Pages

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Bệnh chống xã hội của Trung Quốc



Sự kém quan tâm dành cho một vấn đề địa chính trị quan trọng là một dấu chỉ của những đầu óc ngây thơ.
Tạp chí Foreign Policy Journal, số ra ngày 26.11 có bài Tranh cãi về bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc: sự không khoan nhượng về những tham vọng bành trướng.
Bài báo mở đầu: Chìm trong một góc của một tờ nhật báo của New Zealand, vừa đủ gây chú ý, là một bài báo mang tựa đề: Những tấm hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc gây phẩn nộ. Sự kém quan tâm dành cho một vấn đề địa chính trị quan trọng là một dấu chỉ của những đầu óc ngây thơ, nếu không nói thẳng ra là ngốc nghếch của đám nhà báo, chính trị gia, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp New Zealand vốn không thể thấy xa hơn những nụ cười, những cái bắt tay và thương mại Trung Quốc.

Các giới nói trên đều chỉ giản lược hoá mọi chuyện ở châu Á vào thương mại. Ngoài New Zeanland, tác giả bài báo còn gộp luôn cả Úc và Mỹ vào các giới đó.
Tờ nhật báo của New Zealand – Dominion Post – cho biết Trung Quốc đã in sáu triệu hộ chiếu để lặng lẽ đưa ra vào tháng tư. Việc này, theo bản tin dài hơn của tờ London Telegraph, đã “bị chú ý bởi những quan chức Việt Nam rất săm soi trong tiến trình cấp lại visa sáu tháng cho doanh nhân Trung Quốc”.
Tác giả bài báo nêu trên, K. R. Bolton là thành viên của Viện hàn lâm Nghiên cứu chính trị và xã hội New Zealand, dẫn lại hai sự kiện do Shubhajit Roy nêu về bang giao Ấn – Trung sau khi phần đất Sikkim nằm trong cái bản đồ trên tấm hộ chiếu mới: “Những tiến triển này diễn ra khi một phái đoàn cao cấp ngoại giao Trung Quốc, lần đầu tiên đến thăm Sikkim và bàn đến việc mở lãnh sự quán, được xem như là sự tái khẳng định về quan điểm chấp nhận bang này là một phần của Ấn Độ”. Thủ tướng Manmohan Singh gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia, bàn về việc giải quyết đường biên giới đang tranh chấp.
Cho rằng cái bản đồ trên tấm hộ chiếu mới là một khiêu khích lặp lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, và lưu ý thế giới rằng ngoại giao của Trung Quốc không nên được xem là một dấu hiệu lui binh.
Và tính hai mặt là đặc trưng của Trung Quốc. “Tôi đoan chắc rằng đó là bệnh “chống xã hội (sociopathic),” ông viết.
PV

Không có nhận xét nào: