Pages

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Suy nghĩ về bản chất dân chủ của bầu cử


Icon_Symbol_Votes_Lineup-for-Democracy
Lê Quang Việt
 Điểm 3 Điều 21 Tuyên ngôn thế giới nhân quyền màĐại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948 đã nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực của nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bìnhđẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.
 Nhân dân là chủ thểcủa quyền lực nhà nước. Quyền lực của nhân dân là tối thượng. Bản thân nhà nước không “tự nhiên” có quyền mà do nhân dân ủy quyền; quyền lực của người cầm quyền có thể bị tước bỏ, quyền lực của nhân dân thì không ai có thể tước bỏ nó đi được. Điều đáng nói ở đây là, mặc dù hành vi bầu cử rất đơn giản, nhưng vai trò, ý nghĩa của bầu cử lại rất to lớn, là hoạt động cụ thể và thiết thực nhất của quyền lực nhân dân.

 Dân chủ xét dưới góc độ tổ chức bộ máy nhà nước có nghĩa là nhân dân chính là chủ thể của quá trình tổ chức. Trong thế giới hiện đại, chính quyền thành lập không qua bầu cử- như bằng đảo chính quân sự – dù nhằm mục đích gì (kể cả được coi là chínhđáng, như chính quyền cũ quá thối nát), thường không được các quốc gia, các tổchức quốc tế công nhận, hoặc nếu có thì sự thừa nhận cũng hết sức dè dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu cử theo những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về nguyên tắc, chính quyền đóđược coi là hợp pháp và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Ý chí nhân dân là vấnđề quan trọng nhất của bầu cử bởi vì chỉ khi bầu cử mang ý chí nhân dân thì ý nghĩa dân chủ đích thưc của nó mới đạt được. Như vậy, chỉ bằng ý chí nhân dân thể hiện trong bầu cử, chính quyền mới được hợp pháp hóa.
 Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình. Trong nhà nước dân chủ, bầu cử được tiến hànhđể xác định quyền cho những người đại diện nắm giữ những cương vị chính trị.Một vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp là việc nhân dân lựa chọn đại diện của mình để giữ những chức vụ đại biểu ở trung ương và địa phương. Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấnđề cốt lõi của mọi cuộc bầu cử.
 Như vậy, ý chí của nhân dân chính là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân chọn lựa cho mình người đại diện và ủy thác quyền lực cho họ. Nói cách khác, cơ quan đại diện nhận quyền lực từ nhân dân và thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực (chủ quyền nhân dân) trong bộ máy nhà nước. Chính vì lẽ đó, chính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử hợp pháp được cộngđồng quốc tế công nhận.
 Vậy những yếu tố nào cần có để cuộc bầu cử mang đúng bản chất dân chủ thiết thực?
 Có thể cho rằng, đã nói đến bầu cử như là cách thức thành lập các chức danh nhà nước quan trọng theo ý chí của các thành viên của cộng đồng xã hội thì bầu cử chỉ có ý nghĩa nếu như nó được tiến hành tự do, công bằng, công khai, mở rộng, khách quan và chính xác. Những thuộc tính phải có của bầu cử nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và là cơ sở của nhau, đôi khi giao nhau vì có chung những biểu hiện và suy cho cùng, cũng là để cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ: kết quả của bầu cử là sự thể hiện ý chí chung của nhân dân, không phải ý chí nhà nước hay bất kỳ tổ chức nào đang tồn tại, kể cả các tổchức có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị.
 Các yêu cầu cơ bản bảo đảm ý chí nhân dân trong bầu cử đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thập niên và đã được đúc rút, tổng kết. Đó là việc phải duy trì các nguyên tắc bầu cử một cách thực chất bao gồm: phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Điều 25 Công quốc tế về quyền dân sự- chính trị 1966 khẳng định lại một lần nữa quan điểm công dân có quyền và cơhội để “bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏý nguyện của mình”.
 Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền văn minh tiến bộ và do đó cũng có tính phổ biến nhất trong thời đại ngày nay. Sựxuất hiện của một chính quyền mới hay nói cụ thể hơn là những người đại diện mới do dân thành lập theo định kỳ, qua một cuộc bầu cử công khai, rộng rãi và khách quan được coi là việc trao quyền hợp pháp, được đón nhận một cách tựnhiên trong hoạt động chính trị và trong quan hệ quốc tế. khi nào các quyền con người được tôn trọng và có cơ chế bảo vệ và thực thi trong một xã hội dân sự phát triển và một nền pháp quyền vững mạnh thi bầu cử nhất định sẽ đúng bản chất dân chủ.
 Nhận thấy rằng, khi tương quan lực lượng chính trị xã hội chỉ được đánh giá đúng, khách quan nếu bầu cử công khai, không gian lận. Đã gian lận trong bầu cử thì không thể nói đến ý chí nhân dân. Ở các quốc gia phát triển và trong thể chế chính trị đa nguyên đa đảng, nếu như ý chí của nhân dânđược phản ánh trung thực, kết quả bầu cử là thước đo của sự phát triển và giá trị của các xu hướng chính trị, phục vụ nhu cầu thông tin chính trị của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội.
 Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền văn minh tiến bộ và do đó cũng có tính phổ biến nhất trong thời đại ngày nay. Sựxuất hiện của một chính quyền mới hay nói cụ thể hơn là những người đại diện mới do dân thành lập theo định kỳ, qua một cuộc bầu cử công khai, rộng rãi và khách quan được coi là việc trao quyền hợp pháp, được đón nhận một cách tựnhiên trong hoạt động chính trị và trong quan hệ quốc tế.
 Hà Nội, Ngày 29 tháng 12 năm 2012
Lê Quang Việt

Không có nhận xét nào: