Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải giữa TQ và Nhật Bản không có dấu hiệu lắng dịu, Mỹ đã tiến hành điều động F-22 Raptor tới Nhật…
Hành động này của không quân Mỹ ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, bất chấp những lời phản đối không quân Mỹ vẫn tiến hành triển khai F-22 từ căn cứ Không quân Langley-Eustis, bang Virginia đến Kadena để đảm bảo an ninh ở khu vực Thái Bình Dương.
Được xem là loại tàng hình cơ chủ lực trong quân đội Mỹ, F-22 còn được biết đến với mật danh “chim ăn thịt“ với sức mạnh về động cơ cũng như được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.
Theo phân tích của giới truyền thông Nhật Bản thì việc Mỹ triển khai F-22 tới quốc gia này sẽ giúp tình hình khu vực trở nên yên ổn hơn. Báo chí Nhật cũng so sánh tương quan chiến đấu của F-22 so với các loại máy bay hiện đại hàng đầu khác trên thế giới. Theo đó, một chiếc F-22 của Mỹ dư sức chống lại 10 chiếc Su-35 hiện đại của Nga, chứ đừng nói tới những loại chiến cơ Bắc Kinh đang sở hữu.
Vật liệu chế tạo F-22 gồm: 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu. Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.
Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác. Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công ( by CouponDropDown” style=”TEXT-DECORATION:underline;” target=”_blank” href=”http://www.tredeponline.com/post/archives/34042#”HUD
) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.
F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn tên lửa, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều. Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ.
F-22 được trang bị hai động cơ Pratt amp; Whitney F-119-100. F-119 là loại động cơ tua bin khí cực mạnh, có thể tạo ra lực đẩy lên tới 156 kN.
Theo nhiều nguồn tin hiện Mỹ có khoảng 12 chiếc F-22 tại Nhật và số lượng này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa với việc riêng phi đội F-22 của Mỹ có thể đối phó với khoảng trên 100 máy bay hiện đại của TQ đang sở hữu, một con số hết sức đáng nể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét