Điểm lại các cuộc cách mạng Nga sô 1991 và Ai Cập 2011, khởi phát cách mạng chủ yếu là giới trẻ, kết thúc cũng lại là giới trẻ trong quân đội. Ở Nga là các sĩ quan trẻ binh chủng Thiết giáp được lịnh phe đão chánh tấn công vào tòa nhà Quốc Hội chánh phủ, thì lại quay súng chống lại bọn cọng sản cứng rắn chủ mưu đão chánh lật đổ chánh quyền dân cử. Ở Ai Cập cũng vậy, các sĩ quan trẻ được lịnh đem xe tăng bao vây người biểu tình ở Quảng trường Tahrir. Sau vài ba ngày nhìn tận mắt thái độ cương quyết và khí thế sôi sục chống độc tài Mubarak của đồng bào, các sĩ quan trẻ quay lại, đứng vào hàng ngủ dân chúng chống lại độc tài. Vì vậy mà Hội đồng tướng lãnh Ai Cập phải hạ bệ độc tài Mubarak.
Nhìn lại Việt Nam, vấn đề tuổi trẻ có nhiều điều phải suy nghĩ.
TUỔI TRẺ KHỞI PHÁT CÁCH MẠNG
Chỉ tính từ ngày phát khởi cuộc biểu tình lịch sử 5 tháng 6 năm 2011 đến trước ngày nỗ ra sự kiện Nguyễn Phương Uyên, sự tham dự của giới trẻ vào các cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng xem ra khiêm tốn. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao tuổi trẻ Việt Nam ngày nay thiếu nhiệt huyết hơn tuổi trẻ Nga, Ai Cập?
Là tại cái thủ đoạn gian manh của “đảng cướp sạch vn” như thế nầy đây:
“Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước. Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.”
Trên đây là câu khoe khoang tàn ác của tên cán bộ an ninh cs thuyết giảng cho đám lâu la phụ trách kiều vận.
Nhưng mà bọn chúng dù có biết, phân tích, chỉ đạo ngăn ngừa, nhưng vẫn vô hiệu trước tinh thần quật khởi của tuổi trẻ Việt Nam ngạo nghễ:
“Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt. Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình. ”
Và tháng 10 vừa qua, con giao long nhỏ bé Phương Uyên mới cựa mình thức tỉnh, chưa kịp vươn vuốt thì bọn sói lang cs dã hoãng hốt, giở thói côn đồ, bắt cóc giam hãm, bịt miệng. Nhưng mà tiếng kêu thương thống thiết, tiếng dõng dạc tố cáo bạo quyền của giao long nhỏPhương Uyên đã lan truyền đi bốn phương, tám cỏi:
“Đất nước tôi không có chiến tranh
Mà nghe đau thắt ở trong lòng ….
Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng
Chúng cơ hội bóc lột dân lành”
Tia lửa nhỏ Phương Uyên rồi đây sẽ kích phát thùng thuốc súng sức mạnh dân tộc nỗ bùng, bất chấp mọi tiên liệu, cố sức ngăn ngừa của bọn an ninh “thanh gươm, lá chắn” :
“Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp. Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.”
Và rồi đây, hàng hàng, lớp lớp tia lửa kế tục Minh Hạnh, Thanh Nghiên, Phương Uyên… tạo thành giông bảo cách mạng, thiêu rụi chế độ độc tài toàn trị cọng sản dã man.
CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG DÂN TỘC
“Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.”
Câu nầy chủ quan, kênh kiệu và sai lầm chết người. Cái tên cán bộ giảng huấn khinh người nầy há chẳng biết chính cái đảng ăn cướp của nó xu mị, lừa bịp, lợi dụng lực lượng Công _ Nông đánh chiếm quyền bính để cho chúng trở thành trùm tư bản đỏ như ngày nay?!
Ngày nay, trong thời đại truyền thông điện tử, nông dân, công nhân không đơn thuần là cơ bắp. Huống chi các giới nầy đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm bị cọng sản lọc lừa nên tự thân đã biết tổ chức đấu tranh.
NÔNG DÂN
Chỉ tính từ ngày 24 tháng tư năm nay đến nay, phong trào nông dân Văn Giang tranh đấu chống cường quyền cướp đất phát triển thật ngoạn mục:
Trong cuộc càn quét cưởng chế ngày 24/4/2012, cường quyền Hà Nội dã huy động lực lượng hỗn hợp lên đến mấy ngàn tên, dùng cả roi điện, lựu đạn hơi cay, đàn áp dã man mấy trăm nông dân, già trẻ bé lớn chỉ thụ động cố giữ ruộng đất.
Ngày 9 tháng 10, nghĩa là chưa đầy 6 tháng sau, trước Ủy ban Dân vận Trung ương, Hà Nội, đoàn biểu tình nông dân Văn Giang trương biểu ngữ ghi: Nông dân phải – cấp tốc – có ruộng cày. Chỉ cái biểu ngữ ấy thôi, người nông dân Văn Giang đã đi thẳng vào TÂM ĐIỂM của công cuộc chiến đấu chống bạo quyền: Đòi lại Quyền Sở Hữu Ruộng Đất. Nói theo cách nói của học giả Gordon Chang, “Người dân Trung Quốc không thích làm cách mạng, nhưng hành động của họ lại mang TÍNH CHẤT cách mạng.” Câu nói nầy ứng dụng vào cuộc chiến đấu sinh tồn của người dân Văn Giang thật là xác đáng.
Ngày 6 tháng 11 vừa đây, dân oan khắp nơi và cả thương binh từ Hà Tỉnh kéo ra hiệp cùng đồng bào Văn Giang kéo đi biểu tình lũ lượt khắp nơi ở Thủ đô Hà Nội như đi trẫy hội.
Rồi đây, khi nông dân mất nhà, mất đất Miền Nam ào ạt kéo ra nhập cuộc, thì người dân Việt Nam hiền hòa, đâu có ai muốn làm cách mạng, chỉ là muốn đòi lại ruộngđất để sinh sống vậy thôi, nhưng như vậy là đòi thay đổi thể chế, bởi vì như vậy là bãi bỏ “chế độ sở hữu Toàn dân”quay về “ chế độ tư hữu cá thể”.
Và như vậy là làm cách mạng đúng như nguyên nghĩa: Thay đồi chế độ cũ bằng chế độ mới tốt đẹp hơn.
Cho nên mới nói, giai cấp nông dân là người đào mồ chôn chế độ độc tài toàn trị cọng sản là vì thế.
CÔNG NHÂN
Theo thống kê của ngụy quyền, hiện tại có 15 triệu công nhân, trong số đó có khoảng 1 triệu thất nghiêp.
Cũng theo thống kê tà quyền, trong năm 2011 dến tháng 8 năm nay, trên toàn quốc có non 90 ngàn doanh nghiệp đóng cửa hoặc phá sản.
Như vậy, lực lượng công nhân thất nghiệp ngày càng phình lên. Đến một lúc đám đông thất nghiệp không còn đường xoay trở thì… Giới nông dân tiếp nhận thêm một lực lượng đông đảo xung trận.
Cũng giống như nông dân, khởi đầu, các cuộc đình công chỉ nhằm mục đích đòi tăng lương và các quyền lợi phụ.Về sau, đã thấy xuất hiện các biểu ngữ đòi thành lập “ Nghiệp đoàn Độc lập,” nghĩa là thoát ra khỏi hệ thống công đoàn độc quyền của đảng. Như vậy là: Đòi Tự do Nghiệp đoàn, tức là thay đổi thể chế hay cách mạng thì cũng vậy.
TIỂU THƯƠNG
Sự kiện giới tiểu thương Dương Nội, Cầu Giấy tham dự vào các cuộc biểu tình đòi ruộng đất của nông dân Văn Giang ít được lưu ý. Mục đích của giới nầy là chống lại cường quyền cướp chợ bán lại cho tư bản đỏ lập thương xá. Như vậy cũng là về việc giữ đất đai. Nói cách khác là: “Tiểu thương phải có chợ”làm nơi buôn bán, làm ăn sinh sống, hay là “Đòi quyền sống” thì cũng vậy. Và đó là hành động mang tính chất cách mạng.
Lực lượng tiểu thương tuy nhỏ nhoi, hậu quả của hành động bãi thị sẽ mang lại ảnh hưởng tâm lý và tác động vào đời sống hàng ngày của thị dân mới thật là chấn động.
Đó cũng là một mủi dùi xung phá chí tử cho bạo quyền cọng sản.
CÁCH MẠNG BÙNG NỖ
Đối với bất cứ nhà cầm quyền lương thiện nào, ĐÌNH CÔNG– BÃI THỊ – BÃI KHÓA là 3 mối lo gan ruột.
Một khi các biến cố ấy đồng loạt xãy ra, ở các nước dân chủ, chánh phủ tức thì sụp đổ, bởi vì đó là người dân nổi lên làm cách mạng đòi thay đổi thể chế.
Ở xứ xã nghĩa ta thì khác, dù có biểu tình, đình công, bãi thị thì dân lo sao thì lo, “thanh gươm và lá chắn”tính sao thì tính, còn cái gọi là “chú phỉnh” bình chân như vại. Bằng cớ là trong cái “Hội đại” trung ương số 6, 200 trùm đảng đấm ngực xưng tội, tất cả chúng ta cả và cá tra, lòng tong, cá chốt đều có lỗi ăn bẩn, nhưng chỉ cần xin lỗi đảng trước, dân sau rồi huề và…đảng và chú phỉnh ta tiếp tục cai trị nữa, ai nói gì mặc ai.
Trước tình thế ấy, cho dù cách mạng có xãy ra long trời lở đất, bọn trùm đảng chỉ biết sai bọn nha trảo “thanh gươm và lá chắn” ngăn chặn, cầm cự còn bọn trùm thì cứ đánh võ “Lỳ” theo như lời khuyến cáo của cố Tổng thống Thiệu “Làm chánh trị phải biết lỳ!”
Như vậy làm thế nào kết thúc cuộc cách mạng? Ai là ngườiđứng ra dứt điểm cuối cùng?
GIỚI TRẺ QUÂN ĐỘI– CÔNG AN
NGƯỜI KẾT THÚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM
GIỚI TRẺ QUÂNĐỘI
NGƯỜI TỐNG TÁNG ĐẢNG CSVN
Làm sao dám xác quyết như vậy?
Mùa hè năm ngoái, khi xãy ra các cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng, cùng lúc tin tức sôi động về các vụ cưởng chế cào nhà, cướp ruộng đất, xuất hiện trên Dân Làm Báo lá thơ của người lính canh giữ đảo Trường Sa.
Lá thơ viết, kể lể tâm tình của người lính chiến bảo vệ biển đảo, biên cương Tổ quốc, về thân phận ngang trái mà người lính trẻ phải cắn răng gánh chịu:Đối với trách nhiệm bảo vệ Đất nước, tàu chiến kẻ xâm lăng diệu võ, dương oai, xâm phạm lãnh hải trước mắt mà phải bất động trơ mắt nhìn! Đó là nỗi khổ tâm về việc nước. Về tình riêng, nỗi nhà, băn khoăn ray rức, không biết mai nầy, cha mẹ già ở làng quê có lâm cảnh bị cưởng chế mất nhà, mất ruộng cày hay không?!
Tuy xưng danh là lính, nội dung lá thơ đỉnh đạc, tỏ rõ tác giả là một sĩ quan trung cấp.
Mai nầy, nếu xãy ra cuộc nổi dậy của đông đảo đồng bào ruột thịt, thử hỏi, người sĩ quan quân đội ấy có nở đang tâm ra lịnh bắn giết hay không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Trái lại, sau bao nhiêu uấtức dồn nén, nay lại thêm nỗi xót dạ vì đồng bào bị đàn áp thảm thương, người lính trẻ ấy cũng sẽ phảnứng giống như các bạn trẻ Nga sô, Ai Cập: Quay súng lại bắn vào bọn độc tài, áp bức, cứu dân, cứu nước.
GIỚI TRẺCÔNG AN
NGƯỜI KHẢ DĨ SÁT DIỆT TRÙM LANG SÓI BAĐÌNH
Cũng trong mùa hè năm ngoái, khi xãy ra “sự cố” tồi tệ, đại úy Minh, lực lượng “chỉ biết còn đảng, còn mình,” đạp vào mặt người biểu tình yêu nước, “đồng chí” Nguyễn Chí Đức, một sĩ quan An ninh gởi lại Dân Làm Báo hai lá thơ “đối thoại.”
Lá thứ nhất phàn nàn về việc người biểu tình gây náo loạn, làm mất trật tự, tổn hại vẽ đẹp Thủ đô “hòa bình” Hà Nội ta, giống như lời than phiền của trùm Phạm Quang Nghị hồi gần đây!
Lá thơ thứ hai nghiêm trọng hơn, đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của hiện tình Đất nước rằng: Các bạn đang tranh đấu nhằm giải thể “đảng,” tôi đang phấn đấu“hoàn chỉnh đảng” để tiếp tục lãnh đạo. Trường hợp các bạn thắng, tôi sẳn sàng chấp nhận “đi tập trung giáo dục cải tạo”, có sao đâu! Điều khó nghĩlà khi giáp mặt nhau trên trường tranh đấu, làm sao giữ được “cảm tình” của nhau đây?!
Lời lẽ giữa người trẻ với nhau chí thiết như vậy thì thử hỏi, một khi người công an trẻ ấy, sau cái “hội đại” gọi là “chỉnh đốn đảng” tồi tệ, chỉnh còn chưa xong làm sao hoàn thiện đảng cho được, thì người sĩ quan trẻ ấy thất vọng biết bao!
Trươc tình thế ấy, nếu mai nầy toàn dân nổi dậy, người sĩ quan ấy làm sao nhắm mắt tiếp tục làm “thanh gươm, lá chắn”, bảo vệ bọn trùm phản nước hại dân cho được?!
Khi một người trẻ hoài bảo về một lý tưởng cao đẹp, phát giác ra mình bị lừa gạt, mang tiếng xấu a tòng với bọn mãi quốc cầu vinh, niềm phẫn nộ kích phát hành động cực đoan là không lường được. Cho nên mới nói giới trẻ công an khả dĩ là tay sát thủ diệt trừ bọn trùm tham tàn cọng sản.
Tôi đọc đâu đó lời thầy Mạnh Tử, đại ý: Niềm trắc ẩn là khởi đoan của lòng nhân ái. Các lá thơ của hai người trẻ bộ đội, công an tiêu biểu cho niềm trắc ẩn, là đầu mối dẫn khởi tình thương, tấm lòng thương dân, mến nước của giới trẻ Việt Nam.
Mai nầy giông bảo cách mạng nổi lên, chính giới trẻ Việt Nam chớ không phải ai khác, sẽ đứng lên làm lịch sử cứu dân, cứu nước. Nói theo cách nói của tay cán bộ tuyên huấn kể trên: Giới trẻ Việt Nam ngày nay chỉ còn le lói chút “tinh thần dân tộc” tiềm tàng trong huyết quản. Nhưng đó là con giao long đang nằm yên.
Mai nầy con giao long ấy, trước vận nước ngã nghiêng, trước thái độ nhu nhược, ươn hèn của bè đảng csvn trước giặc Tàu xâm lược, giựt mình tỉnh thức, sẽ vùng dậy vươn vuốt sắc, vì dân khử bạo:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”
Nguyễn Nhơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét