các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines tại trại Aguinaldo, Manila vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.
Lá cờ Philippines (T) và lá cờ Mỹ (P) trong lễ khai mạc các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines tại trại Aguinaldo, Manila vào ngày 16 tháng 4 năm 2012. AFP
Rommel Banlaoi:
chúng tôi mong Hoa Kỳ giúp chúng tôi xây dựng khả năng quốc phòng để tự vệ, đặc biệt là khả năng tuần duyên, chúng tôi hy vọng sẽ sớm nhận được các tàu tuần tiễu dạng Hamilton, đồng thời chúng tôi cũng mong nhận được các trợ giúp tài chính, và tiếp cận với nguồn lực quốc phòng từ Mỹ vì chúng tôi là đồng minh quan trọng nằm ngoài khối NATO của Mỹ và điều này sẽ cho chúng tôi cơ hội tốt hơn để có được những đào tạo, huấn luyện về quân sự từ Mỹ. Đó là những gì chúng tôi mong đợi. Chúng tôi cũng mong có thêm các đào tạo chung, để cải thiện khả năng phòng vệ.

Chúng tôi cũng hy vọng sẽ đón thêm các lực lượng quân sự mỹ đến thăm. Đó là những yếu tố quan trọng đối với chúng tôi để biết rằng đồng minh của mình luôn đứng đằng sau và tôi nghĩ điều này sẽ khiến Trung quốc phải nhướn mày. Tuy nhiên theo tôi thì vấn đề của chúng tôi với Trung Quốc lại là một vấn đề khác và Philippines muốn tự mình giải quyết vấn đề với Trung Quốc trong khả năng có thể. Vì thế chúng tôi không muốn có xung đột quân sự với Trung Quốc.

Hiệp ước phòng vệ có thực sự bảo vệ Philippines?


Việt Hà: Với những căng thẳng đang gia tăng trên biển Đông thời gian gần đây giữa Philippines và Trung quốc xung quanh bãi cạn Scarborough, ông có nghĩ đến khả năng Philippines sẽ phải sự dụng đến hiệp ước phòng thủ chung của hai nước để bảo vệ mình trước xung đột quân sự có thể có với Trung Quốc?
...theo tôi thì tinh thần của hiệp ước cho thấy là Hoa Kỳ sẽbảo vệ chúng tôi khi chúng tôi bị tấn công. Mà chúng tôi chưa bao giờthử hiệp ước này cho nên tranh chấp trên biển Đông sẽ là phép thử cho tinh thần của hiệp ước này.
GS.Rommel Banlaoi

Rommel Banlaoi: liên minh quân sự giữa Philippine và Hoa Kỳ dựa trên hiệp ước phòng vệ chung. Vào lúc này thì xung đột tại khu vực bãi cạn Scarborough vẫn nằm ở mức ngoại giao và chúng tôi không muốn đưa vấn đề này thành xung đột quân sự. Bởi vì khi có xung đột quan sự thì hiệp ước phòng vệ chung sẽ được đưa ra thử nghiệm.

Căn cứ theo hiệp ước này thì không có một sự trả đũa tự động, cho nên Hoa Kỳ vẫn phải dựa vào hiến pháp
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại buổi nói chuyện với giới ký giả được tổ chức bởi The Heritage Foundation, trụ sở tại Washignton hôm 02/5/2012
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại buổi nói chuyện với giới ký giả được tổ chức bởi The Heritage Foundation, trụ sở tại Washignton hôm 02/5/2012. RFA
của mình trước khi họ có thể đưa ra bất cứ hành động nào để bảo vệ Philippine. Tuy nhiên, theo tôi thì tinh thần của hiệp ước cho thấy là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ chúng tôi khi chúng tôi bị tấn công. Mà chúng tôi chưa bao giờ thử hiệp ước này cho nên tranh chấp trên biển Đông sẽ là phép thử cho tinh thần của hiệp ước này.

Tuy nhiên theo tôi Mỹ đã nói rất rõ là cả hai nước Philippine và Trung Quốc phải giải quyết vấn đề qua con đường ngọai giao, hòa bình bởi Hoa Kỳ cũng không muốn tranh chấp này trở thành xung đột quân sự. Hoa Kỳ cũng có những quan ngại với Trung Quốc và họ cũng có những hợp tác về an ninh với Trung Quốc cho nên Hoa Kỳ cũng không muốn có thêm bất cứ phức tạp nào.

Việt Hà: ông nói rằng Philippines muốn tự giải quyết vấn đề với Trung Quốc trong mức có thể nhưng nếu nhìn vào hợp tác Hoa Kỳ và Philippines vào lúc này người ta có thể nói là Philippines đang cố gắng đưa Hoa Kỳ vào cuộc và Trung Quốc thì không muốn điều này
Hoa Kỳ cũng không muốn tranh chấp này trở thành xung đột quân sự. Hoa Kỳ cũng có những quan ngại với Trung Quốc và họ cũng có những hợp tác về an ninh với Trung Quốc cho nên Hoa Kỳ cũng không muốn có thêm bất cứphức tạp nào
GS.Rommel Banlaoi

Rommel Banlaoi: đó là thực tế từ lịch sử, chúng tôi chiến đấu cùng người Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ hai, trong chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên, và trong cuộc chiến chống khủng bố tòan cầu. Chúng tôi đã ủng hộ Hoa Kỳ và bây giờ chúng tôi cần sự ủng hộ từ Mỹ. Chúng tôi hiểu quan điểm của Mỹ là ‘nào, chúng ta cùng đi qua cầu với nhau và các bạn vẫn chưa bị tấn công về quân sự’. Cũng chính vì vậy mà chúng tôi muốn thử hiệu quả và khả năng đáng tin cậy của mối quan hệ đồng minh quân sự hai nước vào lúc này.

Việt Hà: theo ông thì với việc Hoa Kỳ tái khẳng định mối liên minh quân sự với Philippines và chuyển trọng tâm chú ý sang khu vực châu Á Thái Bình Dương thì Philippines giờ đây có thể có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Rommel Banlaoi: lập trường của chúng tôi với Trung Quốc trên thực tế dựa vào mối liên minh với Mỹ, chúng tôi tự tin vì biết Hoa Kỳ ở phía sau. Nếu chúng tôi gây hấn và Trung Quốc tấn công chúng tôi thì chúng tôi có thể sử dụng hiệp ước với Mỹ. Trung Quốc biết điều này và vì vậy họ cũng không dại gì để chúng tôi phải sử dụng đến hiệp ước với Mỹ. Nhưng ngay cả phía Mỹ cũng chưa sẵn sàng cho tình huống đó. Trung Quốc cũng chưa sẵn sàng cho hậu quả của tình huống đó. Philippine cũng không muốn điều đó xảy ra. Cho đến lúc này thì mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tất cả vẫn ở trong lĩnh vực ngoại giao và các phía đều đồng ý sử dụng biện pháp ngoại giao hòa giải.

Việt Hà: xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này

Không có nhận xét nào: