Chiến hạm Ramon Alcaraz là một chiến hạm của của lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, có từ thời Thế chiến Thứ hai và được tân trang lại. Chiếc tàu này sẽ bổ sung cho chiến hạm thứ nhất mang tên BRP Gregorio del Pilar, cũng là một chiếc tàu cũ của lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, mà Philippines vào tháng 08/2011.
Chính phủ Manila đã hoan nghênh việc tiếp nhận chiến hạm này như là một bước mới nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân Philippines trước việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng biển Tây Philippines ( Biển Đông ) như tố cáo của Ngoại trưởng Albert del Rosario tại một hội nghị về an ninh hàng hải ở Bruxelles vào tháng trước.
Tại hội nghị nói trên, Ngoại trưởng Philippines đã lên án Trung Quốc gây nên căng thẳng khu vực trên biển, có lẽ ám chỉ đến việc các tàu của Trung Quốc xâm nhập các đảo nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Kể từ tháng Năm vừa qua, các tàu đánh cá của Trung Quốc, với sự hộ tống của các tàu chiến, ra vào vùng biển của Philippines như thể đó là vùng biển của họ. Nhưng với một lực lượng Hải quân thuộc loại yếu nhất châu Á, Manila cho tới nay vẫn bất lực không thể ngăn chận các vụ xâm nhập nói trên, cho nên Phhilippines đang gấp rút hiện đại hóa lực lượng này.
Nhưng hai chiến hạm vừa mua của Mỹ dĩ nhiên chẳng thấm vào đâu trước anh khổng lồ Trung Quốc, cho nên ngoài Hoa Kỳ, Manila cũng đang tìm mua chiến hạm từ các cường quốc hải quân khác như Pháp.
Ngày 03/08 vừa qua, Philippines đã loan báo đặt mua chiến hạm Pháp mang tên « La Tapageuse » 26 năm tuổi, với giá 6 triệu euro, sẽ được giao vào tháng tư năm tới. Đây có thể là chiến hạm đầu tiên trong số nhiều chiến khác của Pháp sẽ được lực lượng tuần duyên Philippines đặt mua.
Lực lượng tuần duyên Philippines cũng dự định sẽ mua 10 tàu tuần tiễu đa năng, trong khuôn khổ một chương trình viện trợ của Nhật Bản.
Cũng theo chiều hướng tăng cường khả năng phòng thủ, Bộ Quốc phòng Philippines đang có dự án chuyển các căn cứ hải không quân đến Vịnh Subic, vì đây là một cảng nước sâu và đã có sẵn phi đạo và các cơ sở phục vụ sân bay.
Bên cạnh những chiếc tàu đã và sẽ mua, Hải quân Philippines còn được sự yểm trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Theo lời Ngoại trưởng Albert del Rosario, tuyên bố với báo chí ngày 31/07/2013 tại Manila, các máy bay do thám của Mỹ cung cấp những thông tin rất quý giá về những hoạt động quân sự của Trung Quốc chung quanh những vùng mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với Philippines.
Tuy tuyên bố là không ủng hộ bên nào trong các tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ với tư cách là đồng minh của Philippines và trong khuôn khổ hiệp ước tương trợ quân sự song phương hoàn toàn có thể trợ giúp cho Manila.
Chính phủ Manila đã hoan nghênh việc tiếp nhận chiến hạm này như là một bước mới nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân Philippines trước việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng biển Tây Philippines ( Biển Đông ) như tố cáo của Ngoại trưởng Albert del Rosario tại một hội nghị về an ninh hàng hải ở Bruxelles vào tháng trước.
Tại hội nghị nói trên, Ngoại trưởng Philippines đã lên án Trung Quốc gây nên căng thẳng khu vực trên biển, có lẽ ám chỉ đến việc các tàu của Trung Quốc xâm nhập các đảo nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Kể từ tháng Năm vừa qua, các tàu đánh cá của Trung Quốc, với sự hộ tống của các tàu chiến, ra vào vùng biển của Philippines như thể đó là vùng biển của họ. Nhưng với một lực lượng Hải quân thuộc loại yếu nhất châu Á, Manila cho tới nay vẫn bất lực không thể ngăn chận các vụ xâm nhập nói trên, cho nên Phhilippines đang gấp rút hiện đại hóa lực lượng này.
Nhưng hai chiến hạm vừa mua của Mỹ dĩ nhiên chẳng thấm vào đâu trước anh khổng lồ Trung Quốc, cho nên ngoài Hoa Kỳ, Manila cũng đang tìm mua chiến hạm từ các cường quốc hải quân khác như Pháp.
Ngày 03/08 vừa qua, Philippines đã loan báo đặt mua chiến hạm Pháp mang tên « La Tapageuse » 26 năm tuổi, với giá 6 triệu euro, sẽ được giao vào tháng tư năm tới. Đây có thể là chiến hạm đầu tiên trong số nhiều chiến khác của Pháp sẽ được lực lượng tuần duyên Philippines đặt mua.
Lực lượng tuần duyên Philippines cũng dự định sẽ mua 10 tàu tuần tiễu đa năng, trong khuôn khổ một chương trình viện trợ của Nhật Bản.
Cũng theo chiều hướng tăng cường khả năng phòng thủ, Bộ Quốc phòng Philippines đang có dự án chuyển các căn cứ hải không quân đến Vịnh Subic, vì đây là một cảng nước sâu và đã có sẵn phi đạo và các cơ sở phục vụ sân bay.
Bên cạnh những chiếc tàu đã và sẽ mua, Hải quân Philippines còn được sự yểm trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Theo lời Ngoại trưởng Albert del Rosario, tuyên bố với báo chí ngày 31/07/2013 tại Manila, các máy bay do thám của Mỹ cung cấp những thông tin rất quý giá về những hoạt động quân sự của Trung Quốc chung quanh những vùng mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với Philippines.
Tuy tuyên bố là không ủng hộ bên nào trong các tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ với tư cách là đồng minh của Philippines và trong khuôn khổ hiệp ước tương trợ quân sự song phương hoàn toàn có thể trợ giúp cho Manila.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét