Pages

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Y đức suy đồi hay dã thú lên ngôi?


Việt Hải (Tuoitreyeunuoc) – Hơn bao giờ hết vấn đề y đức của người thầy thuốc nói chung và người bác sĩ đối với bệnh nhân nói riêng nói không bao giờ thừa, cũng chẳng bao giờ hết và hiện tại nó trở nên nóng bỏng suốt mấy ngày qua. Trong khi người dân còn chưa hết bàng hoàng vụ việc 3 đứa trẻ bị tử vong do tiêm vaccine viêm gan B tại bệnh viện Quảng Trị và sự lên tiếng một cách “bình thường hóa” của người đứng đầu ngành y tế là bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến “Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật” đã khiến không ít người dồn dập đặt câu hỏi y đức người theo nghề y và lương tâm bà Tiến mấu chốt sai ở lương tâm thì xử như thế nào? 
Dĩ nhiên sau phát ngôn này và hành động như vô tâm của bà Tiến đã bị cộng đồng lên tiếng yêu cầu bà từ chức dù biết lãnh vực từ chức luôn là vấn đề nan giải của các cán bộ công chức của đảng và Nhà nước ta từ xưa đến nay. Một vụ việc hết sức đau lòng mà người dân không bao giờ muốn tái diễn nhưng không ngờ nó lại mở ra chuỗi vụ việc đau buồn, khủng khiếp khác cũng liên quan đến ngành y và y đức người bác sĩ với câu hỏi phản ảnh to tướng thông qua hậu quả gây ra ở bệnh nhân.
- Anh Nguyễn Văn Thụy (Hưng Yên) bị điện giật, nhiều lần gia đình đưa đi cấp cứu nhưng bị các bác sĩ ở bệnh viện B từ chối chữa trị, khuyên đưa về nhà chờ chết. Vợ anh Thụy là chị Nên đã rớt không ít nước mắt đau khổ cầu xin bác sĩ ở Bệnh viện B cứu lấy chồng mình nhưng đón nhận sự vô tình và tràn mắng mỏ từ bác sĩ để rồi chị Nên phải tự thân làm mọi cách để cứu chồng. Đến nay anh Thụy dần khỏe lại và nói “sao bác sĩ lại muốn em chết?”.
- Rồi một nhóm bác sĩ, kỹ thuật viên tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh đã làm những việc vô lương tâm vô nhân đạo khi đã làm giàu trên sức khỏe, sinh mạng của bệnh nhân thông qua việc dùng thủ thuật cắt phim, ghép phim, đổi phim, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để trục lợi hàng tỉ đồng
- Và hiện tại là chuyện động trời của bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) khoảng 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học tại bệnh viện này được dùng chung cho khoảng 2.000 bệnh nhân. Trong số này, có rất nhiều nhóm có chung chỉ số sinh hóa, ngày giờ xét nghiệm, ngày, giờ in phiếu kết quả xét nghiệm. Theo đơn thư tố cáo của chị Hoàng Thị Nguyệt (cán bộ của khoa xét nghiệm bệnh viện này), ông Nguyễn Trí Liêm giám đốc bệnh viện, đã để các nhân viên không có kinh nghiệm, chuyên môn đứng ra làm xét nghiệm và chính ông chủ lệnh nhân viên cấp dưới làm theo lệnh ông. Các nhân viên này có lấy máu của bệnh nhân nhưng không tiến hành xét nghiệm mà vứt bỏ và tự ý in ra nhiều kết quả từ kết quả của một mẫu xét nghiệm khác rồi gắn trả lại cho nhiều người bệnh khiến bệnh nhân bị lừa dối lên đến hàng nghìn người nhằm rút ruột bảo hiểm y tế. Theo ông Sơn đại diện bên bảo hiểm nhận định; từ một kết quả xét nghiệm, sau nhân bản kết quả bệnh viện sẽ thu được lượng tiền xét nghiệm gấp nhiều lần mà không phải tốn kém hóa chất, sinh phẩm, giảm thời gian chạy máy và cả chi phí nhân cộng.
Rõ ràng những việc làm trên nhóm bác sĩ, kỹ thuật viên tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh và tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) là phi nhân tính, phản khoa học và bất lương tâm về đạo đức nghề y. Hậu quả gây ra có thể giết chết hàng ngàn người thật kinh khủng.
Bấy lâu nay đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Toàn Đảng, toàn dân, toàn bộ, toàn ngành đều phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đối với ngành y tế, lúc sống ông Hồ Chí Minh có nói rằng“Người bệnh phó thác tính mạng của họ cho các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
Hay luật bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được Quốc hội Nhà nước cộng sản Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/6/1989 khẳng định; “sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.” Điều 25 văn bản luật này ghi trách nhiệm của thầy thuốc như sau:
1- Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh.
2- Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa người bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật y tế; chỉ sử dụng những phương pháp, phương tiện, dược phẩm được Bộ y tế cho phép.
3- Nghiêm cấm hành vi vô trách nhiệm trong cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bệnh.
Tư tưởng chỉ đạo và pháp luật chỉ dẫn đối với ngành y đang nói ở đây chỉ là cái tối thiểu và đạo đức mới là cái chuẩn trọng tối thượng. Thời gian qua, người Việt Nam trong nước nhìn lại hoàn toàn thừa nhận có thấy những mặt tiến bộ tích cực của ngành y và đã có những tấm gương y bác sĩ thực hiện y đức của người thầy thuốc, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, được nhân hết lòng thương yêu, kính trọng như: giáo sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ… Nhưng nhìn tới thì thấy ngành y là tấm gương sống giết người hàng loạt và giẫm đạp trên nổi đau của người bệnh để hưởng thụ hay thỏa mãn nhu cầu vật chất cá nhân của những kẻ đội lốt người nhưng sống kiếp thú, khoác trên mình chiếc áo nghề y tỏ hướng thiện nhưng không cứu người như những tấm gương trên thì người dân Việt Nam có quyền đặt câu hỏi mà tùy trường hợp có câu trả lời; y đức nghề y suy đồi hay sự dã thú lên ngôi?
Gửi Danlambao

Không có nhận xét nào: