Quanlambao – Tình trạng các Ngân hàng thương mại của nhà nước, 4 anh cả đỏ có thể gần như đã mất hết vốn: Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank vì tham nhũng, vì xoá nợ cho Vinashin, vì cho Vinaline vay không có khả năng trả nợ, vì cho các ngân hàng của những kẻ thâu tóm vay như Bản Việt, Eximbank, Techcombank, NH Bắc Á, NH Phương Nam, NH Kiên Long, NH Vietbank; Cho các công ty của những đại gia vay như Hoàng Anh Gia Lai, Vincom … mỗimột địa chỉ vay ít nhất từ 5.000 tỷ đến 30.000 tỷ, đến nay đều gần như KHÔNG trả được lãi và vốn…. Tại sao ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình không thanh tra kiểm tra? Chỉ cần 1 trong 4 ngân hàng này đổ bể thì hậu quả của nó gấp tư 5 đến 10 lần Vinashin do Tổng dư nợ của mỗi ngân hàng từ gần 300.000 tỷ đến 500.000 tỷ đồng. Đây là một điều bất thường không ai hiểu nổi cái đề án Tái cấu trúc mà thầy trò Nguyễn Tấn Dũng ra rả quảng bá buộc các đất nước “phải chịu đau để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô”… Sự thật: Nếu ‘XỜ GÁY’ vào 04 ngân hàng này thì toàn bộ cái ổ tham nhũng và kế hoạch thâu tóm kinh tế – tài chính của thầy trò Nguyễn Tán Dũng sẽ bị phơi bày trước ánh sáng. Đó chính là lý do mà cả hai thầy trò Nguyễn Tấn Dũng tảng lờ không đưa 04 anh cả đỏ này vào diện thanh tra…
Khi nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng tăng mạnh
Nợ xấu ngân hàng tính đến 30/6/2012 và khoản dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm của các ngân hàng – Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ các ngân hàng.
Tốc độ tăng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) ở nhiều ngân hàng đang tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay.
Ngày 12/7, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ.
Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ.
Khảo sát báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng niêm yết, gồm Vietcombank, VietinBank, ACB, MB, Eximbank và Navibank, cho thấy, tính đến 30/6, tổng dư nợ của 6 nhà băng đạt 753.725 tỷ đồng, tổng nợ xấu là 18.942 tỷ đồng, tương đương 2,51% tổng dư nợ.
Tính toán cho thấy, trong số 6 ngân hàng niêm yết nêu trên, Navibank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, với 3,86%, kế đến là Vietcombank (3,47%), VietinBank (2,45%), MB (1,82%), Eximbank (1,73%), ACB (1,53%).
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tính đến 30/6/2012 – Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng.
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này tương đối thấp, thậm chí rất thấp so với mặt bằng chung nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tất nhiên, như đã nói ở trên, số liệu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khác biệt hẳn so với số liệu ngân hàng báo cáo.
Điểm đáng chú ý liên quan đến nợ xấu ngân hàng là việc gia tăng nợ có khả năng mất vốn. Điển hình làtrường hợp của VietinBank. Tính đến 30/6, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ngân hàng này lên 2.254 tỷ đồng – tăng 147% so với mức 912,45 tỷ đồng hồi đầu năm nay.
Tương tự, với Vietcombank, nợ có khả năng mất vốn đến 30/6 là 3.897 tỷ đồng – tăng trên 71% so với mức 2.277 tỷ đồng hồi cuối năm ngoái. Đáng chú ý, nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của Vietcombank đã tăng mạnh lên 7.430 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 3,47%, bất chấp tăng trưởng tín dụng đã nới thêm 2,95% so với đầu năm nay.
Với ACB, nợ có khả năng mất vốn của nhà băng này đã lên 607 tỷ đồng, tăng 104,15% so với mức 297,33 tỷ đồng hồi cuối năm ngoái.
Đối với Navibank, nợ có khả năng mất vốn đến hết quý 2 lên 231 tỷ đồng, tăng gần 33% so với mức 174,4 tỷ đồng cuối năm ngoái.
Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng.
Cho dù con số tuyệt đối nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng không phải là quá lớn so với lợi nhuận họ tạo ra, nhưng tốc độ tăng nợ xấu nói chung và nợ có khả năng mất vốn nói riêng, đang tạo nên sự cảnh báo không thể lơ là.
Và chính vì nợ xấu tăng khiến nhiều ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, nên lợi nhuận của nhiều nhà băng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
VNEconomy
VNEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét