Pages

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tàu TQ Vây Đảo, Dọa Đánh Phi Đưa Dàn Khoan Lớn Múc Dầu; 7 DB Đài Loan ra thăm Trường Sa, Bộ Ngoại Giao VN phản đối

MANILA - Truyền thông mô tả cuộc đối đầu giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc về lãnh hải tại biển đông như là cuộc đấu sức giữa David và người khổng lồ Goliath - cuộc tranh chấp này đã leo thang tới mức nguy hiểm, có thể bao gồm Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã lên tiếng báo động về tiềm năng bùng nổ chiến tranh.

Báo Anh-ngữ China Daily của nhà nước TQ hù dọa, "Bất kể thiện chí thảo luận của chúng ta, phiá Phi Luật Tân có ý định dồn chúng ta vào góc tường, nơi không có chọn lựa nào khác hơn là dùng vũ khí".

Cuộc tranh chấp hiện tại là về nhóm đảo đá ngầm Scaborough Shoal mà 2 bên cùng giành chủ quyền. Trong tháng qua, đối đầu căng thẳng diễn ra giữa tàu chiến của 2 nước, sau khi chiến hạm của Phi Luật Tân ngăn cản ngư phủ Trung Quốc vào vùng biển.


Tàu phi quân sự của 2 bên tiếp tục hiện diện để cưỡng chế sự tuyên bố chủ quyền của mình. Nhóm đảo san hô cách Phi Luật Tân 140 dặm, và cách lãnh thổ kiểm soát của Trung Quốc trên 500 dặm.

Hôm Thứ Tư, Bắc Kinh loan báo ngưng mọi chương trình du ngoạn Phi Luật Tân của công dân. Toà ĐS Trung Quốc cũng khuyến cáo công dân không ra đường tại Phi Luật Tân.

Theo nhà nghiên cứu Poomima Subramaniam của IHS Global Insight, cuộc đối đầu sẽ là không ngang sức - vẫn theo Subramaniam, Phi Luật Tân không nên trông đợi sự trợ giúp của Hoa Kỳ nếu tranh chấp biến thành chiến tranh. Trong quá khứ, Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực, như chiếm Hoàng Sa năm 1974. Vấn đề hiện nay là Bắc Kinh có thực muốn gây ra khủng hoảng quốc tế trong lúc cần phát triển kinh tế và binh lực.

Trong khi đó, thông tấn VietnamNet ghi nhận VN đã yêu cầu Đài Loan chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Bản tin ghi rằng tại cuộc họp báo chiều Thứ Năm 10/5/2012, trước câu hỏi của Thông tấn xã Việt Nam đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc một số quan chức Đài Loan đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định "Việt Nam phản đối việc này".

"Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông", ông Lương Thanh Nghị nói. "Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó".

Đặc biệt, báo nhà nước ghi về việc Trung Quốc tuyên bố đẩy mạnh khai thác dầu khí trên Biển Đông và đưa giàn khoan khổng lồ ra khu vực này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm Thứ Năm 10/5/2012 khẳng định "Việt Nam rất quan tâm tới thông tin này".

Bản tin viết, hôm Thứ Năm, giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông. CNOOC 981, giàn khoan bán chìm thế hệ sáu do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, đã bắt đầu hoạt động tại khu vực biển cách Hồng Kông khoảng 320 km về phía đông nam và có độ sâu khoảng 1.500m.

Trong khi đó, bản tin CNA của Đài Loan nói rằng, 7 dân biểu Đài Loan đã bay tới đảo Dongsha Islands (trong vùng Trường Sa) hôm Thứ Năm. Bản tin nói chuyến bay cuối tháng 4-2012 của nhiều quan chức Đài Loan đã bay tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và hiện do quân Đài Loan chiếm đóng.

Không có nhận xét nào: