Archie Bland (The Guardian) - Dân Làm Báo lược dịch - Internet dễ bị tấn công bởi sự can thiệp của nhà nước, nhưng những người biểu tình đã tìm được cách đi vòng để giải quyết.
Joshua Wong, sinh viên 17 tuổi tại Hồng Kông, đã đối diện với một vấn đề. Bạn sẽ trải nghiệm một phiên bản tương tự: bạn đang tham dự một trận đấu bóng đá hay một buổi biểu diễn và bạn cần phải tìm một người bạn. Nhưng đám đông cũng giống như mạng kết nối bị quá tải làm bạn không thể có được một tín hiệu trên điện thoại của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn không thể gọi được cho ai.
Đối với Wong, vấn đề là nghiêm trọng hơn: anh ta không phải ở trong một trận đấu bóng đá mà lại đóng vai trò thủ lãnh, tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã làm rung chuyển Hongkong trong tuần qua. Và anh đã không chỉ lo lắng mạng sẽ bị quá tải không thôi- anh còn lo rằng nhà nước sẽ chặn kết nối mạng cho những ý đồ của họ.
Những người tranh đấu cho dân chủ kiểm tra điện thoại của họ
trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ảnh: Anthony Kwan / Getty Images
Sự phơi bày của mọi cuộc bất ổn xã hội ngày hôm nay dường như đi kèm với những thay đổi không ngừng của công nghệ. Các cuộc bạo loạn ở London đã được tường thuật trên BlackBerry Messenger. Twitter đã đóng một vai trò thiết yếu trong cách mạng mùa xuân Ả Rập. Khi internet bị chặn, những người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ đã quay sang với Virtual Private Networks. Tuy nhiên, tất cả những phương thức cải tiến ấy đều vô nghĩa nếu không có sự kết nối mạng. Đối với Wong và các đồng bạn của anh tại Hồng Kông, câu trả lời là một ứng dụng cho phép mọi người gửi tin nhắn từ điện thoại đến điện thoại mà không cần phải có mạng kết nối của điện thoại di động, hoặc của internet. Đó là ứng dụng FireChat.
Khi bạn tải FireChat về, nó không có vẻ gì là đặc biệt, cũng giống như một ứng dụng bình thường để trò chuyện online về thể thao và truyền hình. Thực ra công dụng của nó nhiều hơn thế. Nếu mạng internet không sử dụng được, FireChat có thể sử dụng Bluetooth - vốn chỉ là một tín hiệu vô tuyến - để nói chuyện với người dùng gần đó. Những người biểu tình có thể tìm thấy một số điều thỏa mãn với cách hoạt động của hệ thống, gia tăng sức mạnh tựa như một phong trào, hay xem đây là một ý tưởng mới lạ, không phải thông qua một sự áp đặt từ trên xuống, nhưng từ hàng ngàn kết nối nhỏ. Một người mới tham gia sẽ làm tăng phạm vi hoạt động và sức mạnh của mạng lưới. "Thông thường, khi có nhiều người ở một nơi, khả năng kết nối sẽ bị giảm đi." Micha Benoliel, một trong những người sáng tạo của ứng dụng FireChat nói. "Tuy nhiên, với hệ thống của chúng tôi, thì lại ngược lại."
FireChat đã được sử dụng trong các cuộc biểu tình tại Đài Loan, Iran và Iraq, nhưng chưa bao giờ được dùng trên quy mô lớn như ở Hồng Kông. Trong vòng 24 giờ sau khi Wong kêu gọi thành viên phong trào sử dụng nó, FireChat đã có hơn 100.000 đăng ký mới ở Hồng Kông và đã có 800.000 buổi trò chuyện từ đó. Nếu đảng Cộng sản không tìm cách kéo lại, cuộc đời của các đối thủ của chế độ đã dễ thở hơn.
Tất nhiên, người dùng ứng dụng phải nỗ lực để giải quyết việc không có gì bảo đảm rằng nhà nước cũng không chui vào hệ thống kết nối chung ấy. Micha Benoliel khuyến cáo người dùng nên tránh sử dụng tên thật và xem đây là phương tiện để chia sẻ thông tin chứ không phải cho những điều bí mật. Và đó cũng là ý nghĩa về mục tiêu chính xác của ứng dụng: "Nhiệm vụ của chúng tôi luôn luôn là cho tự do ngôn luận, để giúp thông tin để lây lan. Vì vậy, những gì đang xảy ra thật là hoàn hảo."
Nguồn: FireChat – the messaging app that’s powering the Hong Kong protests
Bản tiếng Việt:
Dân Làm Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét