Pages

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Quan hệ Quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam: Các chiến lược thuận lợi



Amruta KarambelkarIPCS

Năm 2012 đang được ca ngợi là năm hữu nghị Ấn Độ-Việt Nam. Rõ ràng điều này cũng trùng với dịp kỷ niệm Thỏa thuận Đối tác Chiến lược (Strategic Partnership) lần thứ năm giữa hai nước. Trong khi Việt Nam là nước có tầm quan trọng chiến lược đối với chính sách Hướng Đông của Ấn Độ thì quan hệ quốc phòng giữa hai nước chỉ mới phát triển thành lên tầm chiến lược trong thời gian gần đây. Điều gì và sự tương đồng nào đã thúc đẩy hai nước mở rộng mối hợp tác? Phải chăng Ấn Độ đang ngày càng trở nên linh hoạt hơn trong khu vực Đông Nam Á?

Tính chất hợp tác

Quan hệ quốc phòng giữa hai nước bắt đầu từ năm 2000 sau khi Ấn-Việt chính thức ký kết các văn kiện. Động thái này đã giúp mở rộng mối hợp tác, cũng như thể chế hóa và trao đổi các vấn đề liên quan đến quốc phòng giữa hai nước. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược năm 2007 đã mở đường để tiếp tục làm sâu sắc thêm các mối hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.


Hợp tác quốc phòng giữa hai nước được thành lập trên tinh thần cả hai cùng có lợi, sự tương đồng trong nhận thức cũng như tầm nhìn về chiến lược. Sự thay đổi cấu hình địa chính trị đã mang Ấn Độ và Việt Nam đến gần lại và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn. Việt Nam sát gần hơn và tăng cường mối quan hệ đã từng có với Ấn Độ giữa lúc sự quyết đoán của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trong khu vực Đông Nam Á. Hai sự cố (cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam và sự cố Airavaat INS ở Biển Đông) xảy ra hồi năm ngoái có vẻ như đã ảnh hưởng và giúp sự hợp tác Ấn-Việt trở nên chặt chẽ cũng như nhanh chóng hơn trong vấn đề quốc phòng. Dự án thương mại của Ấn Độ (OVL thăm dò dầu khí ở Biển Đông) đã diễn ra trong bối cảnh có nhiều tuyên bố và tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Như vậy, Ấn Độ có bổn phận và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông.

Các đặc trưng trong quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam là các chuyến thăm cấp cao song phương, đào tạo cán bộ, hỗ trợ sản xuất trong việc bảo vệ, chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập trận chung. Hai nước đã thành lập một nhóm làm việc chung chống khủng trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược. Khủng bố là một thách thức đối với Ấn Độ, và điều này có thể mang lại lợi ích cho họ bởi những chuyên môn vốn Việt Nam đã có. Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam là láng giềng hàng hải cùng có mối quan tâm phổ biến như vi phạm bản quyền và an ninh đường biển. Trong cuộc hợp ADMM+8 hồi năm 2010, ngoài một số các tăng cường hợp tác quân sự tổng thể, Bộ trưởng Quốc phòng Antony đã nhấn mạnh đặc biệt vào việc củng cố mối quan hệ hải quân thông qua các chuyến thăm thường xuyên ở các cảng Việt Nam. Cuộc đối thoại hai năm một lần về các vấn đề an ninh giữa các bộ của cả hai nước cũng đã được thể chế hóa. Trong tháng 10 năm 2011, hai nước đã một ký hiệp ước liên quan đến việc dẫn độ.

Các thiết bị quốc phòng của cả hai quốc gia chủ yếu do Nga chế biến khiến cho sự hợp tác song phương có nhiều cơ hội để mở rộng hơn nữa. Ấn Độ đã cam kết phục vụ và bảo trì máy móc quân sự và các cảng hải quân của Việt Nam. Ấn Độ cũng cung cấp phụ tùng cho các tàu chiến, tàu ngầm và tàu tên lửa của Việt Nam. Trong tháng 9 năm 2011, Ấn Độ đã đồng ý cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu về cách hoạt động tàu ngầm cho phía Việt Nam. Viết Nam đã đã đáp lại bằng cách cung cấp phương tiện cập bến thường trực tại cảng Nha Trang ở khu vực miền nam nước này. Về vị trí chiến lược, cảng này mở đường để Ấn Độ có thể hiện diện bền vững không chỉ ở vùng Biển Đông, mà còn cho phép Ấn Độ kiểm tra các tuyến đường biển quan trọng trong khu vực. Ấn Độ rất quan tâm đến vấn đề an ninh của các tuyến đường biển trong trong khu vực Biển Đông vì các lợi ích kinh tế và thương mại với các nước Đông Nam Á và Đông Á. Người ta tin rằng động thái này rất đáng chú ý vì đây được xem là một đặc quyền dành cho Ấn Độ.

Các phương tiện truyền thông cho biết rằng Ấn Độ có khả năng sẽ trang bị cho Việt Nam tên lửa BrahMos. Nhiều người tin rằng hàng không vũ trụ BrahMos, liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, đã thể hiện sự quan tâm trong việc bán tên lửa siêu âm nhanh này cho phía Việt Nam. Được biết, cuộc hội đàm chính thức đang trong quá trình bàn thảo. Động thái này nếu được thực hiện, giá trị vũ khí quân sự của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể. Một lần nữa, nếu thỏa thuận này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên mà một nước thứ ba nhận được tên lửa BrahMos.

Lợi ích của mối quan hệ

Ấn Độ và Việt Nam có những kinh nghiệm chung trong mối quan hệ của họ với Trung Quốc, điều này cho thấy hai nước hội tụ nhiều điểm tương đồng để củng cố các quan hệ quốc phòng lẫn nhau. Harsh Pant, giáo sư tại Đại học King, cho rằng lợi ích quan trọng nhất của Ấn Độ tại Việt Nam nằm trong lĩnh vực quốc phòng. New Delhi xem Việt Nam là đối trọng với Trung Quốc. Cả hai nước đều lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đối với Ấn Độ thì là sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Nam Á, trong khi Việt Nam được báo động bởi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh đó, sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc cũng là một mối quan tâm chung của nhiều nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc không thể là trục duy nhất để Ấn Độ tham gia hợp tác với Việt Nam. Vấn đề Biển Đông đã thu hút sự chú ý của các cường quốc lớn vì đây được xem là vị trí chiến lược và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Một khoảng trống quyền lực đang tồn tại khu vực Biển Đông. Giữ vững những phát triển này, Việt Nam có thể nỗ lực để tiến tới xa hơn nữa. Kinh tế Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng trong thời gian qua, khiến cho một số nhà phân tích tin tưởng vào tiềm năng của nước này như là một nước mạnh trong khu vực. Với lịch sử của chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chống lại các cường quốc, Việt Nam nhìn vào chính họ như là một nước quyền lực quan trọng trong khu vực. Việt Nam cũng muốn tìm kiếm sự mạnh quân sự để đối trọng lại sức mạnh kinh tế cho phù hợ. Ấn Độ dường như là một đối tác phù hợp nhất tại thời điểm này, vì học thuyết quân sự của cả hai nước năm ở tính chất phòng thủ. Với tham vọng hợp tác với Việt Nam, chính sách đối ngoại của Ấn Độ dường như dễ chủ động và thích nghi hơn.

Năm 2011 đã chứng kiến các chuyến thăm song phương và phát triển quan trọng đáng kể giữa hai nước. Các mối quan hệ chiến lược được đáp ứng đúng lúc trong thời gian gần đây. Việt Nam hy vọng Ấn Độ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Nam Á. Đối với Ấn Độ, hợp tác sâu sắc và thắt chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam sẽ tạo ra một đối tác kiên định trong khu vực Đông Nam Á và nhấn mạnh vai trò của họ thông qua chính sách Hướng Đông. Việt Nam được thúc đẩy bởi lợi ích an ninh trung hạn trong khi sự tham gia của Ấn Độ được có tầm nhìn lợi ích lâu dài hơn. Việc này buộc Ấn Độ phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trong tương lai.

Hợp tác bền vững và ý nghĩa với khu vực Đông Nam Á đòi hỏi sự liên kết rộng rãi và trong đó hợp tác về quốc phòng là một công cụ hiệu quả nhất. Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ có vẻ như đã đạt được mục tiêu chiến lược của New Delhi bằng cách tham gia rộng rãi hơn với Việt Nam – ‘một trụ cột trong chính sách Hướng Đông’ của nước này.

Đặng Khương CTV Phía Trước chuyển ngữ

© Bản tiếng Việt TCPT

Không có nhận xét nào: