“Ngân hàng có những khiếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân…”.
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm – Nguyên thống đốc NHNN chia sẻ với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 31/10 về vấn đề chủ trương tái cơ cấu hiện nay.
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp sáng 31/10. Ảnh ND |
Ông Kiêm nói: trong thời gian qua, các tập đoàn nhà nước đã phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý tài chính, cũng như hiệu quả kinh tế có những cái không đáp ứng yêu cầu. Thậm chí có những đơn vị còn làm tổn hại cho nền kinh tế, ví dụ như trường hợp Vinalines, Vinashin.
Những tập đoàn này trước đây chúng ta tái cơ cấu theo nguyên tắc gộp lại thôi. Giờ phải tách ra rõ ràng, vì khâu thí điểm trước đây ta chưa làm chặt chẽ.
Bên cạnh đó tính liên kết ở đây không cao, khả năng phát triển theo quy luật kinh tế không nhiều.
Bối cảnh đó, bây giờ chúng ta phải sắp xếp lại các tập đoàn. Làm thế nào cho nó phát triển đúng quy luật kinh tế, phát huy được tiềm năng, có sự liên kết với nhau và có thể khắc phục được những tồn tại, khiếm khuyết do chúng ta quản lý yếu kém và làm chưa đúng.
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, mà NHTM là trọng tâm, thời gian qua đã phát triển quá nhanh. Điều kiện đảm bảo cho quản lý về vốn chưa chặt chẽ nên xảy ra một số NH kém hiệu quả, hoặc đe dọa an ninh kinh tế, hoặc gây khó khăn cho thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy chúng ta phải sắp xếp lại.
Các ngân hàng (NH) đang bị thiếu hiệu quả, mất thanh khoản và có thể dẫn đến đổ vỡ. Vì thế chúng ta cần tập trung ưu tiên sắp xếp lại NH yếu kém, sau đó cần phải sắp xếp cả hệ thống NH.
- Lâu nay DNNN đã bị gắn với các đánh giá hoạt động thiếu hiệu quả, tiếp cận nguồn tài nguyên rất lớn, tiêu tiền "khủng". Vậy theo ông việc sắp xếp phải thế nào để khắc phục những “bệnh” này?
Cái lớn nhất là chúng ta phải tạo nên một thể chế, quy luật bình đẳng. DN nhà nước cũng như DN bình thường vẫn phải đảm bảo sức cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả.
Như vậy bây giờ cần phải cắt những khoản ưu tiên, ưu đãi không hợp lý đang tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Bên cạnh đó cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong hệ thống DN này, và thước đo của nó chính là hiệu quả kinh tế, sự đóng góp cũng như hiệu quả của đồng vốn, chi phí, sức cạnh tranh.
Trong chủ trương tái cấu trúc lần này có yếu tố nào đảm bảo được những yếu tố đó chưa?
Trong tất cả các hệ thống chính sách điều hành đều phải gắn được với những nội dung ấy.
Theo ông nguồn vốn hiện nay đã phân bổ hợp lý chưa? Nếu chưa chúng ta sẽ phải làm thế nào để giải được bài toán đó?
Phân bổ nguồn vốn hiện nay chưa hợp lý. Có những chỗ chưa hiệu quả lại chưa đưa vốn đến được, ngược lại có chỗ chưa hiệu quả thì ta lại đưa vốn vào, dẫn đến vốn lãng phí.
- Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh nói rằng, vấn đề thiết yếu của Việt Nam hiện nay là phải thực hiện cải cách thể chế về kinh tế, nếu không thì sẽ bị tụt hậu so với Lào và Campuchia. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Đúng như vậy. Vì động lực và niềm tin của nền kinh tế chúng ta còn đang yếu.
Như vậy chúng ta phải cải cách, đổi mới nền kinh tế mạnh mẽ và triệt để hơn, tạo nên động lực, niềm tin, làm thay đổi mạnh mẽ quyết liệt hơn như thời kỳ chúng ta thực hiện đổi mới và hội nhập.
Nếu chúng ta cứ thực hiện kiểu bao cấp, mệnh lệnh, xin cho thì chắc chắn tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của ta vẫn bị thụt lùi.
- Trong khi nguôn vốn còn có hạn nhưng lại xuất hiện quá nhiều ngân hàng. Tại sao lại có nghịch lý như vậy, và việc giải quyết sẽ thế nào, thưa ông?
Cái này báo cáo của Chính phủ đã nói rồi, là thời gian qua NH phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, chất lượng một số NH chưa đảm bảo làm méo mó thị trường tài chính tiền tệ, tạo ra sự ganh đua không hợp lý, như mặt bằng lãi suất, gây rủi ro cho các NH yếu kém, và gây rủi ro cho nền kinh kế, cho DN cũng như cho cả hệ thống NH.
NH có những khuyếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân, không an toàn, làm cho nguồn vốn không vào đúng chỗ, tạo nên lợi ích cục bộ… Những cái này làm cho bản thân NH rất gay go.
Với NH cần phải thực hiện sở hữu chéo. Nếu không vì lợi ích cục bộ, thì có thể khai thác mặt tích cực của nó.
- Xin cảm ơn ông!
Những tập đoàn này trước đây chúng ta tái cơ cấu theo nguyên tắc gộp lại thôi. Giờ phải tách ra rõ ràng, vì khâu thí điểm trước đây ta chưa làm chặt chẽ.
Bên cạnh đó tính liên kết ở đây không cao, khả năng phát triển theo quy luật kinh tế không nhiều.
Bối cảnh đó, bây giờ chúng ta phải sắp xếp lại các tập đoàn. Làm thế nào cho nó phát triển đúng quy luật kinh tế, phát huy được tiềm năng, có sự liên kết với nhau và có thể khắc phục được những tồn tại, khiếm khuyết do chúng ta quản lý yếu kém và làm chưa đúng.
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, mà NHTM là trọng tâm, thời gian qua đã phát triển quá nhanh. Điều kiện đảm bảo cho quản lý về vốn chưa chặt chẽ nên xảy ra một số NH kém hiệu quả, hoặc đe dọa an ninh kinh tế, hoặc gây khó khăn cho thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy chúng ta phải sắp xếp lại.
Các ngân hàng (NH) đang bị thiếu hiệu quả, mất thanh khoản và có thể dẫn đến đổ vỡ. Vì thế chúng ta cần tập trung ưu tiên sắp xếp lại NH yếu kém, sau đó cần phải sắp xếp cả hệ thống NH.
- Lâu nay DNNN đã bị gắn với các đánh giá hoạt động thiếu hiệu quả, tiếp cận nguồn tài nguyên rất lớn, tiêu tiền "khủng". Vậy theo ông việc sắp xếp phải thế nào để khắc phục những “bệnh” này?
Cái lớn nhất là chúng ta phải tạo nên một thể chế, quy luật bình đẳng. DN nhà nước cũng như DN bình thường vẫn phải đảm bảo sức cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả.
Như vậy bây giờ cần phải cắt những khoản ưu tiên, ưu đãi không hợp lý đang tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Bên cạnh đó cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong hệ thống DN này, và thước đo của nó chính là hiệu quả kinh tế, sự đóng góp cũng như hiệu quả của đồng vốn, chi phí, sức cạnh tranh.
Trong chủ trương tái cấu trúc lần này có yếu tố nào đảm bảo được những yếu tố đó chưa?
Trong tất cả các hệ thống chính sách điều hành đều phải gắn được với những nội dung ấy.
Theo ông nguồn vốn hiện nay đã phân bổ hợp lý chưa? Nếu chưa chúng ta sẽ phải làm thế nào để giải được bài toán đó?
Phân bổ nguồn vốn hiện nay chưa hợp lý. Có những chỗ chưa hiệu quả lại chưa đưa vốn đến được, ngược lại có chỗ chưa hiệu quả thì ta lại đưa vốn vào, dẫn đến vốn lãng phí.
- Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh nói rằng, vấn đề thiết yếu của Việt Nam hiện nay là phải thực hiện cải cách thể chế về kinh tế, nếu không thì sẽ bị tụt hậu so với Lào và Campuchia. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Đúng như vậy. Vì động lực và niềm tin của nền kinh tế chúng ta còn đang yếu.
Như vậy chúng ta phải cải cách, đổi mới nền kinh tế mạnh mẽ và triệt để hơn, tạo nên động lực, niềm tin, làm thay đổi mạnh mẽ quyết liệt hơn như thời kỳ chúng ta thực hiện đổi mới và hội nhập.
Nếu chúng ta cứ thực hiện kiểu bao cấp, mệnh lệnh, xin cho thì chắc chắn tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của ta vẫn bị thụt lùi.
- Trong khi nguôn vốn còn có hạn nhưng lại xuất hiện quá nhiều ngân hàng. Tại sao lại có nghịch lý như vậy, và việc giải quyết sẽ thế nào, thưa ông?
Cái này báo cáo của Chính phủ đã nói rồi, là thời gian qua NH phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, chất lượng một số NH chưa đảm bảo làm méo mó thị trường tài chính tiền tệ, tạo ra sự ganh đua không hợp lý, như mặt bằng lãi suất, gây rủi ro cho các NH yếu kém, và gây rủi ro cho nền kinh kế, cho DN cũng như cho cả hệ thống NH.
NH có những khuyếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân, không an toàn, làm cho nguồn vốn không vào đúng chỗ, tạo nên lợi ích cục bộ… Những cái này làm cho bản thân NH rất gay go.
Với NH cần phải thực hiện sở hữu chéo. Nếu không vì lợi ích cục bộ, thì có thể khai thác mặt tích cực của nó.
- Xin cảm ơn ông!
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét